Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề cương ôn tập học kì 2 môn văn lớp 6 - bài tập mẫu

Đề cương ôn tập Ngữ văn lớp 6

VnDoc.com gửi tới các bạn Đề cương ôn tập học kì 2 môn văn lớp 6 - bài tập mẫu để các bạn củng cố lại kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài. Hi vọng, đề cương này sẽ giúp ích nhiều cho việc ôn tập của các bạn.

I/ Trắc nghiệm: (3.0điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đúng nhất (mỗi câu đúng 0.25đ)

Câu 1: Những tác giả nào sau đây chuyên viết truyện cho thiếu nhi?

A. Minh Huệ B. Tô Hoài C. Đoàn Giỏi D. Võ Quảng

Câu 2: Đoạn trích “Vượt thác” “Sông nước Cà Mau” có điểm giống nhau là:

A. Tả lại hình ảnh con người trong tư thế bị động

B. Tả cảnh sông nước biển trời

C. Tả cảnh quan thiên nhiên của Tổ Quốc

D. Tả sự oai phong mạnh mẽ của con người

Câu 3: Thể kí thường không có yếu tố nào?

A. Cốt truyện B. Sự việc C. Lời kể D. Nhân vật người kể chuyện

Câu 4: Trong văn bản “Đêm nay Bác không ngủ” lí do nào khiến Bác không ngủ được?

A. Bác có nhiều việc phải suy nghĩ

B. Trời lạnh quá mà lều tranh xơ xác

C. Bác vốn là người ít ngủ

D. Bác thương dân công, chiến sĩ và lo cho chiến dịch ngày mai

Câu 5: Văn bản “Đêm nay Bác không ngủ” thuộc phương thức biểu đạt:

A. Miêu tả và tự sự B. Tự sự và biểu cảm

C. Miêu tả và biểu cảm D. Biểu cảm kết hợp tự sự miêu tả

Câu 6: Từ láy nào sau đây không phải là từ được dùng trực tiếp để tả dáng vẻ Lượm?

A. Loắt choắt B. Xinh xinh C. Thoăn thoắt D. Nghênh nghênh

Câu 7: Các phó từ: Vẫn, đều, còn, cũng...có ý nghĩa gì?

A. Chỉ sự cầu khiến B. Chỉ quan hệ thời gian

C. Chỉ sự tiếp diễn tương tự D. Chỉ kết quả

Câu 8: Chỉ ra câu có phép so sánh không ngang bằng?

A. Trẻ em như búp trên cành B. Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất

C. Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo D. Một mặt người hơn mười mặt của

Câu 9: Nếu viết: “Cứ mỗi lần nhìn lên, những ngọn tre thay lá, những búp tre non kín đáo, ngây thơ, hứa hẹn sự trưởng thành” thì câu văn mắc phải lỗi nào?

A. Thiếu chủ ngữ B. Thiếu vị ngữ

C. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ D. Thiếu thành phần phụ

Câu 10: Khi viết: “Nhìn lên, những ngọn tre thay lá, những búp tre non kín đáo, ngây thơ,...”, tác giả đã dùng biện pháp tu từ gì?

A. So sánh B. Ẩn dụ C. Nhân hóa D. Hoán dụ

Câu 11: Câu nào không phải là câu trần thuật đơn có từ “là”?

A. Tôi là một học sinh B. Mẹ là cô giáo

C. Tre là cánh tay của người nông dân D. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh

Câu 12: Đâu là chủ ngữ trong câu “Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt”

A. Những cái vuốt B. Những cái vuốt ở chân

C. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo D. Cứng dần và nhọn hoắt

II/ Tự luận: (7.0 điểm)

Câu 1: Xác định chủ ngữ và vị ngữ của câu dưới đây (gạch dưới và ghi cụ thể: CN, VN ) (1.0 điểm)

Sáng nay, trên sân trường lớp 6a7 đang lao động.

