Ngữ pháp tiếng Anh lớp 12 học kì 1 năm 2023 - 2024
Lý thuyết ôn tập Ngữ pháp học kì 1 tiếng Anh lớp 12 dưới đây nằm trong bộ đề thi học kì 1 lớp 12 môn tiếng Anh năm 2023 - 2024 do VnDoc.com sưu tầm và đăng tải.
Cấu trúc tiếng Anh học kì 1 lớp 12 năm 2023
- I. Thì Quá khứ đơn - Past Simple Tense
- II. Thì Quá khứ tiếp diễn - Past Continuous Tense
- III. Thì Quá khứ hoàn thành - Past perfect Tense
- IV. Thì Hiên tại hoàn thành - Persent Perfect Tense
- V. Thì hiện tai hoàn thành tiếp diễn - Present perfect continuous tense
- VI. Cấu trúc câu giả định - Subjunctive
- VII. Câu so sánh lặp trong tiếng Anh
- VIII. Tính từ ghép trong tiếng Anh
- IX. Cách dùng mạo từ A/An/ The trong tiếng Anh
- X. Cách dùng đại từ quan hệ Which trong tiếng Anh
- XI. Từ nối tiếng Anh - Connecting words
- XII. Câu hỏi đuôi trong tiếng Anh - tag questions
- XIII. Danh động từ Ving
I. Thì Quá khứ đơn - Past Simple Tense
1. Công thức
Loại câu | Động từ “tobe” | Động từ thường |
Câu khẳng định | S số ít (I, She, He, It,…) + was S số nhiều (We, They,…) + were Ví dụ: - I was late for school yesterday. (Tôi đi học muộn ngày hôm qua.) - The students were at home last Friday. (Học sinh đã ở nhà vào thứ Sáu tuần trước.) | S+ Ved/ V2 Ví dụ: - I met my old friends yesterday. (Tôi gặp lại những người bạn cũ tối qua.) - My family visited Hue last summer. (Gia đình tôi đi du lịch Hue vào hè năm ngoái.) |
Câu phủ định | S số ít (I, She, He, It,…) + was not S số nhiều (We, They,…) + were not Chú ý: was not = wasn’t were not = weren’t Ví dụ: - He wasn’t satisfied with his score. (Anh ấy đã không hài lòng với điểm số của anh ấy.) - They weren’t in Japan last holiday. (Họ đã không ở Nhật vào kì nghỉ trước.) | S + did not + V (nguyên thể) Chú ý: did not = didn’t Ví dụ - Nam didn’t play football last week. (Nam không chơi bóng đá tuần trước.) - They didn’t go to school last Monday. (Họ đã không đi học vào thứ 2.) |
Câu nghi vấn | Was+ S số ít (I, She, He, It,…) – Yes, S + was/ No, S + wasn’t Were+ S số nhiều (We, They,…) – Yes, S +were/ No, S + weren’t Ví dụ: - Was it beautiful? (Nó đẹp chứ) - Were they happy to help you? (Họ có vui vẻ giúp đỡ bạn không?) | Did + S+ V (nguyên thể) ? Yes, S + did/ No, S + didn’t - Did Nga do her homework? – Yes, she did. (Nga đã làm bài tập về nhà chưa? – Có, cô ấy đã làm rồi.) - Did he miss the bus this morning – No, he didn’t. (Anh ấy lỡ xe buýt sáng nay nhỉ? – Không, anh ấy không lỡ xe.) |
2. Cách dùng
2.1. Diễn tả một hành động, sự việc đã diễn ra tại một thời điểm cụ thể, hoặc một khoảng thời gian trong quá khứ và đã kết thúc hoàn toàn ở quá khứ.
Ví dụ:
- I went to sleep at 11p.m last night. (Tôi đi ngủ 11 tối qua.)
- She visited his parents last weekend. (Cô ấy đến thăm ba mẹ anh ấy vào cuối tuần trước)
2.2. Diễn tả một hành động lặp đi lặp lại trong quá khứ.
Ví dụ:
- John visited his grandma every weekend when he was not married. (John đã thăm bà của cậu ấy hàng tuần lúc còn chưa cưới.)
- They always enjoyed going to the zoo when they were young. (Họ đã luôn luôn thích thú khi đi thăm vườn bách thú khi họ còn nhỏ.)
