Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh môn Địa lý lớp 9 Phòng GD&ĐT Tĩnh Gia, Thanh Hóa lần 1 năm học 2016 - 2017

Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 9

Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh môn Địa lý lớp 9 Phòng GD&ĐT Tĩnh Gia, Thanh Hóa lần 1 năm học 2016 - 2017. Đề thi nhằm chọn ra những học sinh có năng lực học tập tốt môn Địa lý lớp 9 để chuẩn bị cho kì thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh đang đến gần.

Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh môn Địa lý lớp 9 Phòng GD&ĐT Tĩnh Gia, Thanh Hóa lần 2 năm học 2016 - 2017

Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 9 thành phố Thanh Hóa năm học 2015 - 2016

Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 9 Phòng GD&ĐT Tĩnh Gia, Thanh Hóa năm học 2016 - 2017

Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 9 Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc năm học 2015 - 2016

PHÒNG GD&ĐT TĨNH GIAĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2016 – 2017
MÔN: ĐỊA LÝ LỚP 9 – BÀI SỐ 1
Thời gian làm bài: 150 phút

Câu 1 (2.0 điểm)

a. Trình bày sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả.

b. Lễ hội Festival Huế năm 2012 khai mạc vào lúc 19 giờ ngày 07/4/2012 được truyền hình trực tiếp. Hãy tính giờ, ngày các địa điểm xem truyền hình trực tiếp lễ khai mạc:

Địa điểm

Kếptao

(180Đ)

Niu Đêli

(770Đ)

Thượng Hải

( 1210Đ)

LaHabana

( 82022’T)

Honolulu

( 157049’T)

Giờ

Ngày

Câu 2 (2.0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và những kiến thức đã học, hãy:

a. Nêu đặc điểm chung của địa hình Việt Nam. Giải thích tại sao có những đặc điểm đó?

b. Địa hình ảnh hưởng đến sự phân hoá khí hậu nước ta như thế nào? Lấy ví dụ minh hoạ (dựa vào trang khí hậu trong Atlat Địa lí Việt Nam).

Câu 3 (3.0 điểm). Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và những kiến thức đã học, hãy:

a. Chứng minh Việt Nam là nước đông dân, cơ cấu dân số trẻ, mật độ dân số cao. Vì sao tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số giảm nhưng số dân vẫn tăng nhanh?

b. Trình bày đặc điểm dân số của tỉnh Thanh Hóa.

Câu 4 (3.5 điểm)

a. Dịch vụ là gì? Theo cơ cấu, dịch vụ được chia thành các ngành dịch vụ nào?

b. Tại sao Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm dịch vụ lớn nhất và đa dạng nhất ở nước ta?

c. Trình bày các loại hình giao thông vận tải của tỉnh Thanh Hóa

Câu 5 (3.5 điểm). Cho bảng số liệu sau đây:

Giá trị sản xuất công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ (Đơn vi: tỉ đồng)

Năm

Tiểu vùng

1995

2000

2002

Tây Bắc

320,5

541,1

696,2

Đông Bắc

6 179,2

10 657,7

14 301,3

Từ bảng số liệu trên kết hợp với Atlat Địa lí Việt Nam, hãy so sánh sự khác nhau về hoạt động công nghiệp giữa Đông Bắc và Tây Bắc. Giải thích nguyên nhân sự khác biệt đó.

Câu 6 (6.0 điểm). Cho bảng số liệu:

Sản lượng than, dầu mỏ và điện của nước ta thời kì 1990 – 2005.

Năm

Sản lượng

1995

2000

2005

2010

Than (triệu tấn)

4,6

8,4

11,6

31,4

Dầu mỏ (triệu tấn)

2,7

7,6

16,3

18,5

Điện (tỉ kwh)

8,8

14,7

26,7

52,1

a. Vẽ biều đồ thích hợp nhất để thể hiện tình hình sản suất than, dầu mỏ và điện của nước ta thời kì trên.

b. Nêu nhận xét và giải thích.

