Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

500 câu trắc nghiệm Ngữ văn 8 Kết nối tri thức học kì 1

Trắc nghiệm Văn 8 Kết nối tri thức có đáp án

VnDoc gửi tới các bạn 500 câu trắc nghiệm Ngữ văn 8 Kết nối tri thức học kì 1 có đáp án giúp các bạn ôn tập, củng cố kiến thức, học tốt môn Ngữ văn 8 hơn. Mời các bạn tải về tham khảo chi tiết.

BÀI 1: CÂU CHUYỆN CỦA LỊCH SỬ

LÁ CỜ THÊU SÁU CHỮ VÀNG (TRÍCH, NGUYỄN HUY TƯỞNG)

(30 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (12 CÂU)

Câu 1: Truyện lịch sử là gì?

A. Là tác phẩm truyện tái hiện những sự kiện, nhân vật ở một thời kì, một giai đoạn cụ thể.

B. Là những gì xảy ra trong quá khứ.

C. Là một chuỗi các sự kiện xảy ra trong hiện tại và tương lai.

D. Là tình hình chính trị của quốc gia, dân tộc.

Câu 2: Tác giả của “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” là ai?

A. Nguyễn Huy Tưởng.

B. Xuân Diệu.

C. Tố Hữu.

D. Nguyễn Du.

Câu 3: Đâu là quê hương của Nguyễn Huy Tưởng?

A. Hồ Chí Minh.

B. Nghệ An.

C. Quảng Ninh.

D. Hà Nội.

Câu 4: Phong cách sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng?

A. Nguyễn Huy Tưởng có thiên hướng khai thác đề tài lịch sử.

B. Nguyễn Huy Tưởng luôn hướng về những người nghèo, những người bất hạnh.

C. Nguyễn Huy Tưởng đề cao giá trị con người.

D. Nguyễn Huy Tưởng là nhà tư tưởng lớn, thấm sâu tư tưởng đạo lý Nho gia.

Câu 5: Xuất xứ của tác phẩm “Lá cờ thêu sáu chữ vàng”?

A. Trích phần 1 của tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng.

B. Trích phần 2 của tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng.

C. Trích phần 3 của tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng.

D. Trích phần 4 của tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng.

Câu 6: Nhân vật chính trong tác phẩm “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” là ai?

A. Văn Hoài.

B. Trần Quốc Tuấn.

C. Hưng Đạo Vương.

D. Trần Quốc Toản.

Câu 7: “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” sáng tác năm bao nhiêu?

A. 1942.

B. 1960.

C. 1946.

D. 1961.

Câu 8: “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” gồm bao nhiêu phần?

A. 16 phần.

B. 17 phần.

C. 18 phần.

D. 19 phần.

Câu 9: Trần Quốc Toản là một thiếu niên sớm mồ côi mẹ đúng hay sai?

A. Đúng.

B. Sai.

Câu 10: Giặc Nguyên có âm mưu gì đối với nước ta?

A. Cấu kết với nước ta xâm chiếm nước khác.

B. Thông thương với nước ta.

C. Giúp đỡ nước ta.

D. Xâm chiếm nước ta.

Câu 11: Trần Quốc Toản xin gặp vua để làm gì?

A. Để xin vua ra lệnh hòa hoãn.

B. Để xin vua ra lệnh đầu hàng.

C. Để xin vua ra lệnh đánh giặc.

D. Để xin vua ra lệnh rút lui.

Câu 12: Gặp được vua, Trần Quốc Toản đã nói gì với vua?

A. Xin quan gia cho đánh! Cho giặc mượn đường là mất nước.

B. Xin quan gia suy xét! Cho giặc mượn đường là mất nước.

C. Xin quan gia cảnh giác! Cho giặc mượn đường là mất nước.

D. Xin quan gia cân nhắc! Cho giặc mượn đường là mất nước.

II. THÔNG HIỂU (12 CÂU)

Câu 1: Câu chuyện dựa trên bối cảnh lịch sử nào?

A. Cuộc kháng chiến chống Pháp.

B. Cuộc kháng chiến chống Mỹ.

C. Cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên xâm lược lần thứ hai.

D. Cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên xâm lược lần thứ nhất.

Câu 2: Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản có tâm trạng như thế nào khi phải đứng trên bờ nhìn quang cảnh một sự kiện đặc biệt đang diễn ra ở bến Bình Than?

