Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi giữa học kì 1 lớp 12 môn Sinh học năm 2017 - 2018 trường THPT Yên Hòa - Hà Nội

Trang 1/3 - Mã đề thi 132
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG THPT YÊN HÒA
ĐỀ THI GIỮA HỌC KỲ I
Môn : Sinh học 12
Thời gian làm bài: 45 phút;
(30 câu trắc nghiệm)
Mã đề thi 132
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)
Họ, tên thí sinh:..................................................................... Số báo danh: .............................
Câu 1: Anticôđon của phức hợp Met-tARN là gì?
A. AUG B. UAX C. TAX D. AUX
Câu 2: Ở cà độc dược 2n = 24. Số dạng đột biến thể ba được phát hiện ở loài này là
A. 23. B. 12. C. 25. D. 24.
Câu 3: Xét 2 cặp gen: cặp gen Aa nằm trên cặp NST số 2 và Bb nằm trên cặp NST số 5. Một tế bào sinh
tinh trùng có kiểu gen AaBb khi giảm phân, cặp NST số 2 không phân li ở kì sau I trong giảm phân thì tế
bào này có thể sinh ra những loại giao tử nào?
A. AaB, b hoặc Aab, B B. AAB, b hoặ aaB,b C. AaB, Aab, O. D. AaBb, O.
Câu 4: Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là
A. nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin.
B. tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền.
C. mã mở đầu là AUG, mã kết thúc là UAA, UAG, UGA.
D. một bộ ba mã hoá chỉ mã hoá cho một loại axit amin.
Câu 5: Dạng đột biến khôngm thay đổi hình dạng của NST là
A. Mất đoạn B. Thêm đoạn C. Lặp đoạn D. Đảo đoạn
Câu 6: Cho các bệnh tật di truyền ở người :
(1) Bệnh mù màu (2) Hội chứng Đao (3) Hội chứng Claiphento
(4) Bệnh bạch tạng (5) Bệnh hồng cầu hình liềm (6) Bệnh Pheniketo niệu
(7) Bệnh ung thư máu
Có bao nhiêu bệnh, tật liên quan đến đột biến nhiễm sắc thể ?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 7: Gen A dài 4080Å bị đột biến thành gen a. . Khi gen a tự nhân đôi một lần, môi trường nội bào
đã cung cấp 2398 nuclêôtit. Đột biến trên thuộc dạng
A. thêm 2 cặp nuclêôtít. B. mất 2 cặp nuclêôtít.
C. thêm 1 cặp nuclêôtít. D. mất 1 cặp nuclêôtít.
Câu 8: Một đột biến gen làm mất 3 cặp nu ở vị trí số 5 ; 10 và 31.Cho rằng bộ ba mới và bộ ba cũ không
cùng mã hóa một loại axitamin và đột biến không ảnh hưởng đến bộ ba kết thúc.Hậu quả của đột biến trên
là :
A. Mất 1 axitamin và làm thay đổi 10 axitamin liên tiếp sau axitamin thứ nhất của chuổi pôlipeptit.
B. Mất 1 axitamin và làm thay đổi 9 axitamin đầu tiên của chuổi pôlipeptit.
C. Mất 1 axitamin và làm thay đổi 9 axitamin liên tiếp sau axitamin thứ nhất của chuổi pôlipeptit.
D. Mất 1 axitamin và làm thay đổi 10 axitamin đầu tiên của chuổi pôlipeptit.
Câu 9: Đột biến gen là :
A. Sự biến đổi tạo ra những alen mới. B. Sự biến đổi tạo nên những kiểu hình mới.
C. Sự biến đổi một hay một số cặp nu- trong gen. D. Sự biến đổi một cặp nu- trong gen
Câu 10: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac, sự kiện nào sau đây diễn ra cả khi môi trường
có lactôzơ và khi môi trường không có lactôzơ?
A. Một số phân tử lactôzơ liên kết với prôtêin ức chế.
B. Các gen cấu trúc Z, Y,A phiên mã tạo ra các phân tử mARN tương ứng.
C. Gen điều hòa R tổng hợp prôtêin ức chế.
D. ARN pôlimeraza liên kết với vùng khởi động của opêron Lac và tiến hành phiên mã.
Câu 11: Mức xoắn 3 của nhiễm sắc thể là
A. sợi chất nhiễm sắc, đường kính 30 nm. B. crômatít, đường kính 700 nm