2.3. Diễn đạt các hành động xảy ra liên tiếp trong quá khứ.
Ví dụ:
- Laura came home, took a nap, then had lunch. (Laura về nhà, ngủ một giấc, rồi ăn trưa.)
- She turned on her computer, read the message on Facebook and answered it. (Cố ấy bật máy tính, đọc tin nhắn trên Facebook và trả lời.)
2.4. Diễn tả một hành động xen vào một hành động đang diễn ra trong quá khứ.
LƯU Ý: Hành động đang diễn ra chia thì quá khứ tiếp diễn, hành động xen vào chia thì quá khứ đơn.
Ví dụ:
- When Jane was cooking breakfast, the lights suddenly went out. (Khi Jane đang nấu bữa sáng thì đột nhiên đèn tắt.)
- Henry was riding his bike when it rained. (Khi Henry đang lái xe đạp thì trời mưa.)
2.5. Dùng trong câu điều kiện loại II (câu điều kiện không có thật ở hiện tại)
- If you were me, you would do it. (Nếu bạn là tôi, bạn sẽ làm thế.)
- If I had a lot of money, I would buy a new car. (Nếu tôi có thật nhiều tiền, tôi sẽ mua chiếc xe hơi mới.)
IV. Dấu hiệu nhận biết
Trong câu có các trạng từ chỉ thời gian trong quá khứ:
– yesterday (hôm qua)
– last night/ last week/ last month/ last year: tối qua/ tuần trước/ tháng trước/ năm ngoái
– ago: Cách đây. (two hours ago: cách đây 2 giờ/ two weeks ago: cách đây 2 ngày …)
– When + mệnh đề chia thì quá khứ đơn: khi (when I was a kid,…)
- at, on, in…+ thời gian quá khứ (at 6 o’clock, on Monday, in June, in 1990,…)
- Sau as if, as though (như thể là), it’s time (đã đến lúc), if only, wish (ước gì), would sooner/ rather (thích hơn)
II. Thì Quá khứ tiếp diễn - Past Continuous Tense
1. CẤU TRÚC
1. Khẳng định:
S + was/were + V-ing
Trong đó: S (subject): chủ ngữ
V-ing: động từ thêm “–ing”
CHÚ Ý:
- S = I/ He/ She/ It + was
- S = We/ You/ They + were
Ví dụ:
- She was cooking dinner at 5 p.m yesterday.(Cô ấy đang nấu bữa tối vào lúc 5h chiều hôm qua)
- They were playing badminton when I came yesterday. (Họ đang chơi cầu lông khi tôi đến ngày hôm qua.)
2. Phủ định:
S + wasn’t/ weren’t + V-ing
CHÚ Ý:
- was not = wasn’t
- were not = weren’t
Ví dụ:
- He wasn’t working when his boss came yesterday. (Anh ta đang không làm việc khi sếp đến vào ngày hôm qua.)
- We weren’t watching TV at 9 p.m yesterday. (Chúng tôi không xem TV vào lúc 9h tối qua.)
3. Câu hỏi:
Was/ Were + S + V-ing ?
Trả lời: Yes, I/ he/ she/ it + was. – No, I/ he/ she/ it + wasn’t.
Yes, we/ you/ they + were. – No, we/ you/ they + weren’t.
Câu hỏi ta chỉ cần đảo “to be” lên trước chủ ngữ.
Ví dụ:
- Was your mother going to the market at 7 a.m yesterday? (Mẹ của bạn có đi chợ vào 7h sáng qua không?)
Yes, she was./ No, she wasn’t.
- Were they staying with you when I called you yesterday? (Họ có đang ở với bạn khi tôi gọi không?)
Yes, they were./ No, they weren’t.
2. CÁCH SỬ DỤNG
1. Dùng để diễn tả một hành động đang xảy ra tại một thời điểm xác định trong quá khứ.
Ví dụ:
- At 12 o’clock yesterday, we were having lunch. (Vào lúc 12h ngày hôm qua, chúng tôi đang ăn trưa.)
Ta thấy “lúc 12h ngày hôm qua” là một giờ cụ thể trong quá khứ, vào tại thời điểm này thì việc “ăn trưa” đang diễn ra nên ta sử dụng thì quá khứ tiếp diễn.