-----------Hết-------------
(Học sinh được sử dụng Atlat địa lí Việt Nam xuất bản từ 2009 trở lại đây)

ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÝ LỚP 9

Câu 1

a) Trình bày:

  • Trái Đất tự quay quanh một trục tưởng tượng nối liền hai cực nghiêng 66033' với mặt phẳng quỹ đạo.
  • Thời gian tự quay quanh trục hết một vòng là 24 giờ, hướng quay từ Tây sang Đông. Người ta chia bề mặt Trái Đất ra 24 khu vực giờ, mỗi khu vực có một giờ riêng. Nước ta nằm ở khu vực giờ thứ 7 và thứ 8.

* Hệ quả:

  • Khắp mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày, đêm.
  • Các vật chuyển động trên bề mặt Trái Đất đều bị lệch hướng: Nếu nhìn xuôi theo chiều chuyển động, ở nửa cầu Bắc vật chuyển động sẽ bị lệch về bên phải, ở nửa cầu Nam vật chuyển động sẽ bị lệch về bên trái.

b. Tính giờ, ngày các địa điểm:

Địa điểm

Kếptao

(180Đ)

Niu Đêli

(770Đ)

Thượng Hải

( 1210Đ)

LaHabana

( 82022’T)

Honolulu

( 157049’T)

Giờ

13h

17h

20h

6h

1h

Ngày

7.4.2012

7.4.2012

7.4.2012

7.4.2012

7.4.2012

Câu 2

a. Đặc điểm chung:

  • Địa hình nước ta rất đa dạng, nhiều kiểu loại địa hình: Đồi núi, đồng bằng, bờ biển, thềm lục địa ...
  • Đồi núi chiếm ¾ lãnh thổ, chủ yếu là đồi núi thấp. Địa hình miền núi có sự khác biệt ở các khu vực:
    • Khu vực Đông Bắc: Núi thấp, trung bình, có nhiều cánh cung, dải đồi núi thấp.
    • Khu vực Tây Bắc và Bắc Trung Bộ: Địa hình cao, đồ sộ, có sự chia cắt mạnh.
    • Tây Nguyên: Gồm các khối núi cao, đồ sộ và các cao nguyên xếp tầng, có bề mặt rộng.
  • Đồng bằng chiếm ¼ diện tích lãnh thổ, nằm ở ven biển; có 2 đồng bằng lớn... ngoài ra còn có đồng bằng duyên hải miền Trung.
  • Địa hình bờ biển đa dạng, có nhiều cảnh quan đẹp và vùng thềm lục địa rộng lớn. Hướng nghiêng của địa hình là hướng Tây Bắc - Đông Nam. Hai hướng chủ yếu của địa hình là Tây Bắc - Đông Nam và vòng cung. Địa hình mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm.

* Giải thích: Có những đặc điểm đó chủ yếu là do tác động của nội lực và ngoại lực, cụ thể là:

  • Nội lực: Vận động kiến tạo, nhất là vận động tạo núi Himalaya làm địa hình nâng lên mạnh ở Tây Bắc và Tây Nguyên, ở Đông Bắc nâng lên với cường độ yếu và nhiều đợt; đồng thời với quá trình nâng lên là những khu vực bị sụt lún, đứt gãy tạo nên đồng bằng và thềm lục địa.
  • Ngoại lực: Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm với tác động của gió, nước, sóng tạo ra các địa hình: bồi tụ, cacxtơ (chủ yếu ở miền ven biển)...

b. Ảnh hưởng của địa hình đến sự phân hoá khí hậu:

  • Nhiệt độ phân hoá theo độ cao địa hình: càng lên cao thì nhiệt độ càng giảm.
  • Ví dụ: ở tháng 7, nhiệt độ ở Hà Nội (độ cao?) là..., ở Sapa (có độ cao..) là ... (HS lấy VD và phân tích).
  • Sườn đón gió thì mưa nhiều, sườn khuất gió thì mưa ít (VD: 2 mùa mưa ở Trường Sơn chịu ảnh hưởng của 2 mùa gió...).

Câu 3

a. Chứng minh Việt Nam là nước đông dân, cơ cấu dân số trẻ, mật độ dân số cao.

