Đề kiểm tra 15 phút bài Hồi trống Cổ Thành

VnDoc mời các thầy cô cùng học sinh tham khảo bài Đề kiểm tra 15 phút bài Hồi trống Cổ Thành gồm các câu hỏi trắc nghiệm môn Ngữ văn 10 bám sát nội dung bài học hỗ trợ quá trình học tập lớp 10.

Đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn lớp 10

Đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn lớp 10 có đáp án trên VnDoc.com được biên soạn theo từng bài học trong chương trình SGK Ngữ văn 10 giúp các em học sinh ôn tập kỹ hơn nội dung từng bài.

Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 10 - Hồi trống Cổ Thành

1. Đâu là cao trào của màn kịch gặp gỡ giữa Trương Phi và Vân Trường trong Hồi trống Cổ Thành?

A. Khi Trương Phi vác mâu chạy lại đâm Quan Công.

B. Khi Trương Phi thẳng tay giục trống buộc Vân Trường xông trận.

C. Khi Trương Phi ra điều kiện Quan Công phải chém chết Sái Dương trong một hồi trống.

D. Khi Sái Dương xuất hiện.

2. Cổ Thành trong Hồi trống Cổ Thành là

A. ngôi thành của Lưu Bị từ trước do Trương Phi trấn giữ.

B. ngôi thành lớn của Tào Tháo mà Trương Phi dẫn đại quân chiếm lĩnh được.

C. ngôi thành bỏ hoang, đổ nát, Trương Phi tạm cho quân dừng ở đấy.

D. ngôi thành nhỏ, Trương Phi vào vay lương thực không được đáp ứng cho nên nổi giận chiếm đoạt.

3. Vì sao đoạn trích lại có nhan đề là Hồi trống Cổ Thành?

A. Vì hồi trống là điều kiện, là biểu tượng cho lòng trung nghĩa, tinh thần dũng cảm của Quan Công.

B. Vì ngày xưa, trong mỗi trận chiến thường có tiếng trống giục.

C. Vì hồi trống tăng tính kịch và sức hấp dẫn cho câu chuyện.

D. Vì hồi trống thể hiện tính cách ngay thẳng của Trương Phi.

4. Trương Phi, Quan Công, Lưu Bị có quan hệ từ trước với nhau như thế nào?

A. Là ba anh em kết nghĩa.

B. Là ba huynh đệ đồng môn.

C. Là ba người bạn cùng chí hướng.

D. Là ba anh em ruột.

5. Hành động của Trương Phi trong đoạn trích Hồi trống Cổ Thành thể hiện tính cách gì ở nhân vật này?

A. Trung nghĩa.

B. Nóng nảy, suy nghĩ đơn giản.

C. Nóng nảy, trọng lẽ phải.

D. Khí khái.

6. Trong màn gặp mặt ở đoạn trích Hồi trống Cổ Thành, lời nói nào dưới đây của Quan Công khiến Trương Phi càng thêm giận dữ?

A. "Chuyện này em không biết, ta cũng khó nói. May có hai chị dâu ở đây, em đến mà hỏi".

B. "Em ta từ khi thất tán ở Từ Châu, lâu nay vẫn không biết ở đâu, ai ngờ lại hóa ra ở đây!".

C. "Ta thế nào là bội nghĩa?".

D. "Hiền đệ cớ sao như thế, há quên nghĩa vườn đào ru?".

7. Lối kể chuyện của tác giả trong đoạn trích Hồi trống Cổ Thành có đặc điểm gì?

A. Khoa trương bóng bẩy xen lẫn miêu tả nội tâm.

B. Giản dị, không tô vẽ, không bình phẩm.

C. Giản dị, không tô vẽ, đôi khi xen lẫn một vài câu trữ tình ngoại đề rất hay.

D. Cầu kì, tinh xảo, kèm theo bình phẩm cho từng hành động nhân vật.

8. Đặc điểm nghệ thuật nào sau đây không phải là đặc sắc của đoạn trích Hồi trống Cổ Thành?

A. Tính cách nhân vật được khắc họa đậm nét qua lời lẽ, hành động, thái độ.

B. Tả cảnh sinh động, đầy màu sắc cổ điển.

C. Tình tiết sinh động, đầy kịch tính với hai mâu thuẫn diễn ra dồn dập.

D. Kể chuyện hấp dẫn.

9. Vì sao trong Hồi trống Cổ Thành, Trương Phi "rỏ nước mắt khóc, thụp lạy Vân Trường"?

A. Vì ân hận, để tạ lỗi hiểu lầm và cũng vì cảm phục, nể trọng.

B. Vì nhớ đến tình nghĩa anh em.

C. Vì cảm phục trước hành động chém Sái Dương của Vân Trường.

D. Vì sợ Vân Trường trách tội.

10. Tác giả của Tam quốc diễn nghĩa là

A. La Quán Trung.

B. Thi Nại Am.

C. Tào Tuyết Cần.

D. Ngô Thừa Ân.

Nhằm hỗ trợ học sinh trong quá trình học tập lớp 10, VnDoc còn mang đến bộ kiến thức lý thuyết kèm bài tập đầy đủ các môn Địa lý 10, Toán 10, Tiếng Anh 10,.... hay bạn có thể tham khảo thêm về Soạn bài 10, Học tốt Ngữ Văn lớp 10, .....

Đánh giá bài viết
1 853
Sắp xếp theo

    Đề kiểm tra 15 phút lớp 10 môn Ngữ văn

    Xem thêm