Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bộ tài liệu dạy thêm Văn 7 ngữ liệu ngoài SGK

Bộ tài liệu dạy thêm Ngữ văn 7 sách mới

VnDoc gửi tới các bạn Bộ tài liệu dạy thêm Văn 7 ngữ liệu ngoài SGK dùng chung cho cả 3 sách: Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức, Cánh diều. Tài liệu giúp thầy cô lên giáo án phù hợp với chương trình giảng dạy môn Ngữ văn 7 sách mới. Mời thầy cô tải về xem trọn bộ tài liệu.

BỘ TÀI LIỆU DẠY THÊM VĂN 7 NGỮ LIỆU NGOÀI SGK

DÙNG CHUNG 3 BỘ SÁCH

Bộ tài liệu gồm: 256 trang

STT

NỘI DUNG

TRANG

CHUYÊN ĐỀ 1: RÈN KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU THEO ĐẶC TRƯNG

THỂ LOẠI VĂN 7

1

Truyện ngắn

2

Truyện ngụ ngôn

3

Thơ bốn chữ, năm chữ

4

Truyện khoa học viễn tưởng

5

Nghị luận văn học

6

Văn bản thông tin

7

Truyện ngụ ngôn và tục ngữ

8

Thơ

9

Văn bản nghị luận xã hội

10

Tản văn, tùy bút

11

Văn bản thông tin

CHUYÊN ĐỂ 2: PHẦN THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

1

Bài 1: Ngôn ngữ vùng miền

2

Bài 2: Thực hành tiếng Việt mở rộng trạng ngữ của câu bằng cụm từ.

3

Bài 3: Thực hành Tiếng Việt : Mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm Chủ - vị

4

Bài 4: Các biện pháp tu từ (Phép đối lập, so sánh, câu hỏi tu từ, Nói giảm nói tránh)

5

Bài 5: Ôn tập Số từ - phó từ

6

Bài 6: Ôn tập Tiếng việt Ngữ cảnh và nghĩa của từ ngữ trong ngữ cảnh.

7

Bài 7: Thực hành Tiếng Việt Thành ngữ, nói quá.

8

Bài 8: Ôn tập Tiếng Việt ngữ cảnh và nghĩa của từ trong ngữ cảnh, dấu chấm lửng.

9

Bài 9: Ôn tập tiếng Việt Mạch lạc và liên kết, dấu câu

10

Bài 10. Ôn tập Tiếng Việt Từ Hán Việt, nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng.

11

Bài 11. Ôn tập Tiếng việt Thuật ngữ, biện pháp liên kết và từ liên kết.

CHUYÊN ĐỂ 3: PHẦN TẬP LÀM VĂN

1

Bài 1: Rèn kĩ năng viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử.

2

Bài 2: Rèn kĩ năng viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm.

3

Bài 3: Rèn kĩ năng viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc xong một bài thơ bốn chữ, năm chữ.

4

Bài 4: Rèn kĩ năng viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự vật

5

Bài 5: Rèn kĩ năng viết bài văn thuyết minh về quy tắc luật lệ trong một hoạt động hay trò chơi.

6

Bài 6: Rèn kĩ năng viết bài văn nghị luận về vấn đề trong đời sống.

7

Bài 7: Rèn kĩ năng tóm tắt văn bản theo yêu cầu khác nhau về độ dài.

CHUYÊN ĐỀ 1: RÈN KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU NGỮ LIỆU NGOÀI CHƯƠNG TRÌNH THEO THỂ LOẠI SGK VĂN 7

1. TRUYỆN NGẮN

I. LÍ THUYẾT

1. Tìm hiểu chung về truyện ngắn

Nội dung

Kiến thức

1. Khái niệm

- Truyện: Là một loại tác phẩm văn học kể lại một câu chuyện, có cốt truyện, nhân vật, không gian, thời gian, hoàn cảnh diễn ra các sự việc.

- Đề tài là phạm vi đời sống được phản ánh, thể hiện trực tiếp trong tác phẩm văn học.

2. Đặc điểm của truyện

- Bối cảnh:

+ Bối cảnh lịch sử: Hoàn cảnh xã hội của một thời kì lịch sử.

+ Bối cảnh riêng: Thời gian và địa điểm, quang cảnh cụ thể xảy ra câu chuyện.