- At this time 2 days ago, I was travelling in America. (Vào thời gian này cách đây 2 ngày, tôi đang du lịch bên Mỹ.)
Ta thấy “vào thời gian này cách đây 2 ngày” là một thời gian cụ thể trong quá khứ, vào thời điểm này thì việc “du lịch” đang diễn ra nên ta sử dụng thì quá khứ tiếp diễn.
2. Dùng để diễn tả một hành động đang xảy ra thì một hành động khác xen vào.
- Hành động đang xảy ra chia thì quá khứ tiếp diễn, hành động xen vào chia thì quá khứ đơn.
Ví dụ:
- He was chatting with his friend when his mother came into the room. (Cậu ta đang tán gẫu với bạn khi mẹ cậu ta vào phòng.)
Ta thấy có hai hành động đều xảy ra trong quá khứ: “tán gẫu với bạn” và “mẹ vào phòng”. Vào thời điểm đó hành động “tán gẫu với bạn” đang diễn ra thì bị xen ngang bởi hành động “mẹ vào phòng”. Vậy hành động đang diễn ra ta sẽ chia thì quá khứ tiếp diễn.
- They were working when we got there. (Họ đang làm việc khi chúng tôi tới đó.)
Ta thấy hành động “làm việc” đang diễn ra và hành động “chúng tôi đến” xen vào. Hai hành động này đều xảy ra trong quá khứ.
3. Diễn tả hai hành động đồng thời xảy ra tại một thời điểm trong quá khứ, trong câu có “while”.
Tại một thời điểm trong quá khứ khi có 2 hành động đồng thời đang diễn ra sẽ chia cả hai hành động đó ở thì quá khứ tiếp diễn.
Ví dụ:
- My mother was cooking lunch while my father was cleaning the floor at 10 am yesterday. (Mẹ tôi đang nấu ăn trong khi bố tôi đang lau nhà lúc 10h sang hôm qua.)
- I was studying English while my brother was listening to music last night. (Tôi đang học tiếng Anh trong khi anh trai tôi đang nghe nhạc tối hôm qua.)
3. DẤU HIỆU NHẬN BIẾT
+ Trong câu có các trạng từ chỉ thời gian trong quá khứ kèm theo thời điểm xác định.
- at + giờ + thời gian trong quá khứ (at 12 o’clock last night,…)
- at this time + thời gian trong quá khứ. (at this time two weeks ago, …)
- in + năm (in 2000, in 2005)
- in the past (trong quá khứ)
+ Trong câu có “when” khi diễn tả một hành động đang xảy ra và một hành động khác xen vào.
III. Thì Quá khứ hoàn thành - Past perfect Tense
1. Cấu trúc
Câu khẳng định | Câu phủ định | Câu nghi vấn |
S + had + VpII Ví dụ: – He had gone out when I came into the house. (Anh ấy đã đi ra ngoài khi tôi vào nhà.) – They had finished their work right before the deadline last week. (Họ đã hoàn thành công việc của họ ngay trước hạn chót vào tuần trước.) | S + hadn’t + VpII CHÚ Ý: – hadn’t = had not Ví dụ: – She hadn’t come home when I got there. (Cô ấy vẫn chưa về nhà khi tôi về.) – They hadn’t finished their lunch when I saw them. (Họ vẫn chưa ăn xong bữa trưa khi trông thấy họ). | Had + S + VpII ? Yes, S + had. No, S + hadn’t. Ví dụ: – Had the film ended when you arrived at the cinema? (Bộ phim đã kết thúc khi bạn tới rạp chiếu phim phải không?) Yes, it had./ No, it hadn’t |
2. Cách dùng
1. Khi hai hành động cùng xảy ra trong quá khứ, ta dùng thì quá khứ hoàn thành cho hành động xảy ra trước và quá khứ đơn cho hành động xảy ra sau.
Ex:
- I met them after they had divorced. (Tôi gặp họ sau khi họ ly dị.)
- Lan said she had been chosen as a beauty queen two years before. (Lan nói rằng trước đó hai năm, cô ta từng được chọn làm hoa hậu.)
- An idea occurred to him that she herself had helped him very much in the everyday life. (Hắn chợt nghĩ ra rằng chính cô ta đã giúp hắn rất nhiều trong cuộc sống hằng ngày.)
