Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi giữa học kì 2 lớp 9 môn Văn năm 2022 - Đề 5

Đề thi giữa học kì 2 năm 2022 môn Văn 9 Đề 5 do VnDoc biên soạn, bám sát chương trình học sẽ giúp các em học sinh lớp 9 trong quá trình ôn thi giữa học kì 2 luyện thêm đề môn Ngữ văn có đáp án.

Đề thi giữa học kì 2 lớp 9 môn Ngữ văn bao gồm đầy đủ các phần thiết yếu sau:

  • Phần Đọc hiểu văn bản được chọn lọc bám sát chương trình học.
  • Phần Làm văn giúp các em học sinh hình thành kĩ năng làm văn của mình cũng như phục vụ quá trình ôn thi học kì môn Ngữ văn lớp 9.

Để tham khảo thêm nhiều đề thi và tài liệu học tập hay khác, trao đổi với thầy cô và giáo viên, mời các bạn tham gia nhóm: Tài liệu học tập lớp 9.

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép nhằm mục đích thương mại.

Đề thi giữa học kì 2 năm 2022 môn Văn 9

I. Đọc hiểu văn bản (4đ):

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

"Hài hước cũng phải học, học để thưởng thức được cái hài, học để diễn được cái hài. Chính khách nhiều nước phải thuê thầy riêng đến nhà dạy cách pha trò hài hước. Hài để làm cho việc tuyên truyền được vui vẻ tự nhiên đậm đà ý nhị. Hài để tấn công đối thủ cũng đang đi vận động tuyên truyền lấy phiếu cử tri. Hài để đá bóng về sân đối phương. Hài để gỡ bí trong tình huống trớ trêu khó xử. Lúc ấy mà mặt khó đăm đăm thì chắc chắn sẽ liệt, sẽ mất điểm.

Chính khách khi nói một câu hóm hỉnh chưa chắc đã thực lòng nói, diễn đấy. Nghệ sĩ nhân dân đấy nghệ sĩ ưu tú đấy. Nhưng cái hóm hỉnh hài hước ấy thuyết phục được cử tri và công chúng, vậy là đạt được mục đích.

Cao hơn cả diễn nữa, là mình có khả năng hiểu được cái hài, thích cái hài, thấm được cái hài, mình cười một cách tự nhiên, pha trò một cách tự nhiên. Đấy là của trời cho. Đấy là người được thiên phú. Một tiếng cười bằng mười thang thuốc bổ".

(Trích Không biết cười – Hồ Anh Thái, Lang thang trong chữ, Nxb Trẻ, 2015, tr. 56)

Câu 1 (0,5đ): Chủ đề của đoạn văn là gì?

Câu 2 (1đ): Tác giả đã nói về những tác dụng gì của cái hài và nói với giọng điệu ra sao? Hãy liệt kê các yếu tố hình thức cho phép em nhận ra giọng điệu ấy.

Câu 3 (1đ): Trong đoạn văn, từ "diễn" được tác giả dùng đến ba lần. Em hiểu như thế nào về hàm nghĩa của từ này?

Câu 4 (1,5đ): Từ điều tác giả Hồ Anh Thái gợi mở, hãy viết một đoạn văn khoảng 5 - 7 câu nói về ý nghĩa của cái hài trong cuộc sống.

II. Làm văn (6đ):

Cảm nhận về bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh.

Đáp án Đề thi giữa học kì 2 lớp 9 môn Văn

Đáp án Đọc hiểu văn bản

Câu 1 (0,5đ):

Chủ đề của đoạn văn: Sự cần thiết của việc học cách hài hước.

Câu 2 (1đ):

Tác dụng của cái hài, theo tác giả: hài giúp cho việc tuyên truyền, vận động diễn ra dễ dàng, tự nhiên; hài giúp giữ được thế chủ động trong giao tiếp; hài góp phần gỡ bí trong những tình huống khó xử; hài tạo không khí thoải mái trong cuộc sống; hài có lợi cho sức khỏe...

Giọng điệu của tác giả: hài hước. Các dấu hiệu nhận biết: dùng từ lấp lửng đa nghĩa (từ diễu); dùng lối diễn đạt kiểu "lật tẩy" (tấn công đối thủ, đá bóng về sân đối phương, gỡ bí...); dùng tiểu từ tình thái (đấy) rất đúng chỗ v.v.

Câu 3 (1đ):

Giá trị biểu đạt của từ "diễn": biến hóa nghĩa theo từng lần được sử dụng, ban đầu chỉ hành vi của cái hài sự thực, sau đó chỉ hành vi "diễn trò", hành vi "làm hề" của một đối tượng nào đó.