Ngôi kể và tác dụng của việc thay đổi ngôi kể:

- Ngôi kể:

+ Ngôi thứ nhất: Xưng tôi.

Tác dụng ngôi kể 1: khiến cho câu chuyện được soi chiếu từ nhiều chiều, trở nên phong phú, hấp dẫn, chứa đựng nhiều ý nghĩa hơn.

+ Ngôi thứ ba: Người kể giấu mặt. Tài liệu của Nhung tây

- Tác dụng ngôi kể thứ 3: Cách kể này giúp người kể có thể kể một cách linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật.

3. Tính cách nhân vật

- Thường được thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, suy nghĩ của nhân vật; qua nhận xét của người kể chuyện và các nhân vật khác.

4. Yêu cầu đọc truyện ngắn

- Xác định những sự việc được kể, đâu là sự việc chính; ngôi kể.

- Nhận biết tính cách nhân vật qua các chi tiết miêu tả ngoại hình, tâm lí, hành động và lời nói. Tài liệu của Nhung tây

- Nhận biết được lời của người kể chuyện và lời của nhân vật; tình cảm của nhà văn.

- Rút ra đề tài, chủ đề của truyện.

- Rút ra được bài học cho bản thân.

II. Luyện tập đề Đọc hiểu về truyện ngắn

1. Dạng đề Đọc – Hiểu ngữ liệu ngoài SGK

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

“Một người đàn ông dừng lại trước cửa hàng bán hoa để đặt mua hoa và gửi điện hoa về cho mẹ, người đang sống cách anh 200 dặm. Khi bước ra khỏi ôtô, anh chú ý đến một bé gái đang ngồi khóc nức nở. Anh đến để hỏi xem có điều gì không ổn và bé gái trả lời: “Con muốn mua tặng một bông hồng đỏ cho mẹ. Nhưng con chỉ có bảy mươi lăm xu, mà một bông hồng giá tớihai đô la.”

Người đàn ông mỉm cười rồi nói: “Lại đây nào, chú sẽ mua cho con một bông hồng”. Anh mua cho bé gái một bông hồng và đặt hoa gửi tặng mẹ anh. Khi họ chuẩn bị đi, anh đề nghị được đưa cô bé về nhà. Bé gái trả lời: “Vâng ạ. Chú có thể dẫn cháu đến gặp mẹ cháu”. Cô bé chỉ đường cho anh tới một nghĩa trang rồi cô đặt bông hồng lên trên một phần mộ mới xây.

Người đàn ông quay lại tiệm hoa, hủy bỏ dịch vụ điện hoa, rồi cầm bó hoa và lái xe hơn 200 dặm để về nhà tặng mẹ anh.

(Trích Quà tặng cuộc sống)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên.

Câu 2. Nêu nội dung chính của văn bản.

Câu 3. Theo em, vì sao người đàn ông ban đầu đã đặt dịch vụ điện hoa gửi về cho mẹ, sau đó hủy bỏ dịch vụ điện hoa, rồi cầm bó hoa và lái xe hơn 200 dặm để về nhà tặng mẹ anh? Tài liệu của Nhung tây

Câu 4. Từ nội dung văn bản ở phần Đọc - hiểu cùng với sự tưởng tượng của mình, em hãy viết một đoạn văn ngắn (3-5 câu) kể tiếp phần sau của câu chuyện đó.

Gợi ý trả lời

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: Tự sự

Câu 2: Câu chuyện kể về tình cảm yêu thương, kính trọng, biết ơn…của những người con dành cho mẹ.

Câu 3:

- Người đàn ông nhớ mẹ đã mua hoa gửi về tặng mẹ vì bận công việc. Nhưng khi chia sẻ với cô bé có mẹ mất sớm thì anh nhận ra tình yêu người con dành cho mẹ không chỉ là những bông hoa hoa mà còn là nỗi nhớ thương. Anh thay đổi quyết định ban đầu, muốn tự lái xe về nhà để gặp mẹ vì anh nhận thấy khi còn mẹ là niềm hạnh phúc nhất và thứ mẹ anh muốn là được gặp anh chứ không phải chỉ đơn giản là những thứ vật chất.

