Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề cương hóa 12 học kì 2 năm 2021 Chi tiết đầy đủ

Tổng hợp lý thuyết, bài tập hóa 12 học kì 2

Đề cương hóa 12 học kì 2 năm 2021 Chi tiết đầy đủ được VnDoc biên soạn tổng hợp là tài liệu hữu ích giúp các bạn tổng hợp lại lý thuyết hóa 12 học kì 2 cũng như đưa ra các dạng câu hỏi bài tập trắc nghiệm hóa 12 học kì 2, bên cạnh đó có đáp án hướng dẫn giải chi tiết ở các dang bài tập câu hỏi. Mời các bạn tham khảo.

A. Ôn tập lý thuyết hóa 12 học kì 2

Chương 6: Đại cương kim loại

1. Vị trí, cấu hình, tính chất vật lí

Cấu hình e của kim loại, vị trí trong BTH, mức oxi hóa, hóa trị.

Tính chất vật lí: dẻo nhất, dẫn điện – dẫn nhiệt, ánh kim, độ cứng, khối lượng riêng, nhiệt độ nóng chảy

2. Tính chât hóa học, dãy điện hóa

Tính chất hóa học: tính khử khi tác dụng với phi kim, nước, dung dịch axit, dung dịch muối …

Dãy điên hóa, xác định phản ứng. So sánh tính chất của các cặp oxi hóa – khử.

3. Điều chế kim loại

Điều chế kim loại: nguyên tắc, phương pháp điện phân nóng cháy, nhiệt luyện, điện phân dung dịch.

Điện phân dung dịch

4. Ăn mòn kim loại

Khái niệm ăn mòn hóa học, ăn mòn điện hóa học

Phương pháp bảo vệ kim loại, chống ăn mòn.

Bài tập

Tính toán theo phương trình; Lập hệ

Xác định nguyên tố kim loại

Sử dụng định luạt bảo toàn đơn giản

Chương 7: Kim loại kiềm- Kim loại kiềm thổ- Nhôm

1. Kim loại kiềm

Cấu hình electron ngoài cùng tổng quát là: ns1

Tính chất hóa học: Tính khử: M → M+ + 1e

  • Tác dụng với phi kim:

* Na (cháy trong khí oxi khô tạo ra peoxit, trong không khí tạo ra oxit kim loại)

  • Tác dụng với Clo
  • Tác dụng với axit HCl, H2SO4 loãng → Muối + H2
  • Tác dụng với H2O → H2

Điều chế: Điện phân nóng chảy muối halogen

2. Kim loại kiềm thổ.

a. Kim loại kiềm thổ

Cấu hình electron ngoài cùng tổng quát là: ns2

Tính chất hóa học: Tính khử mạnh (yếu hơn kim loại kiềm): M → M+2 + 2e

  • Tác dụng với phi kim
  • Tác dụng với axit:

* HCl, H2SO4 loãng → Muối + H2

* HNO3 và H2SO4 (đặc) tạo ra số oxi của S và N thấp nhất (S-2, N-3)

  • Tác dụng với H2O (Be không khử được, Mg khử chậm) → H2

Điều chế: Điện phân nóng chảy muối halogen.

b. Hợp chất của kim loại kiềm thổ: Nước cứng, cách làm mềm nước cứng.

3. Nhôm

Cấu hình electron ngoài cùng: 3s23p1

 Tính chất hóa học: Tính khử mạnh (yếu hơn kim loại kiềm, kiềm thổ): M → M+3 + 3e

  • Tác dụng với phi kim
  • Tác dụng với axit:

* HCl, H2SO4 loãng → Muối + H2

* HNO3 và H2SO4 (đặc) tạo ra số oxi của S và N xuống mức oxi hóa thấp

* Không tác dụng với HNO3, H2SO4 đặc nguội

  • Tác dụng với H2O (không khử được,)

Hợp chất của nhôm: Al2O3, Al(OH)3 lưỡng tính: vừa tác dụng với axit vừa tác dụng với bazơ.

Phản ứng của muối nhôm với dung dịch kiềm.

