Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề kiểm tra 15 phút bài Truyện Kiều phần 2: Trao duyên

Đề kiểm tra 15 phút bài Truyện Kiều phần 2: Trao duyên gồm các câu hỏi trắc nghiệm môn Ngữ văn 10 được VnDoc biên soạn chi tiết và đăng tải nhằm hỗ trợ học sinh ôn luyện nâng cao kết quả học tập lớp 10.

Đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn lớp 10

Đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn lớp 10 có đáp án trên VnDoc.com được biên soạn theo từng bài học trong chương trình SGK Ngữ văn 10 giúp các em học sinh ôn tập kỹ hơn nội dung từng bài.

Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 10 - Truyện Kiều phần 2: Trao duyên

1. Câu thơ " Hồn còn mang nặng lời thề - Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai" (trích Trao duyên) thể hiện nội dung gì?

A. Chỉ có cái chết của Kiều mới chuộc được sự bội ước của nàng đối với Kim Trọng.

B. Kiều đã quyết lấy cái chết để chứng minh cho tấm lòng chung thủy của mình với chàng Kim.

C. Để báo hiếu trả nghĩa cha mẹ, dù có phải chết Kiều cũng cam lòng.

D. Dù có phải chết, Kiều cũng sẽ giữ trọn tình nghĩa với Kim Trọng.

2. Việc Nguyễn Du chọn từ "cậy" (chứ không phải từ "nhờ") trong câu thơ "Cậy em em có chịu lời" đã nói được một điều tinh tế trong đoạn mở lời "trao duyên" của Thúy Kiều vì

A. từ "cậy" có nghĩa là "tin cậy", thể hiện một lòng tin tuyệt đối.

B. từ "cậy" là từ cổ, đồng nghĩa với "nhờ" nhưng có sắc thái nài ép.

C. từ "cậy" có tác dụng nhấn mạnh hơn từ "nhờ".

D. từ "cậy" hàm ý nhờ vả với tất cả sự tin tưởng, tôn trọng và biết ơn.

3. Cả đoạn trích Trao duyên vốn là lời Kiều nói với em, nhưng đến cuối cuộc "trao duyên", Kiều thực sự có lúc đã quên cô em trước mặt, khi thì như đang nói một mình, khi thì như đang nói cùng Kim Trọng. Sự phức hợp trong đối tượng giao tiếp như vậy có ý nghĩa nghệ thuật như thế nào?

A. Thực chất từ đầu đến cuối đều là tiếng nói nội tâm phức tạp của Kiều.

B. Thể hiện tâm trạng rối bời, không làm chủ được lời nói của Kiều.

C. Đau đớn tột cùng, Kiều quên dần thực tại, đắm chìm vào nội tâm.

D. Kiều thấy tự thương xót sau khi đã nghĩ nhiều cho người khác.

4. Dòng nào dưới đây không phải là lí do Thúy Kiều đưa ra để nhờ Thúy Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng trong đoạn trích Trao duyên của Nguyễn Du?

A. Tuổi xuân của Vân.

B. Coi như mình đã chết để được thương cảm.

C. Tình máu mủ.

D. Tương lai của Kim Trọng.

5. Hành động "trao duyên" trong đoạn trích Trao duyên của Nguyễn Du thể hiện rõ nhất phẩm chất nào ở nhân vật Thúy Kiều?

A. Tấm lòng hiếu thảo.

B. Sự bao dung.

C. Lòng vị tha.

D. Sự sâu sắc.

6. "Sự đâu sóng gió bất kì" (trong câu thơ "Sự đâu sóng gió bất kì - Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai") mà Kiều nói đến là nhằm nhắc đến sự việc gì trước đêm "trao duyên"?

A. Việc Kiều được Đạm Tiên báo mộng với những điềm chẳng lành.

B. Việc gia đình Kiều bị thằng bán tơ vu oan, cha và em Kiều bị bắt.

C. Việc Mã Giám sinh mua Kiều và gia đình họ Vương đồng ý bán.

D. Việc chú Kim Trọng mất, chàng phải về hộ tang ở Liêu Dương.

7. Câu nói mà Thúy Kiều nói với Thúy Vân "Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa" trong đoạn trích Trao duyên của Nguyễn Du có ý nghĩa gì?

A. Thể hiện sự tuyệt vọng của Thúy Kiều.

B. Thể hiện sự thấu hiểu của Kiều về tính chất quan trọng của câu chuyện và hoàn cảnh khó xử của em.

C. Thể hiện sự chu đáo, mực thước và tế nhị của Kiều.

D. Thể hiện sự biết ơn của Thúy Kiều đối với Thúy Vân.

8. Khi dùng các từ ngữ như "mệnh bạc", "thác oan" để nói về mình trong đoạn trích Trao duyên của Nguyễn Du, tâm trạng của Thúy Kiều ra sao?

A. Đau khổ khi nghĩ Thúy Vân và Kim Trọng hạnh phúc.

B. Đau đớn, xót xa cho hoàn cảnh, số mệnh của mình.

C. Nuối tiếc, hụt hẫng vì đã trao duyên cho em.

D. Chấp nhận định mệnh nghiệt ngã.

9. Dòng nào không nêu đúng tâm trạng của Kiều sau khi trao duyên trong đoạn trích Trao duyên của Nguyễn Du?

A. Đau đớn, tiếc nuối cho tình đầu tan vỡ.

B. Tuyệt vọng, coi mình như đã chết.

C. Mặc cảm mình là kẻ phụ bạc, suốt đời không bao giờ trả hết được ân tình của Kim Trọng.

D. Lo lắng cho tương lai vô định, mịt mờ phía trước.

10. Dòng nào nói đúng với xuất xứ đoạn trích Trao duyên của Nguyễn Du?

A. Trích từ câu 713 đến câu 756 trong tác phẩm Truyện Kiều, là lời của Kiều bày tỏ nỗi lòng của mình.

B. Trích từ câu 723 đến câu 756 trong tác phẩm Truyện Kiều, là đoạn miêu tả tâm trạng của Kiều khi quyết định trao duyên cho Thúy Vân.

C. Trích từ câu 724 đến câu 757, là lời của Kiều nói cùng Thúy Vân.

D. Trích từ câu 725 đến 758, là đoạn miêu tả tâm trạng của Kiều sau khi quyết định trao duyên cho Thúy Vân.

Nhằm hỗ trợ học sinh trong quá trình học tập lớp 10, VnDoc còn mang đến bộ kiến thức lý thuyết kèm bài tập đầy đủ các môn Địa lý 10, Toán 10, Tiếng Anh 10,.... hay bạn có thể tham khảo thêm về Soạn bài 10, Học tốt Ngữ Văn lớp 10, .....

Chia sẻ, đánh giá bài viết
8
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề kiểm tra 15 phút lớp 10 môn Ngữ văn

    Xem thêm