* Việt Nam là nước đông dân:

  • Năm 2002, số dân nước ta là 79,7 triệu người (sách giáo khoa địa lí 9) (HS có thể lấy số liệu At lát Địa lí Việt Nam hoặc số liệu ngày 1/11/2013 là 90 triệu người)
  • Với số dân này nước ta đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á, thứ 14 trên thế giới trong khi diện tích nước ta đứng thứ 58 trên thế giới.

* Cơ cấu dân số trẻ:

  • Số người dưới và trong độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ cao, trên độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ thấp.
  • Năm 1999:
    • Nhóm 0 – 14 tuổi (dưới tuổi lao động): 33,5%
    • Nhóm 15 – 59 tuổi (trong tuổi lao động): 58,4%
    • Nhóm 60 tuổi trở lên (trên tuổi lao động): 8,1%

* Mật độ dân số cao: Năm 2013: 272 người/km2 (mật độ dân số thế giới 47 người/km2)

* Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số giảm nhưng số dân vẫn tăng nhanh vì:

  • Nước ta có dân số đông, quy mô dân số lớn
  • Nước ta có cơ cấu dân số trẻ, số phụ nữ bước vào độ tuổi sinh đẻ cao
  • Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số giảm nhưng vẫn thuộc loại cao trên thế giới

b. Đặc điểm dân số Thanh Hóa:

  • Dân số đông. Đứng thứ 3 trong cả nước (sau Hà Nội và Thành phố HCM). Đứng đầu vùng Bắc Trung Bộ.
  • Cơ cấu dân số trẻ: Năm 2009
    • Nhóm 0 – 14 tuổi (dưới tuổi lao động): 23,4%
    • Nhóm 15 – 59 tuổi (trong tuổi lao động): 68,3%
    • Nhóm 60 tuổi trở lên (trên tuổi lao động): 8,3%
  • Mật độ dân số cao: năm 2010: 326 người/km2

Câu 4

a. Dịch vụ:

  • Dịch vụ là hoạt động đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của con người.
  • Các ngành dịch vụ:
    • Dịch vụ tiêu dùng, gồm các ngành: Thương nghiệp, dịch vụ sửa chữa; khách sạn, nhà hàng; dịch vụ cá nhân và cộng đồng.
    • Dịch vụ sản xuất, gồm các ngành: Giao thông vận tải, bưu chính viễn thông; tài chính, tín dụng; kinh doanh tài sản, tư vấn.
    • Dịch vụ công cộng, gồm các ngành: Khoa học công nghệ, giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao; quản lý nhà nước, đoàn thể và bảo hiểm bắt buộc.

b. Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm dịch vụ lớn nhất và đa dạng nhất là vì:

  • Đây là hai thành phố lớn, đông dân hàng đầu của nước ta, kinh tế phát triển, mức sống dân cư cao.
  • Ở hai thành phố này tập trung nhiều ngành sản xuất.
  • Là hai đầu mối giao thông vận tải, viễn thông lớn nhất cả nước.
  • Ở hai thành phố này tập trung nhiều trường đại học lớn, các viện nghiên cứu, các bệnh viện chuyên khoa hàng đầu.
  • Là hai trung tâm thương mại, tài chính, ngân hàng lớn nhất nước ta.
  • Các dịch vụ khác như quảng cáo, bảo hiểm, tư vấn, văn hoá, nghệ thuật, ăn uống... đều phát triển mạnh.

c. Các loại hình giao thông vận tải của tỉnh Thanh Hóa:

  • Đường bộ: Cả tỉnh có 20.336 km. Các tuyến quốc lọ chính qua tỉnh dài 793 km như: Quốc lộ 1, 10, 15A, đường mòn Hồ Chí Minh.
  • Đường sắt: Tuyết đường sắt Bắc – Nam có tổng chiều dài 139,7 km chạy qua Thanh Hóa với 9 nhà ga.
  • Đường sông: Toàn tỉnh có 1.889 km, có khả năng khai thác vận tải là 1.170 km.
  • Đường biển: Thanh Hóa có 2 cảng biển Lễ Môn và Nghi Sơn. Là hai cảng được quy hoạch trong hệ thống cảng biển Việt Nam.
  • Đường hàng không: Có cảng hàng không Thọ Xuân, là một sân bay hỗn hợp quân sự - dân sự ở thị trấn Sao Vàng, cách thành phó 45 km về phía tây.