A. Vô cùng ấm ức, vừa hờn vừa tủi.

B. Vui mừng, hạnh phúc.

C. Buồn bã, do dự.

D. Tất cả các đáp án trên đều sai.

Câu 3: Quang cảnh, không khí ở bến Bình Than – nơi diễn ra hội nghị quan trọng như thế nào?

A. Đầy những thuyền lớn của các vương hầu về hội sư, các vị vương chức quyền cao nhất của triều đình, thuyền ngự, không khí trang nghiêm, tĩnh mịch.

B. Đầy những thuyền lớn nhỏ, cờ, hoa và biểu ngữ, không khí vui tươi, hân hoan.

C. Tấp nập người qua lại, nhộn nhịp, không khí mới lạ đầy thú vị.

D. Đầy những thuyền lớn của vua quan, không khí vui vẻ.

Câu 4: Tác phẩm khai thác những gương mặt tiêu biểu nào?

A. Thúy Kiều, Thúy Vân, Sở Khanh.

B. Sơn Tinh, Thủy Tinh.

C. Mị Châu, Trọng Thủy.

D. Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật.

Câu 5: Điều gì sẽ xảy ra khi Hoài Văn có hành động vượt khuôn phép?

A. Hoài Văn sẽ được gặp vua.

B. Hoài Văn sẽ bị binh lính bắt giữ.

C. Hoài Văn sẽ chết.

D. Đáp án A,C đúng.

Câu 6: Tại sao binh lính lại để cho Hoài Văn đứng ở bến Bình Than từ sáng?

A. Vì họ sợ Hoài Văn.

B. Vì họ không quan tâm đến Hoài Văn.

C. Vì họ nể Hoài Văn là một vương hầu.

D. Vì họ sợ vua chém đầu.

Câu 7: Hưng Võ Vương, Hưng Trí Vương, Hưng Hiếu Vương – các con trai của Hưng Đạo Vương hơn Hoài Văn bao nhiêu tuổi?

A. 3 tuổi.

B. 4 tuổi.

C. 5 tuổi

D. Dăm 6 tuổi.

Câu 8: Hoài Văn có hành động gì khi không chịu được cảnh chờ đợi?

A. Liều mạng xô mấy người lính Thánh Dực ngã chúi, xăm xăm xuống bến.

B. Mắt trừng lên một cách điên dại: “Không buông ra, ta chém!”.

C. Mặt đỏ bừng bừng, quát binh lính.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 9: Hoài Văn giải thích như thế nào về hành động liều mạng của mình?

A. Khi có quốc biến, đến đứa trẻ cũng phải lo.

B. Vua lo thì thần tử cũng phải lo.

C. Tuy Hoài Văn chưa đến tuổi dự bàn việc nước nhưng chàng không phải giống cỏ cây nên không thể ngồi yên được.

D. Tất cả các đáp đều đúng.

Câu 10: Chọn câu không đúng trong các câu dưới đây

A. Trần Quốc Toản là thiếu niên anh hùng, sau này chính là Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.

B. Trần Quốc Toản là anh vua Trần Nhân Tông, tham gia kháng chiến chống giặc Nguyên.

C. Trần Quốc Toản là con trai vua Trần Nhân Tông, tham gia kháng chiến chống giặc Nguyên.

D. Trần Quôc Toản là em vua Trần Nhân Tông, tham gia kháng chiến chống giặc Nguyên.

Câu 11: Vì sao vua không những tha tội mà còn ban cho Quốc Toản cam quý?

A. Vì Quốc Toản là em trai vua nên có thể tha thứ được.

B. Vì vua cho rằng quốc toản còn nhỏ tuổi nên nông nổi.

C. Vì vua thấy Quốc Toản còn nhỏ mà có chí lớn.

D. Vì Quốc Toản thuộc tôn thất.

Câu 12: Thái độ của Trần Quốc Toản đối với quân Nguyên ra sao trước âm mưu xâm chiếm đất nước?

A. Vô cùng căm giận.

B. Vô cùng xấu hổ.

C. Vô cùng sợ hãi.

D. Vô cùng tủi nhục.

III. VẬN DỤNG (4 CÂU)

Câu 1: Trong “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” có chi tiết vua Thiệu Bảo cầm lấy một quả cam sành chin mọng rồi ban cho Hoài Văn. Việc Hoài Văn vô tình bóp nát quả cam thể hiện điều gì?