Câu 2: Một học sinh chép lại theo trí nhớ khổ thơ sau từ bài thơ Lượm của nhà thơ Tố Hữu:

Cháu cười híp mắt - Thôi chào đồng chí!

Má đỏ bồ quân Cháu đi xa dần…

Em hãy phát hiện lỗi sai trong bản chép của bạn. Vì sao em nhận ra được lỗi ấy? (1.0 điểm)

Câu 3: Em hãy tả lại hình ảnh một người thầy giáo (cô giáo) cũ đã để lại trong em những ấn tượng sâu sắc nhất. (5.0 điểm)

Một số đề bài gợi ý:

Đề bài 1: Hãy tả lại cảnh trường em vào một buổi sáng đẹp trời khi em đi học.

Bài làm gợi ý:

Thường lệ, đúng 6 giờ 30 phút sáng hàng tuần, em đạp xe đến trường. Từ xa, ngôi trường Trung học cơ sở ... thân thương hiện lên rất đẹp, sao mà gần gũi và quen thuộc quá!

Trường em ...... Trường nằm trên tuyến đường ..., cách .... Trường quay mặt về hướng ..., diện tích… Bao bọc xung quanh trường là tường .... Từ trên cao nhìn xuống, trường như nằm trên một tấm thảm xanh khổng lồ của cánh đồng lúa bạt ngàn suốt ngày reo vui với nắng và gió.

Bước vào cổng trường, dãy phòng hội đồng cửa vẫn còn đóng. Phía trước dãy phòng là một ..., một khoảng sân khá rộng. Những chậu cây cảnh vẫn đứng trầm ngâm, duyên dáng. Lá vẫn còn đẫm sương đêm. Thấp thoáng sau bóng cây và màn sương mỏng, ngôi trường như còn say ngủ. Những tia nắng yếu ớt hình rẻ quạt bắt đầu hiện lên, báo hiệu một ngày mới thật đẹp.

Đi đến phòng thư viện, trước mắt em là hai dãy tầng lầu đứng vuông góc với nhau. Dưới tán lá sum sê là những bộ bàn ghế đá như ngồi đó chờ đợi em. Đến nhà để xe đạp, em chỉ nhìn thấy một vài chiếc xe dựng ngay ngắn ....

Đi qua các phòng học, cửa vẫn còn đóng im ỉm. Trước cửa mỗi phòng học, phía trên có tấm biển nho nhỏ ghi tên phòng, tên lớp. Em bước chân vào lớp, mặc dù các bạn chưa đến đông đủ nhưng em thấy lớp em, trường em sao mà thân thuộc, ấm cúng lạ thường. Bàn ghế trong lớp sắp xếp ngay ngắn, bảng đen được lau chùi sạch bóng. Từ trên cao, Bác Hồ nhìn xuống như thầm bảo: “Cháu hãy cố gắng học tập cho thật tốt, nghe lời thầy cô cha mẹ, làm nhiều việc tốt hơn nữa!”

Lúc này, ông mặt trời đã lên cao sau dãy núi, ánh nắng soi rọi khắp nơi. Các bạn học sinh đi đến trường rất đông. Sân trường bỗng chốc rộn ràng tiếng nói, tiếng cười vui vẻ. Những chiếc áo trắng, những chiếc khăn quàng đỏ quen thuộc lúc ẩn, lúc hiện. Các phòng học, cửa đã mở, tất cả như bừng thức dậy sau một giấc ngủ ngon. Ở các phòng học, các bạn trực nhật lại vội vã dọn quét.

Cảnh trường vừa gần gũi, vừa thiêng liêng, thân quen và đã trở thành kỉ niệm gắn bó với em tự lúc nào. Một ngày không xa, em sẽ xa trường, xa thầy cô, xa bạn bè nhưng mái trường thân yêu này sẽ gần em mãi mãi!

