Đề thi giáo viên dạy giỏi môn Lịch sử trường THPT Lương Tài 2, Bắc Ninh năm học 2016 - 2017

Đề thi giáo viên dạy giỏi môn Lịch sử cấp THPT

Đề thi giáo viên dạy giỏi môn Lịch sử trường THPT Lương Tài 2, Bắc Ninh năm học 2016 - 2017 có đáp án là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho quý thầy cô giáo, giúp quý thầy cô giáo chuẩn bị trước kì thi một cách chủ động và hiệu quả.

Đề thi giáo viên dạy giỏi môn Toán trường THPT Lương Tài 2, Bắc Ninh năm học 2016 - 2017

Đề thi Giáo viên dạy giỏi môn Ngữ văn phần thi năng lực tỉnh Vĩnh Phúc năm 2015 - 2016

SỞ GDĐT BẮC NINH

TRƯỜNG THPT LƯƠNG TÀI 2

ĐỀ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TRƯỜNG

MÔN: LỊCH SỬ

Năm học: 2016 – 2017

Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề)

Ngày thi: 25 /10 /2016

Câu 1.

a. (3 điểm). Hãy phân tích điều kiện lịch sử, thành phần lãnh đạo, lực lượng tham gia, phương pháp đấu tranh, kết quả và tác động đối với các quan hệ quốc tế của phong trào giải phóng dân tộc ở ĐNA sau CTTGT2.

b. (1 điểm). Nêu nhận xét về sự thắng lợi của cuộc đấu tranh giành độc lập ở Ấn Độ sau năm 1945.

c. (1 điểm). Anh (chị) biết gì về việc nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu, phân tích tác động của sự kiện đó.

Câu 2.

a. (2 điểm). Trong các bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam. Bài học nào có thể vận dụng để giải quyết vấn đề biển đảo hiện nay.

b. (3 điểm). So sánh chiến dịch Điện Biên Phủ và chiến dịch Hồ Chí Minh trong 30 năm chiến tranh cách mạng VN (1945-1975)

Đáp án đề thi giáo viên dạy giỏi môn Lịch sử cấp THPT

Câu 1

Câu A (3 điểm)

a. Điều kiện lịch sử:

  • Sau CTTGT2, ĐNA là nơi tập trung nhiều mâu thuẫn cơ bản nhất, mâu thuẫn dân tộc và giai cấp chằng chéo hết sức căng thẳng.
  • Trong thời kì này, các lực lượng xã hội như giai cấp tư sản dân tộc, vô sản ngày càng lớn mạnh.
  • CTTGT2 kết thúc, CNPX thất bại, CNĐQ suy yếu. Đây là điều kiện khách quan thuận lợi cho việc giải phóng dân tộc.
  • Sau CTTGT2, hệ thống CNXH ra đời là chỗ dựa vững chắc cho phong trào GPDT. Sự lớn mạnh của phong trào cộng sản, công nhân quốc tế, của các lực lượng dân chủ, hòa bình.
  • Sau CTTGT2, ĐNA trở thành điểm sôi động nhất trong cuộc chiến tranh lạnh. Là nơi đụng đầu quyết liệt giữa hai lực lượng quốc tế.

b. Thành phần lãnh đạo

  • Nhiều nước do giai cấp vô sản mà đại biểu của nó là ĐCS lãnh đạo (VN, Lào).
  • Nhiều nước do giai cấp tư sản dân tộc hoặc trí thức tư sản lãnh đạo (In-đô-nê-xia, Phi lip pin, Mã Lai)

Giai cấp nào lãnh đạo là do điều kiện lịch sử, tương quan lực lượng từng nước quyết định, nó quyết định đến chiến lược đấu tranh và con đường phát triển của đất nước sau khi giành độc lập.

c. Lực lượng tham gia

  • Có sự tham gia đông đảo của quần chúng nhân dân: nông dân, công nhân, tiểu tư sản, phong kiến tư sản hóa, trí thức...

