Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi giữa học kì 2 lớp 11 môn Văn năm 2022 Đề 2

Đề thi giữa học kì 2 năm 2022 môn Văn 11 - Đề 2 do VnDoc biên soạn, bám sát chương trình học sẽ giúp các em học sinh lớp 11 trong quá trình ôn thi giữa học kì 2 luyện thêm đề môn Ngữ văn có đáp án.

Đề thi giữa học kì 2 lớp 11 môn Ngữ văn bao gồm đầy đủ các phần thiết yếu sau:

  • Phần Đọc hiểu văn bản được chọn lọc bám sát chương trình học.
  • Phần Làm văn bao gồm nghị luận xã hội và nghị luận văn học giúp các em học sinh hình thành kĩ năng làm văn của mình cũng như phục vụ quá trình ôn thi học kì môn Ngữ văn lớp 11.

Để tham khảo thêm nhiều đề thi và tài liệu học tập hay khác, trao đổi với thầy cô và giáo viên, mời các bạn tham gia nhóm: Tài liệu học tập lớp 11.

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép nhằm mục đích thương mại.

Đề thi giữa học kì 2 năm 2022 môn Văn 11

I. Đọc hiểu văn bản (3đ):

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Ăn tết rừng xong
từ giã chú tắc kè
chúng tôi xuôi – ào ào cơn lũ đổ
các binh đoàn tràn vào thành phố
đang mùa thay lá những hàng me

Lá me vàng lăn tăn trải thảm phố hè
chồi xanh lăn tăn nơi đầu cành run rẩy
cơn gió thoảng chút hương rừng đâu đấy
hạt mưa đầu mùa trong suốt giữa lòng tay

Người bạn tôi không về tới nơi này
anh gục ngã bên kia cầu xa lộ
anh nằm lại trước cửa vào thành phố
giây phút cuối cùng chấm dứt cuộc chiến tranh

Đồng đội, bao người không "về tới" như anh
nằm lại Cầu Bông, Đồng Dù, và xa nữa …
tất cả họ, suốt một thời máu lửa
đều ước ao thật giản dị:
sắp về!
Thành phố Hồ Chí Minh, Tết Mậu Ngọ, 1978

(Trích Tiếng tắc kè kêu trong thành phố - Nguyễn Duy, Ánh trăng, NXB Tác phẩm mới, 1984)

Câu 1 (0,5 điểm): Những phương thức biểu đạt nào được sử dụng trong đoạn thơ?

Câu 2 (0,75 điểm): Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: chúng tôi xuôi – ào ào cơn lũ đổ.

Câu 3 (0,75 điểm): Điều ước ao thật giản dị được nói tới ở cuối đoạn thơ đã thể hiện niềm mong mỏi gì của người lính nói riêng và của toàn dân tộc nói chung?

Câu 4 (1,0 điểm): Đoạn thơ gợi cho anh/chị tình cảm gì với những người lính?

II. Làm văn (7đ):

Câu 1 (2đ): Nghị luận xã hội về lời dạy của người xưa: Có công mài sắt có ngày nên kim.

Câu 2 (5đ): Phân tích hai khổ thơ đầu bài Tràng Giang.

Đáp án Đề thi giữa học kì 2 lớp 11 môn Văn

Đáp án Đọc hiểu văn bản

Câu 1 (0,5 điểm):

Những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ: biểu cảm, tự sự, miêu tả.

Câu 2 (0,75 điểm):

Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ là biện pháp so sánh.

Hiệu quả: Làm nổi bật những bước chân dồn dập, tâm trạng đầy háo hức của những người lính trong ngày trở về.

Câu 3 (0,75 điểm):

Niềm mong mỏi đoàn tụ của người lính và khát vọng hòa bình của cả dân tộc.

Câu 4 (1,0 điểm):

Bày tỏ được tình cảm chân thành, sâu sắc dành cho người lính, như: xúc động, thương tiếc trước sự hi sinh của người lính; xót xa, day dứt trước những đau thương, mất mát do sự tàn khốc của chiến tranh; biết ơn, cảm phục, tự hào về họ.

II. Làm văn (7đ):

Câu 1 (2đ):

Dàn ý Nghị luận về câu tục ngữ Có công mài sắt, có ngày nên kim

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.

2. Thân bài

a. Giải thích

Sắt: thanh kim loại to, có độ cứng rất cao.

Kim: Vật dụng rất nhỏ được làm từ chất liệu sắt dùng để khâu vá.

Từ một thỏi sắt làm thành một cây kim phải tiêu tốn rất nhiều thời gian và công sức giống như để trở thành một con người có ích cho xã hội mỗi chúng ta phải cố gắng rèn luyện bản thân rất cực khổ.

b. Phân tích

Mỗi con người không ai tự nhiên mà nên người, thành tài, tất cả những thứ đó chúng ta có được là do quá trình học tập rèn luyện, tích lũy kiến thức.