2. Thì quá khứ hoàn thành diễn tả hành động đã xảy ra và đã hoàn tất trước một thời điểm trong quá khứ, hoặc trước một hành động khác cũng đã kết thúc trong quá khứ.
Ex:
- I had lived abroad for twenty years when I received the transfer. (Tôi đã sống ở nước ngoài hai mươi năm khi tôi nhận chuyển nhượng.)
- Jane had studied in England before she did her master’s at Harvard. (Jane đã học ở Anh trước khi học thạc sĩ tại Harvard.)
3. Trong câu điều kiện loại 3 để diễn tả điều kiện không có thực
Ex:
If I had known that, I would have acted differently. (Nếu tôi biết điều đó, tôi đã hành động khác.)
She would have come to the party if she had been invited. (Cô ấy sẽ đến bữa tiệc nếu được mời.)
3. Dấu hiệu nhận biết
Khi thì quá khứ hoàn thành thường được dùng kết hợp với thì quá khứ đơn, ta thường dùng kèm với các giới từ và liên từ như: by the time (có nghĩa như before), before, after, when, till, until, as soon as, no sooner…than
Ex:
- No sooner had he returned from a long journey than he was ordered to pack his bags. (Anh ta mới đi xa về thì lại được lệnh cuốn gói ra đi.)
- When I arrived John had gone away. (Khi tôi đến thì John đã đi rồi.)
- Yesterday, I went out after I had finished my homework. (Hôm qua, tôi đi chơi sau khi tôi đã làm xong bài tập.)
- He had cleaned the house by the time her mother came back. (Cậu ấy đã lau xong nhà vào thời điểm mẹ cậu ấy trở về.)
- She had done her homework before her mother asked her to do so. (Cô ấy đã làm bài tập về nhà trước khi mẹ cô ấy yêu cầu cô ấy làm như vậy.)
IV. Thì Hiên tại hoàn thành - Persent Perfect Tense
1. CẤU TRÚC THÌ HIỆN TẠI HOÀN THÀNH
1. Khẳng định:
S + have/ has + VpII
Ví dụ:
- I have graduated from my university since 2012.
(Tôi tốt nghiệp đại học từ năm 2012.)
2. Phủ định:
S + haven’t / hasn’t + VpII
Ví dụ:
- We haven’t met each other for a long time.
(Chúng tôi không gặp nhau trong một thời gian dài rồi.)
3. Câu nghi vấn:
Have/ Has + S + VpII ?
Trả lời: Yes, S + has/ have
No, S + hasn’t/ haven’t
Ví dụ:
- Have you ever travelled to America? (Bạn đã từng du lịch tới Mỹ bao giờ chưa?)
Yes, I have./ No, I haven't.
2. CÁCH DÙNG
1. Diễn đạt một hành động xảy ra ở một thời điểm không xác định trong quá khứ:
– Không có thời gian xác định.
Ví dụ:
John has traveled around the world (We don’t know when.)
I have lost my key.
She has moved to New York.
– Hoặc đi với các từ: just, recently, already, yet…
– Hành động lặp lại nhiều lần cho đến thời điểm hiện tại.
Ví dụ:
I have watched “Iron Man” several times.
He has studied this lesson over and over.
– Sau cấu trúc so sánh hơn nhất ta dùng thì hiện tại hoàn thành.
Ví dụ:
It is the most boring book that I have ever read.
– Sau cấu trúc: This/It is the first/second… time…, phải dùng thì hiện tại hoàn thành.
Ví dụ:
This is the first time he has driven a car.
It’s the second time he has lost his passport.
2. Diễn tả một hành động bắt đầu diễn ra trong quá khứ và hành động đó vẫn còn kéo dài ở hiện tại.
Ví dụ:
I have worked here for 10 years.
She has been ill since last week.
– Có các từ chỉ thời gian đi cùng như: since, for, ever, never, up to now, so far…
Ví dụ:
John has lived in that house for 20 years. (He still lives there.)
John has lived in that house since 1989.
3. DẤU HIỆU NHẬN BIẾT
– Since + thời điểm trong quá khứ (mốc thời gian, thời điểm mà hành động bắt đầu): since 1982, since January... : kể từ khi
Ví dụ:
Since September I haven’t smoked.
He hasn’t met her since she was a little girl.
- For + khoảng thời gian (kéo dài hành động): for three days, for ten minutes… : trong vòng
Ví dụ:
I haven’t heard from her for 2 months.
