Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 trường THPT An Minh, Kiên Giang năm học 2015 - 2016

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 12

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 trường THPT An Minh, Kiên Giang năm học 2015 - 2016. Đề thi gồm 4 câu hỏi bám sát nội dung trong SGK Lịch sử học kì 1, đã có đáp án và thang điểm cụ thể cho từng câu hỏi. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 trường THPT Phan Ngọc Hiển, Cà Mau năm học 2015 - 2016

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 trường THPT Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng năm học 2015 - 2016

SỞ GD&ĐT KIÊN GIANG
TRƯỜNG THPT AN MINH
ĐỀ THI HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 12
Thời gian làm bài: 45 phút

Câu 1: (3,0 điểm)

Hoàn cảnh ra đời, mục tiêu của tổ chức ASEAN. Những cơ hội của Việt Nam khi gia nhập ASEAN?

Câu 2: (2,0 điểm)

Nội dung của Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam 1930. Nêu nguyên nhân thành công và ý nghĩa của Hội nghị thành lập Đảng.

Câu 3: (3,0 điểm)

Xô viết Nghệ - Tĩnh là hình thái sơ khai của chính quyền công nông ở nước ta, là chính quyền của dân, do dân và vì dân. Mặt hạn chế của chính quyền

Câu 4: (2,0 điểm)

Lập bảng đối chiếu Phong trào cách mạng 1930 - 1931 với Cuộc vận động dân chủ 1936 - 1939 ở Việt Nam trên các mặt: Mục tiêu đấu tranh, lực lượng tham gia, phương pháp và hình thức đấu tranh?

Đáp án đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 12

SỞ GD&ĐT KIÊN GIANG
TRƯỜNG THPT AN MINH
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ 1
NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 12

Câu 1: (3,0 điểm)

1. Hoàn cảnh ra đời

  • Sau khi giành độc lập các nước Đông Nam Á bước vào thới kỳ khôi phục, phát triển kinh tế trong điều kiện rất khó khăn nên cần có sự hợp tác với nhau để phát triển. 0,25
  • Đồng thời họ muốn liên kết lại để hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc kinh tế. 0,25
  • Sự xuất hiện và phát triển của các tổ chức hợp tác mang tính khu vực, tiêu biểu là EEC đã tác động đến các nước Đông Nam Á. 0,25
  • Sự thành lập: Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các nước Đông Nam Á thành lập tại Băng Cốc với sự tham gia của 5 nước là Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan và Philippin. 0,25

2. Mục tiêu của ASEAN: Nhằm thiết lập mối quan hệ tương trợ, hợp tác về kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật. Xây dựng Đông Nam Á thành khu vực thịnh vượng hòa bình trung lập. 1,0

3. Cơ hội

  • Nền kinh tế Việt Nam được hội nhập với nền kinh tế các nước trong khu vực và trên thế giới. 0,25
  • Có điều kiện giao lưu, tiếp thu về giáo dục, văn hóa, khoa học - kĩ thuật, y tế, thể thao,... với các nước trong khu vực. 0,25
  • Việt Nam có điều kiện rút ngắn khoảng cách về cơ sở vật chất kĩ thuật so với các nước trong khu vực. 0,25
  • Tiếp thu, học hỏi trình độ quản lí của các nước trong khu vực, từng bước hoàn thiện hệ thống pháp lí. 0,25

Câu 2: (2,0 điểm)

1. Nội dung hội nghị

  • Nguyễn Ái Quốc phê phán những quan điểm sai lầm của các tổ chức cộng sản riêng lẻ và nêu chương trình hội nghị. 0,25
  • Hội nghị đã nhất trí hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một Đảng duy nhất lấy tên là Đảng cộng sản Việt Nam. 0,25
  • Thông qua Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt của Đảng do Nguyễn Ai Quốc soạn thảo (Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam). 0,25
  • Ngày 24/02/1930, Đông Dương cộng sản Liên đoàn được kết nạp vào Đảng cộng sản Việt Nam. Sau này, Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam quyết định lấy ngày 3/2 hàng năm làm ngày kỉ niệm thành lập Đảng. 0,25

2. Ý nghĩa của Hội nghị: Hội nghị có ý nghĩa như một đại hội thành lập Đảng, thông qua đường lối Cách mạng (tuy còn sơ lược). 0,25

3. Nguyên nhân thành công của hội nghị

  • Giữa đại biểu các tổ chức không có mâu thuẫn về ý thức hệ, đều có xu hướng vô sản, đều tuân theo điều lệ của quốc tế Cộng sản. 0,25
  • Đáp ứng đúng nhu cầu thực tiễn của Cách mạng lúc đó. 0,25
  • Do được sự quan tâm của Quốc tế Cộng sản và uy tín cao của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. 0,25

Câu 3: (3,0 điểm)

  • Sau khi thành lập chính quyền Xô Viết Nghệ - Tĩnh đã đem lại nhiều lợi ích căn bản cho nhân dân, chứng tỏ bản bản chất cách mạng và tính ưu việt của một Nhà nước mới: Chính quyền của dân, do dân và vì dân. 0,5
  • Chính trị: Thực hiện các quyền tự do, dân chủ, thành lập các tổ chức quần chúng, các đội tự vệ đỏ và tòa án nhân dân được thành lập. Thông qua các cuộc mít tinh, hội nghị để tuyên truyền, giáo dục ý thức chính trị cho quần chúng nhân dân. 0,5
  • Kinh tế: Chia ruộng đất cho nông dân, bắt địa chủ bỏ tô chính, giảm tô phụ, bãi bỏ các thứ thuế của đế quốc, phong kiến. 0,5
  • Quân sự: Mỗi làng đều có những đội tự vệ vũ trang. 0,5
  • Xã hội: Phát động phong trào đời sống mới, bài trừ mê tín dị đoan, hủ tục tốn kém phiền phức. Trật tự xã hội được đảm bảo, nạn trộm cướp không còn. 0,5
  • Hạn chế: 0,5
    • Chưa lập được chính quyền hoàn chỉnh.
    • Chưa triệt để giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.

Câu 4: (2,0 điểm)

Nội dung

Phong trào cách mạng 1930 – 1931

Cuộc vận động dân chủ 1936 - 1939

Mục tiêu đấu tranh

- Chống đế quốc giành độc lập dân tộc.

- Chống phong kiến, giành ruộng đất cho dân cày.

Chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít và chiến tranh đế quốc, đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình.

Lực lượng tham gia

Công nhân và nông dân

Công nhân, nông dân và tập hợp mọi lực lượng dân chủ, yêu nước, tiến bộ.

Phương pháp và hình thức đấu tranh.

Mít tinh, biểu tinh, bí mật, bất hợp pháp, bạo động vũ trang giành chính quyền …

Bãi công, bãi khóa, mít tinh, kết hợp đấu tranh công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp…

  • Mục tiêu đấu tranh 1,0 điểm
  • Lực lượng tham gia: 0,5 điểm
  • Phương pháp và hình thức đấu tranh: 0,5 điểm
Đánh giá bài viết
1 1.810
Sắp xếp theo

    Đề thi học kì 1 lớp 12

    Xem thêm