C. siêu xoắn, đường kính 300 nm. D. sợi cơ bản, đường kính 11 nm.
Câu 12: Dạng đột biến điểm làm dịch khung đọc mã di truyền là
A. thay thế cặp A-T thành cặp T-A B. thay thế cặp G-X thành cặp T-A
Trang 2/3 - Mã đề thi 132
C. mất cặp nuclêôtit A-T hay G-X D. thay thế cặp A-T thành cặp G-X
Câu 13: Có mấy nhận định đúng dưới đây với chuỗi polypeptit được tổng hợp trong tế bào nhân thực ?
1. Luôn diễn ra trong tế bào chất của tế bào
2. Đều bắt đầu bằng axit amin foocmin metionin
3. axit amin ở vị trí đầu tiên luôn bị cắt bỏ sau khi chuỗi polypeptit được tổng hợp xong
4. Chỉ được sử dụng trong nội bộ tế bào đã tổng hợp ra nó
A. 3 B. 4 C. 2 D. 1
Câu 14: Cho các kết luận sau
1. Đột biến gen xảy ra ở vị trí vùng khởi động làm cho quá trình dịch mã không được diễn ra
2. Đôt biến gen có thể xảy ra ngay cả trong môi trường không có tác nhân gây đột biến
3. Đột biến có thể có lợi, có hại hoặc trung tính
4. Đột biến gen cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa
Có bao nhiêu kết luận đúng ?
A. 4 B. 1 C. 2 D. 3
Câu 15: Phiên mã là quá trình tổng hợp nên phân tử
A. ARN B. ADN và ARN C. prôtêin D. ADN
Câu 16: Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu đúng sau đây
(1) Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit luôn dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã.
(2) Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.
(3) Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một số cặp nuclêôtit.
(4) Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến.
Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 17: Cho các thông tin sau đây :
(1) mARN sau phiên mã được trực tiếp dùng làm khuôn để tổng hợp prôtêin.
(2) Khi ribôxôm tiếp xúc với mã kết thúc trên mARN thì quá trình dịch mã hoàn tất.
(3) Nhờ một enzim đặc hiệu, axit amin mở đầu được cắt khỏi chuỗi pôlipeptit vừa tổng hợp.
(4) mARN sau phiên mã được cắt bỏ intron, nối các êxôn lại với nhau thành mARN trưởng thành.
Có bao nhiêu thông tin về sự phiên mã và dịch mã đúng với cả tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ
A. 4 B. 3 C. 1 D. 2.
Câu 18: Hoá chất 5-BrômUraxin làm biến đổi cặp nu- nào sau đây?
A. A-T → G-X B. G-X → T-A C. T-A → G-X D. G-X → A-T
Câu 19: Một gen ở nhân sơ có chiều dài 4080A
0
và có 3075 liên kết hiđrô. Một đột biến điểm không làm
thay đổi chiều dài của gen nhưng làm giảm đi 1 liên kết hiđrô. Khi gen đột biến này tự nhân đôi thì số nu
mỗi loại môi trường nội bào phải cung cấp là
A. A = T = 526 ; G = X = 674 B. A = T = 524 ; G = X = 676
C. A = T = 676 ; G = X = 524 D. A = T = 674; G = X = 526
Câu 20: Các mạch đơn mới được tổng hợp trong quá trình nhân đôi của phân tử AND hình thành theo
chiều :
A. 3’ đến 5’. B. 5’ đến 3’.
C. Cùng chiều với mạch khuôn. D. Cùng chiều với chiều tháo xoắn của ADN.
Câu 21: Khi nói vquá trình nhân đôi ADN (tái bản ADN) tế bào nhân thực, phát biểu nào sau đây
không đúng?
A. Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim ADN pôlimeraza không tham gia tháo xoắn phân tử ADN.
B. Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị nhân đôi (đơn vị
tái bản).
C. Trong quá trình nhân đôi ADN, có sự liên kết bổ sung giữa A với T, G với X và ngược lại.
D. Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim nối ligaza chỉ tác động lên một trong hai mạch đơn mới được