A. Thể hiện chàng là người yêu nước, căm thù giặc.

B. Thể hiện chàng là một người có sức mạnh vô cùng to lớn.

C. Phản xạ tự nhiên của Hoài Văn.

D. Chàng không sợ vua.

Câu 2: Nét tính cách nào của Trần Quốc Toản được thể hiện qua lời đối thoại “Xin quan gia cho đánh! Cho giặc mượn đường là mất nước” với vua?

A. Nóng nảy, tự ái, hờn tủi của một thanh niên mới lớn.

B. Dũng cảm, giàu lòng yêu nước, dám hi sinh cả mạng sống vì dân tộc của mình.

C. Ham học hỏi, trọng tình nghĩa.

D. Tất cả các đáp án trên đều sai.

Câu 3: Chứng kiến hành động và nghe lời tâu bày của Trần Quốc Toản, vua Thiệu Bảo có thái độ và cách xử lí như thế nào? Thái độ và cách xử lí đó cho thấy điều gì ở vị vua này?

A. Vua khen ngợi Trần Quốc Toản còn trẻ mà có chí lớn và ban tặng chàng một quả cam quý. Điều đó thể hiện vua là một người anh minh, công bằng, biết trọng dụng người tài.

B. Vua phê bình Trần Quốc Toản còn trẻ người non dạ. Điều đó thể hiện vua là một người anh minh, biết cách nhìn người.

C. Vua tha tội chết cho Trần Quốc Toản và cho rằng chàng còn nông nổi, không nên ra trận đánh giặc.

D. Đáp án B,C đúng.

Câu 4: Có ý kiến cho rằng “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng là tác phẩm gắn liền với nhiều thế hệ thiếu nhi. Tác phẩm xoay quanh nhân vật chính Trần Quốc Toản, người anh hùng nhỏ tuổi với khát khao mãnh liệt “Phá cường địch báo hoàng ân”. Theo em, ý kiến này đúng hay sai?

A. Đúng.

B. Sai.

IV. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống “Tuy tuổi đời còn trẻ nhưng tính cách quyết đoán, gan dạ và khí phách anh hùng dòng dõi nhà Trần của Hoài Văn Hầu…đã được bộc lộ rõ qua từng suy nghĩ, hành động, cử chỉ”.

A. Trần Quốc Tuấn.

B. Trần Quốc Toản.

C. Trần Nhân Tông.

D. Thiệu Bảo.

Câu 2: “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” mang lại cho em những cảm xúc gì?

A. Sống lại không khí hào hùng trong công cuộc chống giặc ngoại xâm của cha ông ta thuở trước.

B. Biết ơn, tự hào về truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta.

C. Có tinh thần trách nhiệm đối với đất nước.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

B. ĐÁP ÁN

I. NHẬN BIẾT (12 CÂU)

1. A

2. A

3. D

4. A

5. D

6. C

7. B

8. C

9. B

10. D

11. C

12. A

II. THÔNG HIỂU (12 CÂU)

1. C

2. A

3. A

4. D

5. B

6. C

7. D

8. D

9. D

10. D

11. C

12. A

III. VẬN DỤNG (4 CÂU)

1. A

2. B

3. A

4. A

IV. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

1. B

2. D

BÀI 1: CÂU CHUYỆN CỦA LỊCH SỬ

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: BIỆT NGỮ XÃ HỘI (25 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Thế nào là biệt ngữ xã hội?

A. Là từ ngữ được dùng trong một tầng lớp nhất định.

B. Là từ ngữ chỉ được dùng duy nhất ở một địa phương.

C. Là từ ngữ được dùng trong tất cả các tầng lớp xã hội.

D. Là từ ngữ được dùng trong tất cả các tầng lớp nhân dân.

Câu 2: Đặc điểm của biệt ngữ xã hội là gì?

A. Từ ngữ được toàn dân đều biết và hiểu.

B. Phạm vi sử dụng trong một địa phương nhất định.

C. Là một bộ phận từ ngữ có đặc điểm riêng thể hiện ở ngữ âm, ngữ nghĩa.

D. Từ ngữ được ít người biết đến và sử dụng.

Câu 3: Khi sử dụng biệt ngữ xã hội cần chú ý điều gì?