Câu 3

- Học sinh có thể tưởng tượng linh hoạt phần kết truyện phù hợp với diễn biến có sẵn của câu chuyện.

- Trong phần kể của học sinh kể linh hoạt nhưng cần thể hiện được một số nội dung cơ bản để toát lên tình cảm của con dành cho mẹ và mẹ dành cho con. Từ đó cho thấy tình mẫu tử vô cùng thiêng liêng….

- Tình cảm yêu kính của người con (người đàn ông) đi hai trăm cây số để về thăm mẹ như thế nào?

- Cảm xúc của người mẹ như thế nào khi thấy con về ….

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi bên dưới:

ĐÔI TAI CỦA TÂM HỒN

Một cô bé vừa gầy vừa thấp bị thầy giáo loại khỏi dàn đồng ca. Cũng chỉ tại cô bé ấy lúc nào cũng chỉ mặc mỗi bộ quần áo vừa bẩn, vừa cũ lại vừa rộng nữa. Cô bé buồn tủi ngồi khóc một mình trong công viên. Cô bé nghĩ: Tại sao mình lại không được hát? Chẳng lẽ mình hát tồi đến thế sao? Cô bé nghĩ mãi rồi cô cất giọng hát khe khẽ. Cô bé cứ hát hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả mới thôi.

- Cháu hát hay quá, một giọng nói vang lên: “Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ, cháu đã cho ta cả một buổi chiều thật vui vẻ”. Cô bé ngẩn người. Người vừa khen cô bé là một ông cụ tóc bạc trắng. Ông cụ nói xong liền chậm rãi bước đi.

Hôm sau, khi cô bé tới công viên đã thấy ông già ngồi ở chiếc ghế đá hôm trước. Khuôn mặt hiền từ mỉm cười chào cô bé. Cô lại hát, cụ già vẫn chăm chú lắng nghe. Ông vỗ tay lớn: “Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ của ta, cháu hát hay quá!” Nói xong cụ già lại một mình chậm rãi bước đi. Như vậy, nhiều năm trôi qua, cô bé giờ đây đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng. Cô gái vẫn không quên cụ già ngồi tựa lưng vào thành ghế đá trong công viên nghe cô hát. Một buổi chiều mùa đông, cô đến công viên tìm cụ nhưng ở đó chỉ còn lại chiếc ghế đá trống không. Cô hỏi mọi người trong công viên về ông cụ:

- Ông cụ bị điếc ấy ư? Ông ấy đã qua đời rồi, một người trong công viên nói với cô.

Cô gái sững người, bật khóc. Hóa ra, bao nhiêu năm nay, tiếng hát của cô luôn được khích lệ bởi một đôi tai đặc biệt: đôi tai của tâm hồn. Tài liệu của Nhung tây

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?

Câu 2. Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Nêu tác dụng?

Câu 3. Tình huống bất ngờ trong câu chuyện là sự việc nào?

Câu 4. Ý nghĩa mà câu chuyện gửi tới chúng ta là gì?

Gợi ý trả lời

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: Tự sự:

Câu 2. Ngôi kể: Thứ ba.

- Tác dụng: Làm cho câu chuyện khách quan, hay hơn.

Câu 3. Tình huống bất ngờ trong câu chuyện: Cô gái sững người khi nhận ra người bấy lâu nay luôn khích lệ, động viên cho giọng hát của cô lại là một ông cụ bị điếc.

Câu 4. Ý nghĩa câu chuyện gửi tới người đọc:

- Trước khó khăn, thử thách, con người cần có niềm tin, nghị lực vượt lên hoàn cảnh để chiến thắng hoàn cảnh.

- Truyện còn đề cao sức mạnh của tình yêu thương con người.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

Trong một tiết dạy vẽ, cô giáo bảo các em học sinh lớp 1 vẽ về điều gì làm các em thích nhất trong đời. Cô giáo thầm nghĩ "Rồi các em cũng lại vẽ những gói quà, những ly kem hoặc những món đồ chơi, quyển truyện tranh". Thế nhưng cô đã hoàn toàn ngạc nhiên trước một bức tranh lạ của một em học sinh Douglas: bức tranh vẽ một bàn tay.