Câu 5

* Khái quát (nêu tên các tỉnh thuộc Đông Bắc và Tây Bắc)

* So sánh: Nhìn chung Đông Bắc có nhiều ngành công nghiệp phát triển hơn Tây Bắc. Cụ thể:

  • Tình hình phát triển:
    • Đông Bắc có giá trị sản xuất công nghiệp cao hơn nhiều lần so với Tây Bắc (20,5 lần vào năm 2002)
    • Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Bắc cao hơn Tây Bắc (trong cả giai đoạn Tây Bắc tăng 2,17 lần, Đông Bắc tăng 2,31 lần).
  • Cơ cấu ngành:
    • Đông Bắc có cơ cấu ngành đa dạng hơn bao gồm: luyện kim đen, luyện kim màu, vật liệu xây dựng, cơ khí, hóa chất...
    • Tây Bắc chỉ có thủy điện là thế mạnh nổi bật
  • Mức độ tập trung công nghiệp Đông Bắc cao hơn nhiều lần Tây Bắc:
    • Đông Bắc có trung tâm công nghiệp có quy mô từ 9 - 40 nghìn tỉ đồng là Hạ Long và quy mô từ dưới 9 nghìn tỉ đồng có: Thái Nguyên, Việt Trì, Cẩm Phả.
    • Tây Bắc có mức độ tập trung công nghiệp thấp nhất cả nước. Tại đây không có trung tâm công nghiệp nào mà chỉ có các điểm công nghiệp chủ yếu khai thác khoáng sản, chế biến nông sản như: Sơn La, Điện Biên Phủ, Quỳnh Nhai.

* Giải thích

  • Công nghiệp Tây Bắc nhỏ bé, kém phát triển hơn Đông Bắc do: Địa hình núi cao, hiểm trở đi lại nhiều khó khăn; Tài nguyên khoáng sản ít hơn, khó khai thác và chế biến; Dân cư thưa thớt, thiếu lao động có kĩ thuật; Cơ sở vật chất còn thiếu thốn, lạc hậu.
  • Công nghiệp Đông Bắc phát triển hơn do: Vị trí địa lí thuận lợi, một phần lãnh thổ nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc; Địa hình thấp hơn, giao thông khá thuận lợi có nhiều loại: đường sông, đường sắt, đường bộ và cảng biển; Tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng, một số loại có trữ lượng khá lớn: than, quặng sắt, thiếc..; Dân cư đông, lao động có kĩ thuật nhiều hơn. Cơ sở cơ sở vật chất phục vụ công nghiệp được xây dựng tốt hơn.

Câu 6

1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất:

  • Vẽ biểu đồ kết hợp cột và đường (Than và dầu mỏ có cùng đơn vị (triệu tấn) thể hiện bằng cột ghép, điện thể hiện bằng đường).
  • Yêu cầu: Đúng dạng biểu đồ, chính xác, có tên biểu đồ, đơn vị, chú giải, số liệu ghi trên biểu đồ.
  • Lưu ý:
    • Vẽ biểu đồ khác: không cho điểm.
    • Nếu thiếu 1 trong các yêu cầu trên thì trừ 0,25 điểm/yêu cầu.

2. Nhận xét và giải thích:

  • Từ 1990 đến 2005 ngành công nghiệp năng lượng của nước ta phát triển mạnh: sản lượng than, dầu mỏ, điện đều tăng liên tục (tính mỗi sản lượng tăng bao nhiêu); thời kỳ tăng chậm, tăng nhanh; loại nào tăng nhiều nhất...
  • Giải thích:
    • Do nước ta có nguồn tài nguyên than, dầu mỏ và thủy năng phong phú.
    • Nhu cầu sử dụng các sản phẩm này của người dân ngày càng lớn (Đặc biệt là dầu mỏ và điện).
Chia sẻ, đánh giá bài viết
3
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Thi học sinh giỏi lớp 9

    Xem thêm