Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề kiểm tra 15 phút bài Nhàn

Mời các thầy cô cùng học sinh tham khảo bài Đề kiểm tra 15 phút bài Nhàn gồm các câu hỏi trắc nghiệm môn Ngữ văn 10 được VnDoc biên soạn bám sát nội dung bài học hỗ trợ quá trình học tập lớp 10.

Đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn lớp 10

Đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn lớp 10 có đáp án trên VnDoc.com được biên soạn theo từng bài học trong chương trình SGK Ngữ văn 10 giúp các em học sinh ôn tập kỹ hơn nội dung từng bài.

Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 10 - Nhàn

1. Dụng cụ nào không được nói đến trong bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm?

A. "Cần câu".

B. "Cày".

C. "Cuốc".

D. "Mai".

2. Dòng nào nói không đúng về tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm?

A. Ông quê ở làng Trung Am, nay thuộc xã Lí Học, huyện Vĩnh Bảo, ngoại thành Hải Phòng.

B. Ông dạy học, học trò có nhiều người nổi tiếng nên ông được người đời suy tôn là Tuyết Giang Phu Tử.

C. Khi làm quan, ông dâng sớ vạch tội và xin chém đầu mười tám lộng thần.

D. Ông từng đỗ Trạng nguyên, làm quan dưới triều Nguyễn.

3. Trong bài thơ Nhàn, thú nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm được thể hiện qua chuyện

A. ăn, tắm, uống rượu.

B. ăn, tắm, ngắm trăng.

C. tắm, uống rượu, chơi đàn.

D. uống rượu, ăn, chơi cờ.

4. Bài thơ nào sau đây cũng nhắc đến triết lí sống nhàn?

A. Qua Đèo Ngang.

B. Phò giá về kinh.

C. Bài ca Côn Sơn.

D. Buổi chiều ở phủ Thiên Trường trông ra.

5. Bài thơ Nhàn không đề cập đến phương diện nào trong chân dung con người Nguyễn Bỉnh Khiêm?

A. Sự nghiệp.

B. Nhân cách.

C. Cuộc sống sinh hoạt.

D. Trí tuệ.

6. Từ "thơ thẩn" trong bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm có nghĩa là gì?

A. Lặng lẽ, chậm rãi, thư thái trong lòng.

B. Tinh thần không ổn định, vẩn vơ.

C. Từ từ, chậm rãi, không vội vàng.

D. Lặng lẽ như có điều gì đang suy nghĩ vẩn vơ lan man.

7. Bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm được trích trong tập thơ nào?

A. Bạch Vân quốc ngữ thi.

B. Quân trung từ mệnh tập.

C. Bạch Vân am thi tập.

D. Quốc âm thi tập.

8.

"Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ

Người khôn người đến chốn lao xao"

(Nhàn - Nguyễn Bỉnh Khiêm)

Hai câu thơ trên sử dụng các phép đối. Giá trị nghệ thuật của phép đối trong hai câu thơ trên là gì?

A. Làm nổi bật bản chất chữ "nhàn".

B. Làm nổi bật cuộc sống đạm bạc của tác giả.

C. Làm nổi bật sự nghèo khổ của tác giả.

D. Làm nổi bật cốt cách thanh cao của tác giả.

9. Trong bài thơ Nhàn, cụm từ "chốn lao xao" trong quan niệm của nhà thơ không được dùng để chỉ nơi nào?

A. Là nơi tranh giành danh lợi.

B. Là nơi ồn ào, náo nhiệt.

C. Kinh thành.

D. Chốn quan trường.

10. Nhận định nào sau đây đúng về nhan đề bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm?

A. Nhàn là một tiếng thở dài.

B. Nhàn là một tâm trạng u uất.

C. Nhàn là một nỗi lòng ưu tư.

D. Nhàn là lời tâm sự thâm trầm, sâu sắc.

Nhằm hỗ trợ học sinh trong quá trình học tập lớp 10, VnDoc còn mang đến bộ kiến thức lý thuyết kèm bài tập đầy đủ các môn Địa lý 10, Toán 10, Tiếng Anh 10,.... hay bạn có thể tham khảo thêm về Soạn bài 10, Học tốt Ngữ Văn lớp 10, .....

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề kiểm tra 15 phút lớp 10 môn Ngữ văn

    Xem thêm