Nhưng đây là bàn tay của ai? Cả lớp bị lôi cuốn bởi một hình ảnh đầy biểu tượng này. Một em phán đoán "Đó là bàn tay của bác nông dân". Một em khác cự lại "Bàn tay thon thả thế này phải là bàn tay của một bác sĩ phẫu thuật....". Cô giáo đợi cả lớp bớt xôn xao dần rồi mới hỏi tác giả. Douglas cười ngượng nghịu "Thưa cô, đó là bàn tay của cô ạ!".

Cô giáo ngẩn ngơ. Cô nhớ lại những phút ra chơi thường dùng bàn tay để dắt Douglas ra sân, bởi em là một cô bé khuyết tật, khuôn mặt không đuợc xinh xắn như những đứa trẻ khác, gia cảnh từ lâu lâm vào tình cảnh ngặt nghèo. Cô chợt hiểu ra rằng tuy cô vẫn làm điều tương tự với các em khác, nhưng hóa ra đối với Douglas bàn tay cô lại mang ý nghĩa sâu xa, một biểu tượng của tình yêu thương.

Top of Form

(Trích Bàn tay yêu thương, NXB Trẻ, 2004)

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?

Câu 2: Tìm biện pháp tu từ so sánh ở đoạn cuối và cho biết kiểu so sánh gì?

Câu 3: Nêu nội dung của văn bản? Tài liệu của Nhung tây

Câu 4: Bài học rút ra cho bản thân em qua câu chuyện?

Câu 5: Trong câu chuyện trên, nhân vật Đắc-gờ-lốt được miêu tả như thế nào? Bức tranh Đắc-gờ-lốt vẽ có gì khác lạ so với tranh của các bạn?

Câu 6: Vì sao bức tranh ấy lại được coi là “một biểu tượng của tình yêu thương”?

Câu 7: “Cô chợt hiểu ra rằng tuy cô vẫn làm điều tương tự với các em khác, nhưng hoá ra với Đắc-gờ-lốt, bàn tay cô lại mang ý nghĩa sâu xa, một biểu tượng của tình yêu thương”.

Còn em từ câu chuyện trên, em hiểu ra điều gì? Em thấy mình cần phải làm gì khi gặp những người khuyết tật, những người có hoàn cảnh bất hạnh trong cuộc sống?

GỢI Ý TRẢ LỜI:

Câu 1: Phương thức biểu đạt chinh được sử dụng trong văn bản: Tự sự.

Câu 2: Khuôn mặt không đuợc xinh xắn như những đứa trẻ khác.

- So sánh không ngang bằng

Câu 3: Nội dung: Câu ca ngơi ý nghĩa lớn lao của tình yêu thương , nó sẽ là nguồn động viên an ủi để những người bất hạnh có động lực vươn lên trong cuộc sống.

Câu 4: Bài học: cần có tình yêu thương , đặc biệt là đối với những người bất hạnh.

Câu 5: Nhân vật Đắc-gờ-lốt được miêu tả qua các chi tiết: là một cô bé khuyết tật,

khuôn mặt không được xinh xắn như những đứa trẻ khác, gia cảnh từ lâu lâm vào tình cảnh ngặt nghèo.

- Các bạn em vẽ những gói quà, li kem hoặc những món đồ chơi mà các bạn yêu thích, còn bức trnah em vẽ là một bàn tay. Đó là một bức tranh rất khác lạ gây tò mò cho cả lớp

HS có thể viết thành đoạn hoặc thể hiện riêng từng ý, có thể có nhiều

cảm nhận nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:

Câu 6: Bức tranh được coi là biểu tượng của tình yêu thương vì:

- Bức tranh vẽ điều mà Đắc-gờ-lốt yêu thích nhất: bàn tay cô giáo;

- Bức tranh bày tỏ lòng biết ơn, tình yêu thương của Đắc-gờ-lốt tới cô giáo;

- Bức tranh thể hiện tình cảm, sự dìu dắt yêu thương của cô giáo dànhcho học sinh của mình.

Câu 7. Học Sinh tự do thể hiện điều ý nghĩa mà mình cảm nhận được từ câu chuyện

- Việc cần làm với những người khuyết tật, những người có hoàn cảnh khó khăn là không kì thị, xa lánh, luôn cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ họ….

Tài liệu vẫn còn dài, mời các bạn tải về tham khảo trọn bộ

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm

    Ngữ văn lớp 7

    Xem thêm