d. Phương pháp và hình thức đấu tranh

  • Hai phương pháp và hình thức đấu tranh chủ yếu: bạo lực và không bạo lực
    • Bạo lực cách mạng: gồm bạo lực chính trị, bạo lực vũ trang.
    • Hình thức đấu tranh không bạo lực: sử dụng con đường hòa bình, ít đổ máu, đấu tranh kết hợp với thương thuyết giành độc lập

e. Kết quả và tác động của PT GPDT ĐNA đối với các quan hệ quốc tế

  • Kết quả: cho đến giữa những năm 70 (TK XX) các nước ĐNA đã giành được độc lập.
  • Tác động đối với quan hệ quốc tế
    • Làm thay đổi tình hình khu vực và thế giới, bản đồ chính trị có sự biến đổi khác trước: từ các nước thuộc địa, ĐNA đã giành được độc lập, ghi tên trên bản đồ TG.
    • Góp phần làm sụp đổ hệ thống ĐQCN, tạo điều kiện thuận lợi cho phong trào CMTG.
    • Thắng lợi trong PT GPDT ở ĐNA đã góp phần làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mĩ.
    • Trong mối quan hệ quốc tế, các nước ĐNA mới giải phóng bước lên vũ đài chính trị quốc tế, tham gia tích cực vào đời sống chính trị khu vực và thế giới (ASEAN, diễn đàn Á-Âu). Các nước này cũng đóng góp vai trò quan trọng trong diễn đàn quốc tế lớn nhất hành tinh - Liên hợp quốc.

Câu B. (1 điểm)

Nhận xét về sự thắng lợi của cuộc đấu tranh giành độc lập ở Ấn Độ sau năm 1945

  • Ấn Độ tuyên bố độc lập (26/1/1950), thành lập nước Cộng hòa, đánh dấu thắng lợi to lớn trong cuộc đấu tranh chống TD Anh dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại.
  • Quy mô của cuộc đấu tranh, khí thế của phong trào đấu tranh vượt ra khỏi chủ trương bất bạo động của Đảng quốc đại.
  • Cuộc đấu tranh của nhân dân Ấn Độ nói chung, đặc biệt năm 1946-1947 là nguyên nhân trực tiếp buộc chính quyền TD Anh phải hứa trao quyền tự trị và rút khỏi Ấn Độ.
  • Kết quả của cuộc đấu tranh là sự phát triển từ thấp đến cao, từ việc đòi tự do phát triển kinh tế, văn hóa đến mức đòi tự trị rồi độc lập hoàn toàn.
  • Thắng lợi của cuộc đấu tranh của nhân dân Ấn Độ đã ảnh hưởng lớn đến phong trào GPDT trên TG. CNTD Anh sụp đổ chính từ Ấn Độ.

Câu C. (1 điểm)

Sự kiện Anh rời khỏi liên minh châu Âu được gọi là BREXIT

  • Khi rời khỏi Liên minh chấu Âu, Anh sẽ thắt chặt vấn đề nhập cư. Tuy nhiên trên thực tế, người nhập cư là nguồn cung cấp lao động mà nước Anh rất cần. Họ làm những việc có mức lương cực thấp, để cho công nhân gốc Anh có thể tập trung làm việc có trình độ và mức lương cao hơn.
  • Về ngân sách: Khi Anh rời khỏi EU, hàng năm nước Anh không phải nộp 18,2 tỉ USD cho EU nữa, nhưng họ cũng mất đi khả năng tiếp cận khối thị trường thống nhất này. Và cái giá phải trả này có thể cao hơn nhiều so với số tiền tiết kiệm được.
  • Về thương mại: Anh sẽ phải chịu thuế cao hơn khi xuất khẩu sang thị trường EU, Anh và EU sẽ ít mua bán hàng hóa của nhau hơn.
  • Khi tin Anh rời EU được công bố, đồng bảng Anh đã rớt giá xuống mức thấp nhất trong 31 năm gần đây.
  • Sự kiện Anh rời EU thổi bùng lên Chủ nghĩa dân tộc ở nhiều nước. Tinh thần bài ngoại gia tăng. Các Đảng cánh hữu khác của châu Âu cũng sẽ lợi dụng tình hình để rời khỏi Liên minh châu Âu.

→ BREXIT sẽ châm ngòi cho một loạt diễn biến phức tạp mới, cuốn TG vào vòng xoáy khủng hoảng rất lớn.

