Đề thi học kì 1 lớp 12 môn Ngữ Văn năm học 2021 - 2022 Đề 2

Đề thi học kì 1 lớp 12 môn Ngữ Văn năm học 2021 - 2022 Đề 2 do VnDoc biên soạn, bám sát chương trình học sẽ giúp các em học sinh lớp 12 trong quá trình ôn thi học kì 1 luyện thêm đề môn Ngữ văn có đáp án.

Đề thi học kì 1 lớp 12 môn Văn bao gồm đầy đủ các phần thiết yếu sau:

  • Phần Đọc hiểu văn bản được chọn lọc bám sát chương trình học.
  • Phần Làm văn bao gồm nghị luận xã hội và nghị luận văn học giúp các em học sinh hình thành kĩ năng làm văn của mình cũng như phục vụ quá trình ôn thi THPT Quốc Gia.

Để tham khảo thêm nhiều đề thi và tài liệu học tập hay khác, trao đổi với thầy cô và giáo viên, mời các bạn tham gia nhóm: Tài liệu học tập lớp 12

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép nhằm mục đích thương mại.

Đề thi học kì 1 lớp 12 môn Văn

I. Đọc hiểu văn bản (3đ):

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

“Nhiều người An Nam thích bặp bẹ năm ba tiếng Tây hơn là diễn tả ý tưởng cho mạch lạc bằng tiếng nước mình. Hình như đối với họ, việc sử dụng Pháp ngữ là một dấu hiệu thuộc giai cấp quý tộc, cũng như sử dụng nước suối Pê-ri-ê (Perrier) và rượu khai vị biểu trưng cho nền văn minh châu Âu. Nhiều người An Nam bị Tây hóa hiện nay tưởng rằng khi cóp nhặt những cái tầm thường của phong hóa châu Âu họ sẽ làm cho đồng bào của mình tin là học đã được đào tạo theo kiểu Tây phương”.

(Nguyễn An Ninh, Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức)

Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích.

Câu 2: Ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề.

Câu 3: Qua đoạn văn trên tác giả đã phê phán hiện tượng gì?

Câu 4: Hãy chỉ ra giá trị thời sự của vấn đề trong giai đoạn hiện nay?

II. Làm văn (7đ):

Câu 1 (2đ): Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về sức mạnh của lòng yêu thương.

Câu 2 (5đ): Phân tích đoạn 1 Tây Tiến.

Hướng dẫn giải Đề thi học kì 1 lớp 12 môn Ngữ văn

Đọc hiểu văn bản 

Câu 1:

Phong cách ngôn ngữ: chính luận.

Câu 2:

Câu văn nêu khái quát chủ đề: “Nhiều người An Nam thích bập bẹ năm ba tiếng Tây hơn diễn tả ý tưởng mạch lạc bằng tiếng nước mình.”

Câu 3:

Bài học rút ra:

Tác giả phê phán hiện tượng học đòi tiếng Tây của một bộ phận con người ở Việt Nam (trong những năm đầu của thế kỉ XX – 1925).

Câu 4:

- Tính thời sự của vấn đề trong giai đoạn hiện nay:

Biết tiếng nước ngoài, học tiếng nước ngoài là một yêu cầu trong quá trình hội nhập nhưng không cùng nghĩa với việc lạm dụng những thứ tiếng đó vào cuộc sống → phải trau dồi tiếng mẹ đẻ.

Phải bảo vệ và phát huy vẻ đẹp của tiếng mẹ đẻ.

II. Làm văn (7đ):

Câu 1 (2đ):

Dàn ý Nghị luận xã hội về sức mạnh của lòng yêu thương

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: ý kiến: “Hãy yêu thương và chia sẻ, bạn sẽ nhận về niềm vui và hạnh phúc”. .

2. Thân bài

a. Giải thích

Ý kiến khuyên nhủ chúng ta hãy biết yêu thương, san sẻ những điều nhỏ nhặt nhất với những người xung quanh, vì như thế chúng ta sẽ nhận lại tình yêu thương, sự tôn trọng của mọi người, cuộc sống này sẽ trở nên vui vẻ và hạnh phúc hơn.

b. Phân tích

Trong xã hội có rất nhiều mảnh đời chịu bất hạnh, đau thương, khổ cực, việc chúng ta yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ những người đó làm xoa dịu, giảm bớt nỗi đau của họ, xã hội cũng sẽ phát triển đẹp đẽ, vững mạnh hơn.

