Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Các mức độ nhận thức trong thiết kế ma trận và đề kiểm tra định kì theo TT 22

Các mức độ nhận thức trong thiết kế ma trận và đề kiểm tra định kì

Các mức độ nhận thức trong thiết kế ma trận và đề kiểm tra định kì theo TT 22 bao gồm 4 mức độ và cách ra đề thi cho từng mức độ giúp các thầy cô hiểu và biết cách ra đề thi giữa và cuối học kì các lớp theo Thông thư 22 hiệu quả. Mời các thầy cô tham khảo chi tiết.

Các đề thi sẽ được đánh giá và thiết kế theo 03 mức độ theo thông tư 27 mới nhất. Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT quy định về đánh giá học sinh tiểu học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành được ban hành ngày 04/09/2020, giúp các giáo viên đánh giá, nhận xét học sinh Tiểu học theo quy định đúng nhất.

Một trong những điều đổi mới nổi bật trong Thông tư 27/2020/TT - BGDĐT là các câu hỏi/bài tập trong bài kiểm tra định kỳ, được thể hiện bằng 03 mức độ thay vì 04 mức độ như hiện hành theo Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT, nhằm đảm bảo thống nhất với cách tiếp cận của các cấp học trên và các nước tiên tiến trên thế giới và tạo thuận lợi cho giáo viên trong quá trình biên soạn các câu hỏi/bài tập để xây dựng đề kiểm tra định kỳ.

Quy trình xây dựng các câu hỏi, bài tập theo các mức độ như sau:

  • Bước 1. Xác định mục tiêu học tập và dự kiến câu hỏi, bài tập theo mục tiêu.
  • Bước 2. Xây dựng các đáp án có thể chấp nhận được và các đáp án sai mà học sinh (HS) thường mắc phải. Thông thường, sẽ có 3 loại lỗi thường gặp khi HS giải quyết một vấn đề là: lỗi lưu trữ thông tin sai, xử lí thông tin, lỗi chú ý.
  • Bước 3. Xác định những yếu tố khó của bài này; cách HS tiếp cận các yếu tố đó; dự kiến các bước để HS tiến hành làm bài như thế nào.
  • Bước 4. Tùy theo yêu cầu về mức độ câu hỏi và mục tiêu, có thể tăng hoặc giảm độ khó bằng cách tăng hay giảm thông tin trong câu hỏi.

Mời các bạn tham khảo: Hướng dẫn ra đề kiểm tra định kỳ môn Toán lớp 1 theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT

...............................

Một số điểm cần lưu ý chung

1. Đề KTĐK được thiết kế theo 4 mức độ:

- Mức 1: Nhận biết, nhắc lại được kiến thức, kĩ năng đã học.

- Mức 2: Hiểu kiến thức, kĩ năng đã học. trình bày, giải thích được kiến thức theo cách hiểu của cá nhân.

- Mức 3: Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn dề quen thuộc, tương tự trong học tập, cuộc sống.

- Mức 4: Vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề mới hoặc đưa ra những phản hồi hợp lý trong học tập, cuộc sống một cách linh hoạt.

2. Những căn cứ để xác định các mức độ nhận thức:

Căn cứ vào Chuẩn KTKN của chương trình tiểu học:

- Kiến thức nào mà CKTKN ghi là Biết được thì xác định ở mức độ Nhận biết (M1).

- Kiến thức nào mà CKTKN ghi là Hiểu được và có yêu cầu giải thích, phân biệt, so sánh,...dựa trên các kiến thức trong SGK thì được xác định ở mức độ Thông hiểu (M2).

- Kiến thức nào mà CKTKN ghi là Hiểu được nhưng yêu cầu nêu, kể lại, nói ra,...ở mức độ nhớ, thuộc các kiến thức trong SGK thì xác định ở mức độ Nhận biết (M1).

- Kiến thức nào mà CKTKN ghi ở phần Kĩ năng hoặc yêu cầu rút ra kết luận, bài học,...thì xác định là mức độ Vận dụng (M3).

- Kiến thức, kĩ năng kết hợp giữa phần Biết được và phần Kĩ năng làm được... thì có thể xác định ở mức độ Vận dụng (M3).

