Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 phòng GD&ĐT Nam Trực, Nam Định năm 2015 - 2016
Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6
Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 phòng GD&ĐT Nam Trực, Nam Định năm 2015 - 2016 là đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn lớp 6 dành cho các bạn học sinh và thầy cô tham khảo, làm tài liệu nghiên cứu, học tập môn Ngữ văn lớp 6 được chắc chắn nhất, làm cơ sở học lên chương trình học môn Văn lớp 7.
Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 trường THCS Trần Ngọc Hoằng, Cần Thơ năm 2016 - 2017
Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 trường THCS Kiên Bình, Kiên Lương năm 2015 - 2016
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM TRỰC | ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ I Năm học: 2015- 2016 Môn: NGỮ VĂN - LỚP: 6 (Thời gian làm bài: 90 phút) |
Câu 1 (2,5 điểm):
a) Danh từ giữ chức vụ gì trong câu? Đặt câu có sử dụng danh từ, phân tích cấu tạo ngữ pháp và cho biết chức vụ của danh từ trong câu em vừa đặt.
b) Chỉ ra lỗi sai, nguyên nhân mắc lỗi trong những câu văn sau và sửa lại cho đúng:
Tính anh ấy rất ngang tàn.
Chúng ta có nhiệm vụ giữ gìn những cái tinh tú của văn hoá dân tộc.
Câu 2 (2,5 điểm):
a) Truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh được gắn với thời đại nào trong lịch sử Việt Nam?
b) Em hãy nêu ngắn gọn ý nghĩa tượng trưng của nhân vật Sơn Tinh và Thuỷ Tinh trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
Câu 3 (5,0 điểm): Hãy kể lại truyện Thánh Gióng bằng lời văn của em.
Đáp án đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6
Câu 1 (2,0 điểm):
a) Chức vụ điển hình trong câu của danh từ là chủ ngữ. Khi làm vị ngữ danh từ cần có từ là đứng trước. (0,25 điểm)
HS đặt câu có sử dụng danh từ. (0,25 điểm)
Phân tích đúng cấu tạo ngữ pháp của câu: (0,25 điểm)
Xác định đúng chức vụ của danh từ trong câu: (0,25 điểm)
(Nếu câu không đảm bảo về nội dung ý nghĩa; cấu tạo ngữ pháp hoặc không có dấu khi kết thúc câu: không cho điểm)
b) Tính anh ấy rất ngang tàn.
- Lỗi sai: ngang tàn (0,25 điểm)
- Nguyên nhân mắc lỗi: lẫn lộn các từ gần âm (0,25 điểm)
- Sửa lại: Tính anh ấy rất ngang tàng. (0,25 điểm)
Chúng ta có nhiệm vụ giữ gìn những cái tinh tú của văn hoá dân tộc.
- Lỗi sai: tinh tú (0,25 điểm)
- Nguyên nhân mắc lỗi: dùng từ không đúng nghĩa. (0,25 điểm)
- Sửa lại: Chúng ta có nhiệm vụ giữ gìn những cái tinh túy của văn hoá dân tộc. (0,25 điểm)
Câu 2 (3,0 điểm):
a) Truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh được gắn với thời đại các vua Hùng, thời đại mở nước, dựng nước đầu tiên của người Việt cổ. (0,5 điểm)
b) Ý nghĩa tượng trưng của các nhân vật: (2,0 điểm)
Nhân vật Thuỷ Tinh: tượng trưng cho hiện tượng mưa to, bão lụt ghê gớm hằng năm,...
Nhân vật Sơn Tinh: tượng trưng cho lực lượng cư dân Việt cổ đắp đê chống lũ lụt, là ước mơ chiến thắng thiên tai của người xưa được hình tượng hoá. Tài năng và khí phách của Sơn Tinh là biểu tượng sinh động cho chiến công của người Việt cổ trong cuộc đấu tranh chống bão lụt. Đồng thời đây cũng là kì tích dựng nước của thời đại các vua Hùng,.....