tổng hợp từ một phân tử ADN mẹ.
Câu 22: Cơ thể mà tế bào sinh dưỡng đều thừa 2 nhiễm sắc thể trên 2 cặp tương đồng được gọi là
A. thể ba. B. thể ba kép. C. thể bốn. D. thể tứ bội
Câu 23: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về quá trình phiên mã?
A. Các nu- liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung: A-T ;G-X
B. Phiên mã diễn ra trong nhân tế bào
Trang 3/3 - Mã đề thi 132
C. Quá trình phiên mã bắt đầu từ chiều 3
,
của mạch gốc ADN
D. Vùng nào trên gen vừa phiên mã xong thì 2 mạch đơn đóng xoắn lại ngay
Câu 24: Tập hợp các kiểu hình của một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau được gọi là
A. mức dao động. B. thường biến. C. mức giới hạn. D. mức phản ứng
Câu 25: Một gen có chiều dài 5100A
0
và có 3900 liên kết H, mạch (1) có A= 255, G = 360.
Nếu mạch (1) là mạch gốc và gen sao mã 5 lần thì số nu mỗi loại U và X môi trường phải cung cấp là:
A. U=1275 ; X= 1800 B. U=1200 ; X= 1440
C. U=1380 ; X= 2160 D. U=1380 ; X= 14402700
Câu 26: Cho các thông tin sau :
(1) Đột biến thay thế cặp A-T thành G-X
(2) Đột biến mất đoạn nst
(3) Đột biến lặp đoạn nst
(4) Đột biến đảo đoạn nst
(5) Đột biến chuyển đoạn nst
Có bao nhiêu dạng đột biến làm thay đổi hình dạng của nst
A. 3 B. 2 C. 5 D. 4
Câu 27: Một gen chiều dài 4080A
0
hiệu số % A với một loại nu khác = 10%. Số nu mỗi loại
môi trường cung cấp nếu gen tự nhân đôi 4 lần:
A. A=T= 10800; G=X = 7200 B. A=T= 1920 ; G=X = 2880
C. A=T= 11520 ; G=X = 7680 D. A=T= 2880 ; G=X = 1920
Câu 28: chua 2n = 24. Khi quan sát tiêu bản của 1 tế bào sinh dưỡng ở loài này người ta đếm được
22 nhiễm sắc thể ở trạng thái chưa nhân đôi. Có bao nhiêu kết luận đúng về bộ nhiễm sắc thể trong tế bào
của loài này ?
(1) Loài có bộ nhiễm sắc thể khuyết nhiễm
(2) Loài có bộ nhiễm sắc thể dạng thể ba
(3) Loài có bộ nhiễm sắc thể dạng thể một
(4) Loài có bộ nhiễm sắc thể dạng thể một kép
(5) Loài có bộ nhiễm sắc thể dạng thể bốn
A. 1 B. 2 C. 3 D. 2
Câu 29: sao trên mỗi chạc chữ Y chỉ 1 mạch của phân tử ADN được tổng hợp liên tục còn mạch
kia tổng hợp gián đoạn?
A. Sự liên kết các nu- trên 2mạch diễn ra không đồng thời
B. Do giữa 2 mạch có nhiều liên kết bổ sung khác nhau
C. Do 2 mạch khuôn có cấu trúc ngược chiều nhưng ADN-pôlimeraza chỉ xúc tác tổng hợp 1 chiều
nhất định
D. Do trên 2 mạch khuôn có 2 loại en zim khác nhau xúc tác
Câu 30: Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng với đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể?
(1) Làm thay đổi trình tự phân bố gen trên nhiễm sắc thể.
(2) Làm giảm hoặc tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể.
(3) Làm thay đổi thành phần gen trong nhóm gen liên kết.
(4) Có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

Đề thi giữa học kì 1 lớp 12 môn Sinh học năm 2017 - 2018

VnDoc mời các bạn học sinh tham khảo Đề thi giữa học kì 1 lớp 12 môn Sinh học năm 2017 - 2018 trường THPT Yên Hòa - Hà Nội. Tài liệu gồm 30 câu hỏi trắc nghiệm, thời gian làm bài 45 phút. Tài liệu sẽ giúp các bạn giải Sinh 12 một cách hiệu quả hơn.

---------------------------

Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Toán lớp 12, Giải bài tập Hóa học lớp 12, Giải bài tập Vật Lí 12, Tài liệu học tập lớp 12VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi giữa kì 1 lớp 12

    Xem thêm