Câu 4 (1,5đ):

- Gợi ý đoạn văn:

Cái hài rất cần thiết, bởi nó có tác dụng giải tỏa những những điều nặng nề trong cuộc sống.

Cái hài như một thứ vũ khí, tấn công những thói hư tật xấu, những điều đáng phê phán.

Cái hài biểu thị niềm lạc quan rất cần thiết của con người trong nhiều tình huống.

Vì thế, chúng ta đều cần học cách cười: cười đúng lúc, đúng chỗ, đúng đối tượng...

II. Làm văn (6đ):

Dàn ý cảm nhận về bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả Hữu Thỉnh và bài thơ Sang thu.

2. Thân bài

a. Khổ thơ đầu

Bỗng: chợt giật mình, không có sự chuẩn bị từ trước, cảm giác sững sờ, ngạc nhiên.

Hương ổi: đặc trưng của mùa thu, báo hiệu mùa thu đã về.

Phả: động từ chỉ hành động mạnh mẽ.

Chùng chình: tính từ, tạo cảm giác chậm chạp, lững thững.

Bức tranh mùa thu được tác giả Hữu Thỉnh khắc họa qua hình ảnh, cách nhìn, cảm nhận và cả tận hưởng: hương ổi, gió, sương,… đây là sự kết hợp của nhiều giác quan khác nhau mang qua bốn câu thơ ngắn ngủi nhưng cũng đủ làm cho bạn đọc hình dung ra những đặc trưng của mùa thu và bức tranh mùa thu nơi quê nhà thanh bình như được hiện ra rõ nét hơn, đẹp đẽ hơn.

b. Khổ thơ thứ hai

Dòng sông: không còn mang dòng chảy vội vã, hối hả mà giờ đây đi chậm lại để cảm nhận, tận hưởng vẻ đẹp yên bình của mùa thu.

Đàn chim: trong mùa thu tươi đẹp này, hình ảnh đàn chim nang nét đối lập với dòng sông. Nếu dòng sông lững thững, dềnh dàng để cảm nhận thời tiết mát mẻ, dịu dàng thì đàn chim lại vội vã, hối hả đi tìm thức ăn và sửa soạn lại tổ ấm của mình để đón chờ mùa đông khắc nghiệt sắp đến.

Đám mây: không còn mang màu xanh biếc của mùa hè oi bức, mây như trở nên dịu dàng hơn, hiền hòa hơn và uốn mình thành một đường cong mềm mại để chuyển dần sang mùa thu.

Động từ “vắt” thể hiện sư nghịch ngợm, dí dỏm của đám mây đồng thời làm cho đám mây như có hồn hơn, hình ảnh chuyển đổi như mềm mại hơn, thú vị hơn. Đám mây mới chỉ “nửa mình sang thu” vì vẫn còn lưu luyến mùa hè rộn rã.

→ Bốn câu thơ đã khắc họa những biến chuyển tinh tế của cảnh vật từ mùa hè sang mùa thu. Mỗi cảnh vật lại có một đặc trưng riêng nhưng tất cả đã làm cho bức tranh mùa thu thêm thi vị hơn.

c. Khổ thơ cuối

Những dư âm của mùa hạ vẫn còn: đó là ánh nắng, là những cơn mưa, là tiếng sấm giòn. Tuy nhiên, tất cả đã trở nên dịu dàng hơn, hiền hòa hơn, không còn bất ngờ và gắt gỏng nữa.

Hai câu thơ cuối: Hình tượng sấm thường xuất hiện bất ngờ đi liền với những cơn mưa rào chỉ có ở mùa hạ. Đó cũng là những vang động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời. “Hàng cây đứng tuổi” gợi tả những con người từng trải đã từng vượt qua những khó khăn, những thăng trầm của cuộc đời. Qua đó, con người càng trở nên vững vàng hơn.

3. Kết bài

Khái quát lại nội dung, nghệ thuật của bài thơ đồng thời nêu cảm nghĩ về giá trị của tác phẩm.

---------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các em Đề thi giữa học kì 2 năm 2022 môn Văn 9 Đề 5. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các em học sinh tài liệu Giải bài tập Toán lớp 9, Trắc nghiệm Tiếng Anh 9, Lý thuyết môn Vật lí lớp 9, Giải Tập bản đồ Lịch Sử lớp 9 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chúc các em học tập thật tốt.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi giữa kì 2 lớp 9

    Xem thêm