A. Không nên quá lạm dụng biệt ngữ xã hội.

B. Tùy hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp mà sử dụng biệt ngữ xã hội cho phù hợp.

C. Không phải từ nào đối tượng giao tiếp cũng có thể hiểu được biệt ngữ xã hội.

D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.

Câu 4: Các từ ngữ “bá, má, bầy tui…” là biệt ngữ xã hội đúng hay sai?

A. Sai.

B. Đúng.

Câu 5: Trường hợp nào có thể sử dụng biệt ngữ xã hội?

A. Khi viết đơn xin phép nghỉ học gửi lên Ban giám hiệu.

B. Khi tham gia thi thuyết trình trên phạm vi toàn quốc.

C. Sử dụng trong thơ văn, những sáng tác văn học.

D. Khi trao đổi, trò chuyện với người địa phương.

Câu 6: Khi sử dụng biệt ngữ xã hội trong giao tiếp, cần chú ý đến những vấn đề gì?

A. Địa vị của người được giao tiếp trong xã hội.

B. Nghề nghiệp và đơn vị công tác của người được giao tiếp.

C. Hoàn cảnh đối tượng giao tiếp, tình huống giao tiếp.

D. Cách thức và mục đích giao tiếp.

Câu 7: Biệt ngữ xã hội nên sử dụng trong những hoàn cảnh nào?

A. Trong khẩu ngữ.

B. Trong thơ văn.

C. Trong giao tiếp hàng ngày.

D. Đáp án A,B đúng.

Câu 8: Để tránh lạm dụng biệt ngữ xã hội, chúng ta cần làm gì?

A. Sử dụng trong giao tiếp hàng ngày.

B. Cần tìm hiểu các từ ngữ toàn dân có nghĩa tương ứng để sử dụng khi cần thiết.

C. Chỉ sử dụng trong một số ngành nghề.

D. Sử dụng trong một phạm vi rộng lớn.

Câu 9: Đâu là biệt ngữ của những người theo đạo Thiên Chúa?

A. Trẫm, long bào, phi tần.

B. Rụng, táp.

C. Thánh, nữ tu, ông quản.

D. Chi, mô, răng rứa.

Câu 10: Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội khác nhau ở điểm nào?

A. Phạm vi của từ ngữ địa phương rộng hơn biệt ngữ xã hội.

B. Phạm vi của từ ngữ địa phương hẹp hơn biệt ngữ xã hội.

C. Biệt ngữ xã hội có thể sử dụng ở mọi tầng lớp, từ ngữ địa phương chỉ sử dụng trong một tầng lớp nhất định.

D. Cả 3 đáp án trên đều sai.

II. THÔNG HIỂU (10 CÂU)

Câu 1: Các từ ngữ hoàng thượng, hoàng hậu, phi tần, quan thương thư, công chúa, hoàng tử thuộc loại nào trong các loại biệt ngữ dưới đây?

A. Biệt ngữ của nhân dân lao động.

B. Biệt ngữ của vua quan và những người trong hoàng tộc dưới chế độ phong kiến.

C. Biệt ngữ của những người thượng lưu giàu có trong xã hội tư bản chủ nghĩa.

D. Biệt ngữ của giai cấp chủ nô trong xã hội chiếm hữu nô lệ.

Câu 2: Tìm biệt ngữ xã hội trong câu “Chán quá, hôm nay mình phải nhận con ngỗng cho bài tập làm văn”.

A. Ngỗng.

B. Chán.

C. Mình.

D. Bài tập làm văn.

Câu 3: Giải thích ý nghĩa của từ “hầu”

A. Tước thứ hai, sau tước công trong bậc thang tước hiệu thời phong kiến.

B. Quân sĩ bảo vệ vua.

C. Từ dùng để chỉ nhà vua.

D. Cả 3 đáp án trên đều sai.

Câu 4: Biệt ngữ xã hội dùng trong những tầng lớp nào?

A. Tầng lớp học sinh, sinh viên.

B. Tầng lớp các tôn giáo.

C. Tầng lớp phong kiến xưa.

D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.