- Kiến thức, kĩ năng kết hợp giữa phần Hiểu được và phần Kĩ năng thiết kế, xây dựng... trong những hoàn cảnh mới, thì được xác định ở mức độ Vận dụng nâng cao (M4).

Các mức độ thiết kế ma trận đề thi theo Thông tư 22

Mức độ 1

Mức độ 1 (nhận biết) được định nghĩa là sự nhớ, thuộc lòng, nhận biết được và có thể tái hiện lại các dữ liệu, các sự việc đã biết hoặc đã học trước đây. Điều đó có nghĩa là một học sinh có thể nhắc lại một loạt dữ liệu, từ các sự kiện đơn giản đến các khái niệm lí thuyết, tái hiện trong trí nhớ những thông tin cần thiết. Đây là mức độ hành vi thấp nhất đạt được trong lĩnh vực nhận thức.

Các động từ

thường dùng

Các câu hỏi gợi ý

Những sản phẩm

Kể, liệt kê, nêu tên,

xác định, viết, tìm,

nhận ra,...

Điều gì xảy ra sau khi...?

Có bao nhiêu ...?

Ai là người.../

Cái gì ....?

Em có thể kể tên...?

Em có thể nhớ lại, viết

những gì đã xảy ra ...?

Nói với ai..?

Tìm nghĩa của ...?

Câu nào đúng hay sai...?

Liệt kê các biểu hiện chính...

Lập biểu thời gian các sự kiện...

Nhận biết các sự kiện, nội dung...

Lập danh sách các thông tin...

Kể tên các nhân vật... trong câu

chuyện.

Lập biểu đồ thể hiện...

Viết các chữ số...

Đọc thuộc lòng...

Trích dẫn 1 câu ... từ bài thơ

2. Mức độ 2

Mức độ 2 (thông hiểu) được định nghĩa là khả năng nắm bắt được ý nghĩa của tài liệu. Học sinh hiểu được các khái niệm cơ bản, có khả năng giải thích, diễn đạt được kiến thức đã học theo ý hiểu của mình và có nêu câu hỏi và trả lời được các câu hỏi tương tự hoặc gần vớ các ví dụ đã được học trên lớp. Điều đó có thể được thể hiện bằng việc chuyển tài liệu từ dạng này sang dạng khác (từ các ngôn từ sang số liệu....), bằng cách giải thích được tài liệu (giải thích hoặc tóm tắ), mô tả theo ngôn từ của cá nhân. Hành vi ở mức độ này cao hơn so với mức độ nhận biết.

Các động từ

thường dùng

Các câu hỏi gợi ý

Những sản phẩm

Giải thích, diễn giải,

phác thảo, thảo luận,

phân biệt, dự đoán

khẳng định lại, so

sánh, mô tả

Em có thể viết bằng chính ngôn từ của mình...?

Em có thể viết một đoạn...?

Em nghĩ điều gì có thể xảy ra tiếp theo...?

Ý tưởng chính của... là gì ...?

Em hãy giải thích ...?

Em có thể phân biệt giữa...?

Em có thể so sánh...?

Thông tin này liệu có ích

không nếu ...?

Cắt hoặc vẽ tranh để thể hiện một sự kiện nào đó.

Làm rõ những gì em cho là ý chính.

Làm một mẫu hoạt hình thể hiện chuỗi các sự kiện.

Kể lại câu chuyện bằng chính ngôn từ của em.

Vẽ một bức tranh thể hiện một khía cạnh nào đó mà em ưa thích…

Viết một báo cáo tóm tắt về một sự kiện.

Chuẩn bị một biểu đồ thể hiện chuỗi

các sự kiện. Em có thể đưa ra một ví dụ làm rõ ý..?

Em có thể mô tả một ý chính...?

3. Mức độ 3

Mức độ 3 là biết vận dụng kiến thức kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề quen thuộc tương tự trong học tập, cuộc sống. Học sinh vượt qua cấp độ hiểu đơn thuần và có thể sử dụng, xử lý các khái niệm của chủ đề trong các tình huống tương tự hoặc gần giống như tình huống đã gặp trên lớp. Điều đó có thể bao gồm việc áp dụng các quy tắc, phương pháp, khái niệm đã học vào xử lí các vấn đề trong học tập, trong đời sống thường ngày. Hành vi ở mức độ này cao hơn so với mức độ nhận biết và thông hiểu.