Bài tập

  • Tính toán theo phương trình; Lập hệ; Xác định nguyên tố kim loại; Sử dụng định luạt bảo toàn đơn giản
  • Bài tập giữa 2 chất có nhiều phản ưng CO2 , muối nhôm tác dụng với dung dịch kiềm.
  • Bài tập có đồ thị.

Chương 8: Sắt – Crom

1. Sắt.

a. Vị trí ô 26, nhóm VIIIB, Chu kỳ 4. Cấu hình electron 1s22s22p63s23p63d64s2

b. Tính chất hóa học

Tính khử trung bình:

Với chất oxi hóa mạnh Fe bị oxi hóa thành Fe3+: Cl2, O2, HNO3, H2SO, dung dịch AgNO3

Với chất oxi hóa không quá mạnh Fe bị oxi hóa thành Fe2+: I2, S, HCl, H2SO4, nhiều dung dịch muối Fe3+, Cu2+

2. Hợp chất của sắt II

Tính khử đặc trưng

a. FeO: Chất rắn màu đen, tác dụng được với HNO3 → Muối sắt III

b. Fe(OH)2: Chất rắn màu trắng hơi xanh trong không khí → Hidroxit sắt III màu nâu đỏ.

c. Muối sắt II: FeCl2 + Cl2 → FeCl3

3. Hợp chất của sắt III

Tính oxi hóa

Fe3+ + e → Fe2+

Fe3+ + 3e → Fe

a. Oxit Sắt III Chất rắn màu nâu đỏ

  • Tác dụng với axit mạnh
  • Tác dụng CO, H2 → Fe
  • Nhiệt phân → Fe2O3 + H2O

b. Sắt III hidroxit

  • Tác dụng với axit
  • Tác dụng với bazơ

c. Muối sắt III

  • Fe3+ + Fe → Fe+2
  • Fe3+ + Cu → Fe+2 + Cu2+

3. Hợp kim của sắt

Khái niệm, thành phần, tính chất, phân loại của gang, và các pư xảy ra trong hóa trình luyện gang

Khái niệm, thành phần, tính chất, phân loại của thép, và các pư xảy ra trong hóa trình luyện thép

4. Crôm và Hợp chất của Crôm

  • Crom cấu hình e: số oxi hóa thường gặp là +2,+4,+6)

Tính chất hóa học Có tính khử mạnh hơn sắt Cr → Cr 2+ + 2e; Cr → Cr 3+ + 3e khi tác dụng với pk (cả S), HNO3, H2SO và nhiều muối.

  • Hợp chất của Crôm

Hợp chất crôm (III):

Crom(III) oxit (oxit lưỡng tính, chất rắn, màu lục thẫm)

Crôm (III) hidroxit (hidroxit lưỡng tính, chất rắn, màu lục xám)

Muối crom (III): Tính khử, tính oxi hóa

Crôm (VI): Tính oxi hóa mạnh

Bài tập

  • Tính toán theo phương trình; Lập hệ
  • Xác định nguyên tố kim loại
  • Sử dụng định luật bảo toàn

Nội dung tài liệu vẫn còn mời các bạn ấn link TẢI VỀ MIỄN PHÍ bên dưới để tham khảo toàn bộ tài liêu.

..................................

Để có thể đạt kết quả cao trong bài kiểm tra học kì 2 hóa 12 các bạn học sinh cần nắm chắc nội dung kiến thức lý thuyết sách giáo khoa. Từ đó vận dụng luyện tập các dạng bài tập câu hỏi tương ứng giúp nâng cao rèn luyện khả năng tính toán ghi nhớ.

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn bài viết Đề cương hóa 12 học kì 2 năm 2021 Chi tiết đầy đủ, mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Hóa học lớp 12. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các môn Toán 12, Ngữ văn 12, tiếng Anh 12, đề thi học kì 1 lớp 12, đề thi học kì 2 lớp 12...

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu ôn tập THPT Quốc gia miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 12 Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu, đề thi mới nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Hóa 12 - Giải Hoá 12

    Xem thêm