Khi giúp đỡ người khác, ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của người khác và cả sự sẵn sàng giúp đỡ lại mình lúc mình gặp khó khăn.

Mỗi người biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về nhân vật, sự việc yêu thương, chia sẻ làm minh chứng cho bài làm văn của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải tiêu biểu, nổi bật, xác thực được nhiều người biết đến.

d. Phản đề

Trong xã hội vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, lại có những người vô cảm mặc kệ nỗi đau của đồng loại,… → những người này cần bị phê phán, chỉ trích.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề cần nghị luận: ý kiến: “Hãy yêu thương và chia sẻ, bạn sẽ nhận về niềm vui và hạnh phúc” và rút ra bài học, liên hệ bản thân.

Câu 2 (5đ):

Dàn ý Phân tích đoạn 1 Tây Tiến

1. Mở bài

Giới thiệu nhà thơ Quang Dũng, bài thơ Tây Tiến và dẫn vào khổ thơ thứ nhất.

2. Thân bài

“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi.”

Câu cảm thán thể hiện sự tiếc nuối của tác giả về những ngày cùng binh đoàn Tây Tiến.

“nhớ chơi vơi”: trơ trọi, cô độc, mỗi nhớ vô định luôn thường trực.

Từ biểu cảm “ơi” + từ láy chơi vơi: âm hưởng tha thiết, ngân vang mãi trong lòng người.

→ Nỗi nhớ da diết, trào dâng, tha thiết vang lên bao trùm cả không gian và thời gian.

“Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi,
Mường Lát hoa về trong đêm hơi.”

“Sài Khao, Mường Lát” là những địa danh mà binh đoàn đặt chân qua gợi những kỉ niệm về một vùng núi cao, sương mờ → không gian thơ mộng, trữ tình.

“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm,

Nhà ai Pha Luông, mưa xa khơi.

“khúc khuỷu, thăm thẳm” gợi sự hiểm trở, gian nan của thiên nhiên.

“heo hút cồn mây” gợi độ cao của núi và độ sâu của dốc, vắng lặng, hoang vu.

"ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống” diễn tả độ gập ghềnh, trắc trở của rừng núi giúp bạn đọc hình dung ra khó khăn, gian khổ mà người chiến sĩ Tây Tiến phải trải qua.

“Pha Luông, mưa xa khơi” đứng ở trên cao phóng ánh nhìn ra xa, thu vào tầm mắt của người lính Tây Tiến là cảnh làng xóm Pha Luông mờ ảo trong lớp sương vô cùng thơ mộng. → Đây là món quà xứng đáng cho những nỗi lực của người chiến sĩ.

“Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!”

Những khó khăn, gian khổ đôi khi làm người chiến sĩ nản chí, muốn buông xuôi.

Sự ra đi của những người đồng đội là niềm đau xót cho những người ở lại.

→ Những con người dạt dào tình cảm.

“Chiều chiều oai linh thác gầm thét,
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người.”

Người chiến sĩ ngày đêm đối mặt với nguy hiểm luôn rình rập nơi rừng thiêng nước độc.

Bằng sự hài hước, dí dỏm các chiến sĩ coi những nguy hiểm đó là chỉ là những tiếng gầm thét, những sự “trêu người” bên tai.

“Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.”

Người chiến sĩ nhớ về ngày mùa ở Mai Châu: những ngày mùa, những gia đình lên khói nấu cơm đầu mùa, những hương vị nếp xôi và cả những cô gái nơi đây.

3. Kết bài

Khẳng định lại giá trị của đoạn thơ nói riêng và bài thơ nói chung.

---------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các em Đề thi học kì 1 lớp 12 môn Ngữ Văn năm học 2021 - 2022 Đề 2. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các em học sinh tài liệu Lý thuyết môn Địa lí lớp 12, Trắc nghiệm Tiếng Anh 12 mới, Chuyên đề Hóa học 12, Giải bài tập Sinh học 12 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chúc các em học tập tốt.

Đánh giá bài viết
1 262
Sắp xếp theo

Đề thi học kì 1 lớp 12

Xem thêm