Các động từ

thường dùng

Các câu hỏi gợi ý

Những sản phẩm

Giải quyết, thể hiện,

sử dụng, làm rõ, xây

dựng, hoàn thiện,

xem xét, làm sáng tỏ

Em có biết một trường hợp khác mà ở đó...?

Em có thể nhóm theo đặc điểm, chẳng hạn như...?

Em sẽ thay đổi những nhân tố nào nếu...?

Em có thể áp dụng những phương pháp, kĩ thuật nào để xử lí...?

Em sẽ hỏi những câu nào về...?

Từ thông tin được cung cấp, em có thể xây dựng một biểu đồ về...?

Em có thể rút ra bài học

gì...?

Xây dựng một mô hình để minh họa...

Xây dựng một kịch bản minh họa một sự kiện quan trọng.

Lập một biểu đồ để thể hiện các thông tin quan trọng về một sự kiện.

Thiết kế một trò chơi đố chữ lấy ý tưởng từ lĩnh vực học tập.

Xây dựng một mô hình đất sét thể hiện một đồ vật.

Thiết kế một sản phẩm, sử dụng một phương pháp/ kĩ thuật đã biết làm mô hình.

Hoàn thiện bức vẽ...

4. Mức độ 4

Mức 4 là vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề mới hoặc sắp xếp cấu trúc lại các bộ phận để hình thành một tổng thể mới. Học sinh có khả năng vận dụng các khái niệm cơ bản để giải quyết một vấn đề mới hoặc không quen thuộc, chưa từng được học hoặc trải nghiệm trước đây. Điều đó có thể bao gồm việc tạo ra một chủ đề hoặc bài phát biểu, một kế hoạch hành động, hoặc một sơ đồ mạng lưới các quan hệ trừu tượng (sơ đồ để phân lớp thông tin). Hành vi ở mức độ này cao hơn so với các mức độ hiểu, biết, vận dụng thông thường. Nó nhấn mạnh các yếu tố linh hoạt, sáng tạo, đặc biệt tập trung vào việc hình thành các mô hình hoặc cấu trúc mới.

Các động từ

thường dùng

Các câu hỏi gợi ý

Những sản phẩm

Tạo ra, phát hiện ra, soạn thảo, dự báo, lập kế hoạch, xây dựng, thiết kế, tưởng tượng, đề xuất, định hình

Em có thể thiết kế một...để...?

Em có thể rút ra bài học về...?

Bạn có giải pháp nào cho...?

Nếu em được tiếp cận tất cả

các nguồn lực... em sẽ xử lí như thế nào...?

Em có thế thiết kế... theo

cách riêng của em để xử lí...?

Điều gì xảy ra nếu...?

Em nghĩ có bao nhiêu cách để...?

Em có thể tạo ra những ứng dụng mới cho...?

Em có thể tưởng tượng một câu chuyện... và những bài học cho riêng mình...?

Em có thể xây dựng một đề xuất để...?

Thiết kế một chương trình giao lưu cho buổi tiệc sinh nhật...

Thiết kế một góc học tập...

Tạo nên một sản phẩm mới...

Viết ra những cảm xúc của em liên quan đến...

Viết một kịch bản cho vở kịch, múa rối, sắm vai hoặc bài hát, kịch câm về...?

Thiết kế một giấy mời về...?

Xây dựng một kế hoạch trải nghiệm thực tế...

Đưa ra một giải pháp mới để...

Viết một báo cáo hoặc câu chuyện từ những câu chuyện đã thu thập...

Thành lập một câu lạc bộ tuổi teen.

Xây dựng một kế hoạch quyên góp...

Thiết kế các lời giải cho một bài toán kiểu đề mở...

.............................

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Các mức độ nhận thức trong thiết kế ma trận và đề kiểm tra định kì theo TT 22. VnDoc xin giới thiệu thêm tới các bạn học sinh tài liệu về Tiếng Việt 1 cùng các chuyên mục lớp 1 khác quan trọng như: Toán lớp 1, Tiếng Việt lớp 1, Tiếng Anh lớp 1, Đề kiểm tra cuối tuần Toán 1, Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt 1, Bài tập cuối tuần lớp 1, Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm lớp 1,....

Chia sẻ, đánh giá bài viết
30
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Dành cho Giáo Viên

    Xem thêm