Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 trường THCS Trần Ngọc Hoằng, Cần Thơ năm 2016 - 2017
Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6
Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 trường THCS Trần Ngọc Hoằng, Cần Thơ năm 2016 - 2017 là đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn lớp 6 dành cho các bạn học sinh và thầy cô tham khảo, làm tài liệu nghiên cứu, học tập môn Ngữ văn lớp 6 được chắc chắn nhất, làm cơ sở học lên chương trình học môn Văn lớp 7.
Đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn lớp 6 năm 2015 - 2016
Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 trường THCS Kiên Bình, Kiên Lương năm 2015 - 2016
SỞ GD-ĐT TP CẦN THƠ
TRƯỜNG THCS &THPT TRẦN NGỌC HOẰNG
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
Năm học: 2016 - 2017
Môn: Ngữ Văn - Lớp: 6
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)
Phần I: Đọc- hiểu (3.0 điểm)
Cho đoạn trích:
Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép lạ bốc dời từng quả đồi, dời từng quả núi, dựng thành lũy đất ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng cao lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã suốt mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã kiệt. Thần Nước đành rút quân.
Câu 1: (1.0 điểm)
Xác định tên văn bản, phương thức biểu đạt, ngôi kể.
Câu 2: (1.0 điểm)
Giải thích nghĩa từ nao núng và cho biết cách giải thích.
Câu 3: (1.0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích trên, em hãy viết một đoạn văn ngắn (4 - 5 câu) trình bày cảm nhận của em về nhân vật Sơn Tinh.
Phần II: Tập làm văn (7.0 điểm)
Em hãy viết một bài văn kể lại một chuyến về thăm quê.
Đáp án đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6
Phần I: Đọc- hiểu
Dựa vào đoạn trích xác định:
Câu 1: Xác định
- Tên văn bản: Sơn Tinh, Thủy Tinh
- Phương thức biểu đạt: Tự sự
- Ngôi kể: Ngôi thứ ba
Câu 2: Giải thích nghĩa của từ nao núng và cho biết cách giải thích:
- nao núng: lung lay, không vững tin nơi mình nữa
- Cách giải thích: Đưa ra những từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ cần giải thích
Câu 3: Nêu nội dung đoạn trích và viết đoạn văn:
Nội dung: Tài năng và khí phách của Sơn Tinh trong cuộc chiến với Thủy Tinh.
Viết đoạn văn ngắn: Trên cơ sở nội dung của đoạn trích, bày tỏ cảm nhận của mình về nhân vật Sơn Tinh: Tầm vóc vũ trụ, tài năng và khí phách của Sơn Tinh tượng trưng cho chiến công của người Việt cổ trong cuộc đấu tranh chống bão lụt. Về hình thức phải có mở đoạn, phát triển đoạn và kết đoạn. Các câu phải liên kết với nhau chặt chẽ về nội dung và hình thức.
Phần II: Làm văn
a) Yêu cầu về kỹ năng:
Biết cách làm bài văn tự sự với ngôi kể thứ nhất. Trong khi kể, thí sinh phải kết hợp miêu tả sự việc, con người và thể hiện tình cảm, thái độ của mình trước sự việc và con người được miêu tả. Bài viết phải có kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, nội dung có sức thuyết phục, diễn đạt tốt, lời văn trong sáng; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu,...
Trình bày cẩn thận, sạch đẹp.
b) Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở những hiểu biết về thực tế, học sinh viết bài văn tự sự kể lại một chuyến về thăm quê. Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, song cần nêu được các ý chính sau:
A. Mở bài: Lí do về thăm quê (quê nội hay ngoại), về quê với ai. (có thể nêu tình huống nhớ lại chuyện kể)
B. Thân bài: Kể lại diễn biến câu chuyện theo một trình tự nhất định:
1. Trước khi về quê:
- Cha mẹ chuẩn bị những gì?
- Bản thân chuẩn bị như thế nào?
- Tâm trạng của "tôi"
2. Trên đường về quê:
- Quang cảnh (đi qua những đâu? Cảnh như thế nào?)
- Tâm trạng tôi trên đường về quê
3. Đến quê:
- Quang cảnh quê hương (những thay đổi của quê hương)
- Cuộc hội ngộ với người thân (gặp gỡ những ai? Tâm trạng của tôi và mọi người?)
- Những ngày ở quê (Đi đâu? Làm gì? Ấn tượng nhất là hoạt động nào?)
C. Kết bài:
- Cảnh chia tay rời quê trở về nhà.
- Cảm nghĩ của người kể về chuyến về quê.