Câu 2

Câu A (2 điểm)

Tình hình biển đảo của VN:

  • Từ năm 1974, Trung Quốc dùng lực lượng quân sự đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa đang dưới sự quản lý của chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Đến năm 1988, Trung Quốc chiếm một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa của VN. Ngày 1/5/2014 Trung Quốc cho giàn khoan Hải dương 981 và các tàu bảo vệ ngang nhiên hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt nam được quy định bởi Công ước Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982, vi phạm Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông năm 2002 (DOC). VN có đầy đủ cơ sở pháp lý, chứng cứ lịch sử để khẳng định chủ quyền của VN đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa ở Biển Đông.
  • Trong tình hình trên, có thể và cần phải vận dụng bài học: Tăng cường xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi, tập hợp, tổ chức, đoàn kết mọi lực lượng trong cộng đồng dân tộc VN, tạo nên sức mạnh toàn dân, tạo cơ sở thực lực để đấu tranh bằng mọi biện pháp cần thiết nhằm bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc.
  • Trên cơ sở thống nhất ý chí và hành động của toàn dân, VN có điều kiện để đoàn kết với các nước trong khu vực ĐNA và các nước trong cộng đồng TG, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của nhân dân TG, làm sáng tỏ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân VN, vạch trần hành động vi phạm chủ quyền VN của Trung Quốc, qua đó cô lập và làm thất bại hành động của họ. Phát biểu bế mạc Hội nghị LT9, BCH TƯ Đảng khóa XI, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: Tình hình Biển Đông hiện đang diễn biến rất phức tạp, nghiêm trọng, đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta phải hết sức tỉnh táo, sáng suốt, tăng cường đoàn kết, cả nước một lòng, kiên quyết bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, đồng thời giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước.

Câu B (3 điểm): So sánh chiến dịch ĐBP và chiến dịch HCM lịch sử

a. Về tính chất:

Đều là 2 trận quyết chiến chiến lược, đỉnh cao của 2 cuộc tiến công chiến lược trong 2 cuộc kháng chiến chống xâm lược.

b. Về lực lượng

  • Giống nhau: đều tập trung lực lượng đến mức cao nhất. Chiến dịch ĐBP "Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng"; chiến dịch HCM "tập trung đến mức cao nhất mọi lực lượng và phương tiện vật chất kĩ thuật"
  • Khác nhau: chiến dịch ĐBP có 5 đại đoàn chủ lực; chiến dịch HCM có 5 quân đoàn và tương đương quân đoàn chủ lực.

c. Mục tiêu khác nhau.

Chiến dịch ĐBP nhằm vào mục tiêu quân sự (một tập đoàn cứ điểm); chiến dịch HCM nhằm vào các cơ quan đầu não của kẻ thù (cả quân sự và chính trị).

d. Hình thức chiến dịch

  • Giống nhau: đều là 2 chiến dịch chủ động tiến công.
  • Khác nhau: Chiến dịch ĐBP là chiến dịch tiến công của lực lượng quân sự; chiến dịch HCM là sự kết hợp tiến công của lực lượng vũ trang với phong trào nổi dậy của quần chúng.

e. Địa bàn khác nhau:

Chiến dịch ĐBP diễn ra ở vùng nông thôn, rừng núi; chiến dịch HCM diễn ra ở một đô thị lớn ở đồng bằng.

f. Phương châm tác chiến:

  • Giống nhau: đều đảm bảo đánh chắc thắng
  • Khác nhau: Chiến dịch ĐBP diễn ra với phương châm "đánh chắc, tiến chắc" (trong thời gian dài); còn chiến dịch HCM theo phương châm "thần tốc, táo bạo, bất ngờ" (trong thời gian ngắn hơn).

g. Kết quả khác nhau

Chiến dịch ĐBP đã tiêu diệt hoàn toàn một tập đoàn cứ điểm của quân Pháp; chiến dịch HCM đã làm sụp đổ và tan rã hoàn toàn bộ máy chính quyền và quân đội SG, quét sạch cơ đồ TD mới của ĐQ Mĩ.

h. Ý nghĩa

  • Giống nhau:
    • Đều là những thắng lợi đưa đến kết thúc cuộc kháng chiến của dân tộc VN trong 2 cuộc chiến tranh cách mạng chống CNTD.
    • Đều tạo điều kiện thuận lợi cho CM Lào và CPC tiến lên hoàn thành chiến tranh giải phóng, cổ vũ các dân tộc đang đấu tranh chống CNĐQ trên TG.
  • Khác nhau:
    • Chiến dịch ĐBP tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao để kết thúc chiến tranh.
    • Chiến dịch HCM: kết thúc 21 năm cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước, đồng thời kết thúc 30 năm chiến tranh GPDT và bảo vệ Tổ quốc từ sau CM T8 năm 1945.
Đánh giá bài viết
1 2.977
Sắp xếp theo

    Thi giáo viên dạy giỏi

    Xem thêm