Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề kiểm tra 15 phút bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

VnDoc mời quý thầy cô cùng các em học sinh tham khảo bài Đề kiểm tra 15 phút bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ gồm các câu hỏi trắc nghiệm môn Ngữ văn 10, hỗ trợ học sinh ôn luyện nâng cao kết quả học tập lớp 10.

Đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn lớp 10

Đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn lớp 10 có đáp án trên VnDoc.com được biên soạn theo từng bài học trong chương trình SGK Ngữ văn 10 giúp các em học sinh ôn tập kỹ hơn nội dung từng bài.

Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 10 - Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

1. Tác phẩm Chinh phụ ngâm ra đời trong bối cảnh lịch sử, văn hóa xã hội nào?

A. Ra đời vào giữa thế kỉ XVIII lúc phong trào phản chiến của nhân dân ngày càng mạnh mẽ gắn với sự thức tỉnh ý thức, khát vọng về quyền sống cá nhân, quyền được hưởng hạnh phúc của con người.

B. Ra đời vào cuối thế kỉ XVIII khi tác giả thấu hiểu và cảm thông sâu sắc với tình cảnh của những người chinh phụ trong hoàn cảnh chiến tranh liên miên, quyền hạnh phúc lứa đôi của con người bị chà đạp.

C. Ra đời vào cuối thế kỉ XVIII lúc các cuộc chinh chiến triền miên đã xô đẩy đàn ông vào vòng binh lửa, đàn bà vào cảnh phòng đơn gối chiếc, cô quả, tàn phai.

D. Ra đời vào thời Lê Trung Hưng, lúc phong trào khởi nghĩa nông dân bùng lên mạnh mẽ đã khơi dậy tư tưởng tự do, khát vọng hạnh phúc trong đời sống xã hội và trong văn học.

2. Dòng nào nói không đúng về tiểu sử của Đoàn Thị Điểm?

A. Sinh năm 1705, mất năm 1748, quê ở Kinh Bắc.

B. Hiệu là Hồng Hà, cũng là tác giả của tác phẩm Truyền kì tân phả.

C. Cùng có chồng phải đi chinh chiến gian khổ dưới thời Lê Cảnh Hưng.

D. Sống cùng thời với tác giả Đặng Trần Côn.

3. Chinh phụ ngâm thuộc thể loại nào?

A. Trường ca

B. Truyện thơ

C. Thơ

D. Ngâm khúc

4. Cụm từ "người thiết tha lòng" trong câu thơ "Cảnh buồn người thiết tha lòng" hiểu cho đúng và sát nghĩa là

A. lòng người rất buồn.

B. lòng người nhớ thương da diết.

C. lòng người buồn thương vời vợi.

D. lòng người rất đau đớn, xót xa.

5. Đọc câu thơ: "Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước - Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen" (Trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ).

Trong hai câu thơ trên có sử dụng thủ pháp đối, có chỗ đối chuẩn, có chỗ đối chưa thật chuẩn. Chỗ đối chưa chuẩn là

A. "từng bước" - "đòi phen".

B. "dạo" - "ngồi".

C. "hiên vắng" - "rèm thưa".

D. "thầm gieo" - "rủ thác".

6. Đặc điểm nào không phải là đặc điểm của thể loại ngâm khúc?

A. Nhân vật bộc lộ nỗi sầu cảm, xót thương ai oán cho số phận mình.

B. Có cốt truyện và cấu tứ mạch lạc.

C. Được viết bằng thể thơ song thất lục bát.

D. Là thể loại thơ trữ tình trường thiên thuần túy Việt Nam.

7. Thông tin nào về tác phẩm Chinh phụ ngâm là không đúng?

A. Bản dịch Chinh phụ ngâm thành công nhất hiện hành là của Đoàn Thị Điểm(hoặc Phan Huy Ích).

B. Khúc ngâm gồm 476 câu thơ chữ Hán, được viết theo thể song thất lục bát.

C. Tác phẩm là tiếng nói oán ghét chiến tranh, khao khát tình yêu, hạnh phúc lứa đôi.

D. Đây là một trong hai khúc ngâm đặc sắc nhất trong văn học trung đại Việt Nam.

8. Đọc đoạn thơ:

"Non Yên dù chẳng tới miền
Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời
Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong."

(Trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ)

Các từ láy "thăm thẳm", "đau đáu" trong đoạn thơ trên góp phần diễn tả điều gì?

A. Khoảng cách không gian địa lí xa xôi, diệu vợi giữa chinh phụ với người chồng thân yêu.

B. Không gian xa xôi cách trở càng làm cho nỗi nhớ của người chinh phụ như da diết, như lặn sâu vào trong lòng.

C. Sự oán trách ông trời, số phận đã bất công, chia lìa cuộc sống gia đình hạnh phúc.

D. Nỗi đau đớn về thể xác và tinh thần mà người chinh phụ phải chịu đựng khi xa chồng.

9. Nội dung đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ ở vị trí nào trong tác phẩm Chinh phụ ngâm?

A. Người chinh phụ động viên, khích lệ, cổ vũ chồng tòng quân, thực hiện chí nam nhi.

B. Nỗi buồn của người chinh phụ ngày đưa tiễn người chồng tòng quân.

C. Người chinh phụ lo lắng hay tin có chiến tranh nổ ra và chồng mình phải tòng quân.

D. Tâm sự của người chinh phụ khi chồng đã tòng quân.

10. Nhân vật trữ tình trong Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ là

A. người phụ nữ khuê các có chồng đi lính.

B. người phụ nữ nói chung (không phân biệt đẳng cấp) có chồng đi lính.

C. người phụ nữ nghèo khó có chồng đi lính.

D. người phụ nữ nông dân có chồng đi lính.

Nhằm hỗ trợ học sinh trong quá trình học tập lớp 10, VnDoc còn mang đến bộ kiến thức lý thuyết kèm bài tập đầy đủ các môn Địa lý 10, Toán 10, Tiếng Anh 10,.... hay bạn có thể tham khảo thêm về Soạn bài 10, Học tốt Ngữ Văn lớp 10, .....

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề kiểm tra 15 phút lớp 10 môn Ngữ văn

    Xem thêm