Câu 5: Biệt ngữ nào dưới đây không phải của vua quan trong triều đình phong kiến?

A. Trẫm.

B. Khanh.

C. Trúng tủ.

D. Long thể.

Câu 6: Biệt ngữ của học sinh, sinh viên là

A. Trượt vỏ chuối.

B. Trúng tủ.

C. Ngỗng.

D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.

Câu 7: Biệt ngữ của lưu manh, trộm cắp ở thành phố (thời bao cấp) là

A. Gậy, ngỗng, trúng tủ,...

B. Chọi, choai, xế lô, táp lô…

C. Trẫm, khanh, long bào…

D. Đáp án A, C đúng.

Câu 8: Các từ ngữ “bá, má, bầy tui…” là biệt ngữ xã hội đúng hay sai?

A. Đúng.

B. Sai.

Câu 9: Biệt ngữ xã hội có nghĩa là trang phục của vua chúa?

A. Thuyền ngự.

B. Binh lính.

C. Y phục.

D. Long bào.

Câu 10: Giải thích ý nghĩa của biệt ngữ “thiên tử”

A. Con của trời, xưa dùng để chỉ nhà vua.

B. Thuyền của nhân dân dùng để đánh bắt cá.

C. Con người.

D. Chỉ cái chết.

III. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Chỉ ra biệt ngữ xã hội trong đoạn hội thoại sau đây

- Nam, dạo này tớ thấy Hoàng buồn buồn, ít nói. Cậu có biết lý do vì sao không?

- Tớ cũng hem biết vì sao cậu ơi.

A. Buồn buồn.

B. Vì sao.

C. Hem.

D. Dạo này.

Câu 2: Tìm biệt ngữ xã hội trong đoạn văn sau đây

“Thuyền của các vị đại vương chức trọng quyền cao nhất của triều đình đều ở gần thuyền ngự. Thuyền ngự cao lớn hơn cả, chạm thành hình một con rồng lớn rực rỡ son vàng, hai bên mạn dàn bày cờ quạt, tàn vàng, tán tỉa và đồ nghi trượng của đấng thiên tử”.

A. Thuyền ngự, đại vương, triều đình, nghi trượng, thiên tử.

B. Thuyền ngự, nghi trượng, thiên tử.

C. Chức trọng.

D. Son vàng, cờ quạt, tán tỉa.

Câu 3: “Trúng tủ, hắn nghiễm nhiên đạt điểm cao nhất lớp”. Từ trúng tủ có nghĩa là gì? Tầng lớp nào sử dụng từ ngữ này?

A. Từ “trúng tủ” có nghĩa là ôn trúng những gì mình đã đoán được, làm trúng bài khi thi cử, kiểm tra.

B. Từ “trúng tủ” có nghĩa là ôn trúng những gì mình đã đoán được, làm trúng bài khi thi cử, kiểm tra. Đây là từ ngữ học sinh hay sử dụng.

C. Từ “trúng tủ” có nghĩa là thi trượt, sử dụng ở tầng lớp học sinh, sinh viên.

D. Cả 3 đáp án trên đều sai.

IV. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Tầng lớp nào thường sử dụng những biệt ngữ in đậm trong 2 câu sau

- Chán quá, hôm nay mình phải nhận con ngỗng cho bài tập làm văn.

- Trúng tủ, hắn nghiễm nhiên đạt điểm cao nhất lớp.

A. Học sinh, sinh viên.

B. Nông dân.

C. Công nhân.

D. Trí thức.

Câu 2: Cho đoạn văn sau

“Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến... Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà. Tôi cũng cười đáp lại cô tôi: - Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về”.

(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)

Tại sao trong đoạn văn này có chỗ tác giả dùng từ mẹ, có chỗ lại dùng từ mợ?

A. Mẹ và mợ là hai từ đồng nghĩa.

B. Vì trước Cách mạng tháng Tám 1945, tầng lớp thị dân tư sản thời Pháp thuộc gọi mẹ là mợ.

C. Dùng mẹ vì đó là lời kể của tác giả với đối tượng là độc giả, dùng mợ vì đó là lời đáp của chú bé Hồng khi đối thoại với người cô, giữa họ cùng một tầng lớp xã hội.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Tài liệu còn dài, mời các bạn tải về xem trọn bộ

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 8 Kết nối tri thức

    Xem thêm