I have worked here for 15 years.
– Already: đã… rồi (Dùng trong câu khẳng định hay câu hỏi, ALREADY có thể đứng ngay sau have/has và cũng có thể đứng cuối câu)
Ví dụ:
I have already had the answer. = I have had the answer already.
Have you typed my letter already?
– Yet: chưa (Dùng trong câu phủ định hoặc nghi vấn. YET thường đứng cuối câu, có thể đứng giữa câu sau not)
Ví dụ:
John hasn’t written his report yet = John hasn’t yet written his report.
I haven’t decided what to do yet = I haven’t yet decided what to do.
– Just: vừa mới (Dùng để chỉ một hành động vừa mới xảy ra)
Ví dụ:
I have just met him.
– Recently, Lately: gần đây
Ví dụ:
He has recently arrived from New York.
– Ever: đã từng bao giờ chưa (chỉ dùng trong câu nghi vấn)
Ví dụ:
Have you ever gone abroad?
Have you ever eaten snake eat?
– Never/ Never … before: chưa bao giờ
Ví dụ:
I have never eaten a mango before. Have you eaten a mango?
I have never had a car.
– So far: cho đến bây giờ
Ví dụ:
We haven’t finished the English tenses so far.
– Up to now, up to the present, up to this moment, until now, until this time: đến tận bây giờ
V. Thì hiện tai hoàn thành tiếp diễn - Present perfect continuous tense
1. Cấu trúc
Câu khẳng định | Câu phủ định | Câu nghi vấn |
S + have/ has + Ving+ VpII CHÚ Ý: – S = I/ We/ You/ They + have – S = He/ She/ It + has Ví dụ: – I have graduated from my university since 2012. (Tôi tốt nghiệp đại học từ năm 2012.) – She has lived here for one year. (Cô ấy sống ở đây được một năm rồi.) | S + haven’t / hasn’t + been + V-ing CHÚ Ý: – haven’t = have not – hasn’t = has not Ví dụ: – I haven’t been studying English for 5 years. (Tôi không học tiếng Anh được 5 năm rồi.) – She hasn’t been watching films since last year. (Cô ấy không xem phim từ năm ngoái.) | Have/ Has + S + been + V-ing? CHÚ Ý: Yes, I/ we/ you/ they + have. -Yes, he/ she/ it + has. Ví dụ: – Have you been standing in the rain for more than 2 hours? (Bạn đứng dưới mưa hơn 2 tiếng đồng hồ rồi phải không?) Yes, I have./ No, I haven’t. – Has he been typing the report since this morning? (Anh ấy đánh máy bài báo cáo từ sáng rồi rồi phải không?) Yes, he has./ No, he hasn’t. |
2. Cách dùng
Cách dùng | Ví dụ |
Hành động bắt đầu ở quá khứ và còn đang tiếp tục ở hiện tại (nhấn mạnh tính liên tục) | She has been waiting for you all day( Cô nàng đã đợi cậu cả ngày rồi) She has been working here since 2010. (Cô ấy làm việc ở đây từ năm 2010.) |
Hành động đã kết thúc trong quá khứ, nhưng chúng ta quan tâm tới kết quả tới hiện tại. | It has been raining (Trời vừa mưa xong ) I am very tired now because I have been working hard for 12 hours. (Bây giờ tôi rất mệt vì tôi đã làm việc vất vả trong 12 tiếng đồng hồ.) |
3. Dấu hiệu nhận biết
– Since + mốc thời gian
Ex: She has been working since early morning. (Cô ấy làm việc từ sáng sớm.)
– For + khoảng thời gian
Ex: They have been listening to the radio for 3 hours. (Họ nghe đài được 3 tiếng đồng hồ rồi.)
– All + thời gian (all the morning, all the afternoon, all day, …)
VI. Cấu trúc câu giả định - Subjunctive
1. Khái niệm
– “Subjunctive”: Câu giả định hay còn gọi là câu cầu khiến là loại câu đối tượng thứ nhất muốn đối tượng thứ hai làm việc gì.
– Câu giả định có tính chất cầu khiến chứ không mang tính ép buộc như câu mệnh lệnh.
2. Cách sử dụng
Câu giả định chủ yếu được sử dụng để nói đến những sự việc không chắc chắn sẽ xảy ra, thường xuất hiện trong văn viết.