Câu 3 (5,0 điểm):
Hãy kể lại truyện Thánh Gióng bằng lời văn của em
Bài làm
Từ thuở còn trong nôi, em đã được bà kể cho nghe nhiều câu chuyện lắm. Nhưng câu chuyện mà em nhớ nhất là truyện Thánh Gióng.
Truyện kể rằng: Đời Hùng Vương thứ sáu, ở một làng kia có hai vợ chồng ông lão, chăm chỉ làm ăn lại có tiếng là phúc đức. Nhưng đến lúc sắp già mà vẫn chưa có nấy một mụn con. Một ngày kia bà vợ ra đồng trông thấy một bước chân to, bèn đặt chân mình vào ướm thử. Về nhà bà mang thai. Nhưng không ngờ, khác với người thường, đến mười hai tháng sau bà mới sinh ra một cậu bé mặt mũi khôi ngô. Cậu bé ra đời là niềm mơ ước cả đời của hai vợ chồng nên ông bà mừng lắm. Nhưng chẳng biết làm sao, dù đã ba tuổi nhưng cậu bé Gióng (tên cậu do ông bà đặt) vẫn chẳng biết nói, biết cười, cứ đặt đâu nằm đó. Ông bà buồn lắm.
Cũng năm ấy, giặc Ân sang xâm lược bờ cõi nước ta. Chúng gây bao nhiêu tội ác khiến dân chúng vô cùng khổ sở. Thế giặc mạnh, nhà vua bèn sai người đi khắp nước cầu hiền tài. Đi đến đâu sứ giả cũng rao:
– Ai có tài, có sức xin hãy ra giúp vua cứu nước.
Nghe tiếng rao, cậu Gióng đang nằm trên giường bèn cất tiếng:
– Mẹ ơi! Mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con.
(Ngày xưa khi để cho em nghe đến chỗ này, bao giờ bà cũng thêm vào: Tiếng nói đầu tiên của cậu Gióng là tiếng nói yêu nước đấy. Phải nhớ lấy cháu ạ!)
– Nghe tiếng con, vợ chồng lão nông dân thấy lạ đành mời sứ giả vào nhà. Cậu Gióng liền yêu cầu sứ giả về chuẩn bị ngay: roi sắt, ngựa sắt, áo giáp sắt để cậu đi phá giặc.
Càng lạ hơn, từ lúc cậu Gióng gặp sứ giả, cậu cứ lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cậu cũng không no, áo vừa mặc xong đã sứt chỉ. Vợ chồng ông bà nọ đem hết gạo ra nuôi mà không đủ bèn nhờ hàng xóm cùng nuôi cậu Gióng. Trong làng ai cũng mong cậu đi giết giặc cứu nước nên chẳng nề hà gì.
Giặc đã đến sát chân núi Trâu. Người người hoảng sợ. Cũng may đúng lúc đó, sứ giả mang những thứ cậu Gióng đã đề nghị đến nơi. Cậu bèn vươn vai đứng dậy như một tráng sỹ, khoác vào áo giáp, cầm roi rồi nhảy lên ngựa phi thẳng tới trận. Bằng sức mạnh như cả ngàn người cộng lại, chẳng mấy chốc cậu đã khiến lũ giặc kinh hồn bạt vía. Đang đánh nhau ác liệt thì roi sắt gãy, cậu bèn nhổ ngay từng bụi tre ở bên đường quật vào lũ giặc. Quân giặc bỏ chạy toán loạn nhưng rồi cũng bị tiêu diệt không sót một tên.
Dẹp giặc xong, cậu Gióng không quay về kinh để nhận công ban thưởng mà thúc ngựa đến núi Sóc, bỏ lại áo giáp sắt, một người một ngựa bay thẳng về trời. Nhiều đời sau người ta còn kể, khi ngựa thét lửa, lửa đã thiêu trụi một làng nay làng ấy gọi là làng Gióng. Những vết chân ngựa ngày xưa nay đã thành những ao hồ to nhỏ nối tiếp nhau.
Câu chuyện về người anh hùng Thánh Gióng đã không chỉ còn là niềm yêu thích của riêng em, mà nó đã là niềm say mê của bao thế hệ học trò.