Đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn lớp 10 bài Nỗi thương mình
Đề thi 15 phút môn Ngữ văn lớp 10 bài Nỗi thương mình
Đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn lớp 10 bài Nỗi thương mình. Tài liệu giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học và kỹ năng giải đề thi, biết cách phân bổ thời gian làm bài sao cho hợp lý. Mời các bạn cùng tham khảo
- Đề kiểm tra 15 phút bài Nỗi sầu oán của người cung nữ
- Đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn lớp 10 bài Truyện Kiều của Nguyễn Du
1. Từ nào dưới đây không phải là từ ghép trong đoạn trích Nỗi thương mình của Nguyễn Du?
A. "cung cầm".
B. "mặn mà".
C. "xót xa".
D. "tan tác".
2. Dòng nào sau đây không đúng với nội dung đoạn trích Nỗi thương mình của Nguyễn Du?
A. Tình cảnh trớ trêu mà Kiều đã gặp phải khi rơi vào lầu xanh.
B. Thể hiện sự đau đớn, "nỗi thương mình" của Kiều trước bi kịch tình yêu tan vỡ.
C. Nỗi niềm thương thân xót phận của Kiều.
D. Ý thức sâu sắc của Kiều về phẩm giá.
3. Biện pháp nghệ thuật nào không được Nguyễn Du sử dụng trong đoạn trích Nỗi thương mình?
A. Dùng nhiều điển tích.
B. Sử dụng bút pháp ước lệ, tượng trưng.
C. Sử dụng nghệ thuật đối xứng ở nhiều cấp độ: đối trong cụm từ, đối giữa các vế trong câu.
D. Sử dụng ngôn ngữ bình dân, giản dị, trong sáng mà vẫn sắc sảo, tinh tế.
4. Đọc hai câu thơ sau trong bài Nỗi thương mình của Nguyễn Du: "Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu - Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ!".
Ý nghĩa của hai câu thơ trên là gì?
A. Đến cảnh vật cũng động lòng thương cho số kiếp của Thúy Kiều.
B. Thiên nhiên, cảnh vật có sức tác động to lớn đến tâm trạng con người.
C. Trạng thái tâm lí là yếu tố quan trọng chi phối cách thức cảm nhận của con người đối với cảnh vật bên ngoài..
D. Sự hài hòa, đồng điệu giữa thiên nhiên và con người.
5. Các điển tích "Tống Ngọc, Trường Khanh", "mưa Sở mây Tần" được dùng trong đoạn trích Nỗi thương mình của Nguyễn Du với mục đích gì?
A. Để miêu tả cuộc sống ô trọc, xô bồ ở chốn lầu xanh.
B. Để nói lên tâm trạng chán chường của Thúy Kiều.
C. Để nói ẩn ý về cuộc sống phong lưu và hàm ý chỉ quan hệ thân xác.
D. Để nói về cuộc sống thác loạn ở lầu xanh.
6. Dòng nào nhận định không đúng về tác dụng của thủ pháp đối trong hai câu thơ: "Khi sao phong gấm rủ là - Giờ sao tan tác như hoa giữa đường" (trích Nỗi thương mình)?
A. Bộc lộ niềm khao khát nhận được sự cảm thông, chia sẻ của người đời.
B. Gợi nhắc cuộc sống ấm êm một thời đã mất.
C. Đặt quá khứ cạnh hiện tại để hiểu hơn về hiện tại đau thương.
D. Làm rõ thêm sự trái ngược giữa hiện tại và quá khứ.
7. Dòng nào không nêu đúng luận cứ cho luận điểm: Môi trường trái đất đang bị tàn phá, hủy hoại.
A. Đất đai đang bị xói mòn, sa mạc hóa.
B. Các hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người bị ảnh hưởng nặng nề.
C. Không khí đang bị ô nhiễm trầm trọng.
D. Nước bị nhiễm bẩn, không thể tưới cây, ăn uống, tắm rửa.
8. Hình thức đối (đối giữa các đoạn thơ, các câu thơ câu, đối trong nội bộ một cụm từ, một câu) trong đoạn trích Nỗi thương mình của Nguyễn Du không nhằm tạo tác dụng gì?
A. Là những điểm nhấn trong câu thơ có tác dụng nhấn mạnh nội dung diễn đạt.
B. Sự đối xứng trong hình thức thơ góp phần thể hiện sự đối lập trong nội dung bài thơ: đối lập giữa cuộc sống bề ngoài phong lưu, thác loạn chốn lầu xanh với sự thấm thía, đau xót, sự ý thức sâu sắc về nhân phẩm của Kiều.
C. Việc sử dụng hình thức đối khiến cho nhịp thơ có thể thay đổi linh hoạt, diễn tả sinh động, chính xác những cung bậc tâm trạng khác nhau của nhân vật.
D. Làm cho lời thơ khúc triết, tạo được nhiều ấn tượng hơn.
9. Dòng nào nêu đúng khái niệm về luận cứ trong văn nghị luận?
A. Các lí lẽ, bằng chứng đưa ra để thuyết phục người đọc, người nghe.
B. Các bằng chứng thực tế để làm sáng tỏ vấn đề.
C. Các ý kiến thể hiện quan điểm, tư tưởng của người viết.
D. Các sự thật được đưa ra để thuyết phục người đọc, người nghe.
10. Truyện Kiều nói chung và đoạn trích Nỗi thương mình nói riêng đóng góp gì mới mẻ cho văn học trung đại?
A. Thể hiện phẩm chất tốt đẹp, cao khiết của Kiều, dù sống trong cảnh nhơ nhuốc nhưng vẫn giữa được ý thức nhân phẩm, không nguôi hướng về cuộc sống trong sạch, xứng đáng.
B. Thể hiện thấm thía và sâu sắc tình cảm nhân đạo của nhà thơ đối với những kiếp người nhỏ bé trong xã hội.
C. Phản ánh con người với những tình cảm, khao khát trần thế.
D. Đánh dấu bước phát triển trong sự tự ý thức của con người cá nhân.
Đáp án kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn lớp 10 bài: Nỗi thương mình
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
A | B | D | C | C | A | B | C | A | D |
Đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn lớp 10 bài Nỗi thương mình được VnDoc chia sẻ trên đây sẽ là tài liệu hữu ích cho các bạn ôn tập, rèn luyện môn Ngữ văn lớp 10. Hy vọng với tài liệu này các bạn học tốt môn Văn lớp 10. Chúc các bạn học tốt
Ngoài Đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn lớp 10 bài Nỗi thương mình, VnDoc còn mang đến bộ kiến thức lý thuyết kèm bài tập đầy đủ các môn Địa lý 10, Toán 10, Tiếng Anh 10,.... hay bạn có thể tham khảo thêm về Soạn bài 10, Học tốt Ngữ Văn lớp 10, .....