Ví dụ, chúng ta sử dụng khi nói về những sự việc mà một ai đó:
+muốn xảy ra
+dự đoán sẽ xảy ra
+xảy ra trong tưởng tượng
3. Cấu trúc
3.1. Cấu trúc “that –clause” theo sau động từ
Các động từ thường dùng:
advise (khuyên) require (yêu cầu) demand (yêu cầu) ask (hỏi, yêu cầu), command (ra lệnh) order (ra lệnh) | desire (mong muốn) insist (nài nỉ) recommend (gợi ý) request (yêu cầu) prefer (thích hơn) suggest (gợi ý) urge (thúc giục) |
S+ V (advise, require, demand…) that + S + V nguyên thể
Ex: The doctor suggested that his patient stop smoking. (Bác sĩ đề nghị bệnh nhân của ông ngừng hút thuốc.)
The university requires that all its students take this course. (Các trường đại học yêu cầu tất cả các sinh viên của mình tham gia khóa học này.)
3.2. Cấu trúc “that –clause” theo sau tính từ (hoặc V3)
Các tính từ thường dùng:
advised essential obligatory required best imperative necessary suggested | proposed urgent desirable mandatory recommended vital crucial important |
It+ be + adj that + S + V nguyên thể
Ex:
It is necessary that he water these trees every day. (Việc anh ấy tưới những cây này hằng ngày rất cần thiết.)
It was urgent that we leave at once. (Điều khẩn cấp là chúng tôi rời đi ngay lập tức.)
3.3. Chú ý
- Trong mệnh đề sau “that”, ta giữa nguyên động từ nguyên thể với cả chủ ngữ số ít và số nhiều.
Ex: I suggest that he check the homework carefully. (Tôi gợi ý anh ấy kiểm tra bài tập về nhà thật cẩn thận.)
They demanded that she return home before 10 p.m. (Họ yêu cầu cô trở về nhà trước 10 giờ.)
- Với thể phủ định của mệnh đề sau “that”, ta thêm “not” trước động từ nguyên thể.
S+ be + adj +that + S + NOT + V nguyên thể
S+ V (advise, require, demand…) that + S +NOT+ V nguyên thể
Ex: The doctor advised that Tom not skipping meals. (Bác sĩ khuyên Tom không nên bỏ bữa.)
The teacher requires that the students not cheat during the test. (Giáo viên yêu cầu học sinh không gian lận trong bài kiểm tra.)
- Với thể bị động của mệnh đề sau “that”, ta chia động từ ở dạng “be + V3/ P.P”
It+ be + adj +that + S + be + V3/ P.P
S+ V (advise, require, demand…) that + S + be + V3/ P.P
Ex: I demand that I be allowed to be free now. (Tôi yêu cầu tôi được phép tự do ngay bây giờ.)
The little boy insisted that the toy be bought immediately. (Cậu bé khăng khăng đòi mua đồ chơi ngay lập tức.)
VII. Câu so sánh lặp trong tiếng Anh
1. So sánh lặp với danh từ
a. Danh từ đếm được
MORE AND MORE + N
FEWER AND FEWER + N
Ex:
- Nowadays, more and more people using smartphones. (Ngày nay, càng có nhiều người dùng điện thoại thông minh)
- There are fewer and fewer kids in this village. (Ngày càng có ít trẻ em trong cái làng này)
b. Danh từ không đếm được
MORE AND MORE + N
LESS AND LESS + N
Ex:
- As a result, she has less and less time to sleep. (Kết quả là, cô ấy càng ngày càng có ít thời gian để ngủ.)
2. So sánh lặp với tính từ
a. Tính từ ngắn
S + be +adj-er and adj-er
Ex:
- He is getting older and older.
(Anh ấy ngày càng già đi.)
- It is hotter and hotter these days.
(Mấy ngày nay trời càng nắng nóng.)
b. Tính từ dài
S + be + more and more + adj
S + be + less and less + adj
Ex:
- My best friend becomes more and more beautiful. (Bạn thân của tôi càng ngày càng trở nên xinh đẹp)
- The price of estate is less and less expensive. (Giá bất động sản càng ngày càng bớt đắt đỏ hơn)
3. So sánh lặp với trạng từ
a. Trạng từ ngắn
S + V + adv-er and adv-er
Ex:
- He ran faster and faster to complete the race at the last moment. (Anh ấy chạy ngày càng nhanh hơn để hoàn thành cuộc đua vào giây phút cuối cùng.)