Đề bài 2: Em hãy viết một bài văn tả người thân yêu và gần gũi nhất của mình: Cha, mẹ, anh, chị em…

Bài làm gợi ý:

Có hai cách mở bài như sau:

  • Trong gia đình em có ông bà, cha mẹ, anh chị em… nhưng người mà em thương yêu gần gũi nhất là mẹ. Mẹ là người đã sinh đẻ, nuôi dưỡng, che chở em từ nhỏ đến giờ.
  • Cố nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu có câu: “Mẹ sẽ là nhành hoa cho con cài lên ngực”. “Cành hoa” của mẹ đã sinh đẻ, nuôi dưỡng, chắp cánh cho em đến trường!

Mẹ em năm nay vừa tròn bốn mươi tuổi. Mẹ cao khoảng 1,6 mét, dáng người thon thon. Những lúc thảnh thơi, mẹ thường thả mái tóc ôm trọn khuôn mặt hình trái xoan, trông mẹ vốn đã đẹp càng đẹp hơn. Đặc biệt, mẹ có đôi mắt hai mí, đen lay láy. Nhìn vào mắt mẹ, ánh mắt của mẹ lúc nào cũng sáng long lanh. Sống bên mẹ, em thấy nụ cười của mẹ hiền dịu, duyên dáng. Sớm hôm lặn lội với nghề nông nên làn da của mẹ ngâm ngâm, thịt da rắn chắc, săn lại. Gọn gàng là vẻ đẹp của mẹ em đó!

Tiếng gà gáy râm ran, một ngày mới lại bắt đầu. Mẹ lại bận rộn với bao công việc: Nấu món ăn sáng, dọn dẹp nhà cửa, quét nhà... Rồi bóng mẹ khuất dần trên con đường làng quen thuộc. Quanh năm, ngày nắng cũng như ngày mưa, mẹ lúc nào cũng gắn bó với đồng ruộng. Dáng mẹ lom khom, lúc bón phân, lúc nhổ cỏ ruộng. Từ xa, em chỉ nhìn thấy mẹ với nét quen thuộc. Chiếc nón lá nhấp nhô, dáng người thoăn thoắt. Đồng lúa quê nhà như một tấm thảm khổng lồ, còn mẹ như một người thợ ngày đêm thêu dệt cho tấm thảm ấy mỗi ngày một xanh hơn. Mẹ ơi! Con chỉ ao ước con là mây suốt ngày che nắng cho mẹ!

Ở nhà, mẹ em hay làm mọi thứ. Phải nói rằng mẹ rất khéo tay và siêng năng. Ra ngoài vườn, những cây bông hồng, hoa tí ngọ… lúc nào mẹ cũng chăm bón tỉ mỉ, tỉa cành, cắt lá, bắt sâu, rầy...làm cho bông hoa tươi hơn, đẹp hơn! Gốc cây, lá cây, bông hoa tươi tắn, màu sắc rực rỡ càng tôn lên vẻ đẹp của sân nhà. Mùa nào, hoa nấy, nhà em lúc nào cũng có hoa. Phải nói rằng, mẹ rất yêu hoa.

Trong gia đình, mẹ rất thương bố và các con. Với bố, mẹ thường làm cho bố những món ăn ngon. Với các con, mẹ sắp xếp lại bàn ghế học tập, sách vở, kể cả quần áo của em để bề bộn, mẹ cũng để lại ngay ngắn, gọn gàng. Trong bữa ăn, mẹ dành thức ăn ngon cho con. Mẹ vui nhất là lúc em đạt được điểm cao! Xong mẹ cũng rất nghiêm khắc khi em bị điểm thấp, bị thầy cô không hài lòng về những biểu hiện chểnh mảng trong học tập. Mẹ ơi! Những ngày mẹ đi vắng nhà là những ngày buồn nhất của con đó!

Em biết “Nghĩa mẹ như nước ngời ngời Biển Đông”. Sự no ấm, hạnh phúc của em mà mẹ đã đổ bao mồ hôi! Thương mẹ, em nghe lời dạy của mẹ, cố gắng học tập thật tốt để không bao giờ phụ lòng thương yêu của mẹ.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
22
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 6

    Xem thêm