Người nào càng chăm chỉ, kiên nhẫn, chịu khó, tích cực trau dồi kiến thức thì càng thu về được những quả ngọt, mở mang tầm hiểu biết và có được thành công.

Xã hội có tiến bộ hay không, có phát triển hay không là do những công sức đóng góp của con người mà nên, con người phát triển được bao nhiêu thì xã hội tiến bộ bấy nhiêu.

Nếu mỗi chúng ta lười biếng, ỷ lại, dựa dẫm vào người khác, chúng ta mãi mãi không phát huy được năng lực của bản thân mà dần dần sẽ bị lạc hậu, tụt lùi về phía sau.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng minh họa cho bài làm văn của mình về những con người kiên trì, nỗ lực vươn lên trong học tập, cuộc sống và đã đạt được thành tựu.

Lưu ý: dẫn chứng phải xác thực, gần gũi, tiêu biểu và được nhiều người biết đến.

d. Phản đề

Tuy nhiên trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người ỷ lại, lười biếng, hay dựa dẫm vào người khác mà không biết tự phấn đấu vươn lên, lại có những người chỉ biết nghe theo sự sắp đặt, định hướng của người khác mà không có chính kiến của mình,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án, chỉ trích.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim”, đồng thời rút ra bài học, liên hệ bản thân.

Câu 2 (5đ):

Dàn ý Phân tích hai khổ thơ đầu bài Tràng Giang

1. Mở bài

Giới thiệu về tác giả Huy Cận, bài thơ Tràng giang và dẫn dắt vào 2 khổ thơ đầu.

2. Thân bài

a. Phân tích khổ thơ thứ nhất

Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp: “gợn” gợi nỗi buồn của con sóng, giữa dòng sông rộng lớn, làn sóng buông trôi lững lờ từng gợn lăn tăn tạo cảm giác buồn. Nỗi buồn trùng điệp, man mác lòng người thi sĩ.

Con thuyền xuôi mái nước song song: con thuyền trôi lững lờ rẽ nước thành hai đường thẳng song song như cố gắng xé tan cái tĩnh lặng, cái yên bình để trở nên nhộn nhịp hơn, có sức sống hơn nhưng trong khung cảnh tĩnh mịch này thì đó dường như là điều không thể.

Thuyền về nước lại sầu trăm ngả: Khi con thuyền trôi đi xa, đường thẳng song song bị tách lại trở về như cũ, nối lại thành một, mặt nước lại sầu thẳm, dù có chảy về trăm ngả vẫn mang trong mình nỗi buồn.

Củi một cành khô lạc mấy dòng: Đảo ngữ (đảo vị trí các thành phần chủ ngữ với nhau: một cành củi khô → củi một cành khô) nhấn mạnh vào hình ảnh cành củi đơn độc đang một mình lưu lạc trên dòng sông rộng lớn không biết đi đâu về đâu giống như tâm trạng của con người lúc bấy giờ khi đất nước đang bị quân giặc xâm chiếm.

b. Phân tích khổ thơ thứ hai

Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu: Đảo ngữ nhấn mạnh sự hoang sơ, vắng vẻ của cảnh vật xung quanh sông. Chỉ có cồn đất nhỏ lung lay theo gió mà tuyệt nhiên không có bàn tay, hình ảnh con người ở trong đó.

Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều: Không gian nơi tác giả dừng chân yên lặng, tĩnh mịch đến mức nghe được cả tiếng lao xao đằng xa.

Nắng xuống trời lên sâu chót vót: Không gian như được mở rộng ra hơn nhiều lần khi hình ảnh bầu trời được đưa lên sâu “chót vót”.

Sông dài, trời rộng, bến cô liêu: Trước khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ với dòng sông dài miên man, bầu trời rộng lớn vô tận nhưng trống vắng hình ảnh con người khiến cho bức tranh trở nên cô liêu hơn bao giờ hết.

3. Kết bài

Khái quát lại vẻ đẹp của đoạn thơ nói riêng, bài thơ nói chung và vị trí của bài thơ trong kho tàng văn học.

---------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các em Đề thi giữa học kì 2 năm 2022 môn Văn 11 - Đề 2. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các em học sinh tài liệu Địa lý lớp 11, Trắc nghiệm Tiếng Anh 11, Giải bài tập Toán 11, Trắc nghiệm Vật lý 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chúc các em đạt kết quả cao trong kỳ thi của mình.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi giữa kì 2 lớp 11

    Xem thêm