- Recently, I have woken up later and later. (Gần đây, tôi thức dậy muộn hơn và muộn hơn.)
b. Trạng từ dài
S + V + more and more + adv
S + V + less and less + adv
Ex:
- Nowadays, our country has developed more and more quickly. (Ngày nay đất nước ta phát triển ngày càng nhanh.)
- When I feel sleepy, I work less and less carefully. (Khi tôi cảm thấy buồn ngủ, tôi làm việc ngày càng kém cẩn thận.)
VIII. Tính từ ghép trong tiếng Anh
1. Tính từ ghép là gì?
Tính từ ghép (Compound adjective) là tính từ gồm 2 hoặc nhiều từ khác nhau, được liên kết với nhau bằng dấu gạch nối (-). Chúng được dùng để bổ nghĩa cho danh từ và luôn đứng trước danh từ.
2. Cách thành lập tính từ ghép
Cấu trúc tính từ ghép trong tiếng Anh được tạo ra bằng cách ghép tính từ với tính từ, danh từ với tính từ, hay thậm chí với phân từ. Dưới đây là các loại tính từ ghép phổ biến trong tiếng anh.
a. Tính từ + Tính từ
She has the blue-black eyes. (Cô ấy có đôi mắt màu xanh đen)
b. Tính từ + Danh từ
Do you know this red-carpet event? (Anh có biết đến sự kiện rải thảm đỏ này không)
c. Danh từ + Tính từ
Do you have any sugar-free cupcakes? (Chú có cái bánh ngọt nào không đường không?)
d. Quá khứ phân từ + danh từ/tính từ/trạng từ (mang nghĩa bị động)
- Với trạng từ
Son Tung MTP singer is very well-known. (Ca sĩ Sơn Tùng MTP rất nổi tiếng, được nhiều người biết đến)
- Với tính từ
Tom is a full-grown kid. (Tom là 1 đứa trẻ phát triển đầy đủ)
- Với danh từ
This is the hand-made gift. (Đây là quà được làm thủ công)
e. Hiện tại phân từ + danh từ/tính từ/trạng từ (mang nghĩa chủ động)
- Với tính từ
He is a good-looking guy. (Anh ấy là 1 gã đẹp trai)
- Với danh từ
There are some top-ranking songs you might want to hear. (Có 1 vài bài hát xếp hạng đầu mà em có thể muốn nghe đó)
- Với trạng từ
We need a forward-thinking leader for this position. (Chúng ta cần 1 người lãnh đạo biết nhìn xa trông rộng cho vị trí này)
f. Từ chỉ số lượng + Danh từ
You’re sitting under the 100-year tree. (Cậu đang ngồi dưới cái cây 100 tuổi đó)
g. Tính từ + Danh từ + -ed (mang nghĩa là có)
Amanda is a slow-witted student. (Amanda là 1 học sinh chậm hiểu)
h. Những cách kết hợp khác của tính từ ghép
Hard-up (hết sạch tiền)
Day-to-day (hàng ngày)
All-out (hết sức)
Well-off (khấm khá, khá giả)
So-so (không tốt lắm)
Per capita (tính theo đầu người)
IX. Cách dùng mạo từ A/An/ The trong tiếng Anh
Có hai loại mạo từ:
- MẠO TỪ KHÔNG XÁC ĐỊNH hay còn gọi là MẠO TỪ BẤT ĐỊNH (indefinite articles)
- MẠO TỪ XÁC ĐỊNH (definite articles)
A. Mạo từ không xác định (Non – definite article) : a/an
I. Mạo từ “a”: đứng trước danh từ đếm được, số ít và danh từ đó phải có phiên âm bắt đầu bằng một phụ âm.
Ví dụ:
- a cat
- a dog
Trong trường hợp danh từ bắt đầu bằng nguyên âm, nhưng phiên âm bắt đầu bằng phụ âm thì ta theo nguyên tắc thêm “a”
Ví dụ:
- a university / ˌjuːnɪˈvɜːsɪti /(một trường đại học)
- a union / ˈjuːnjən/ (một liên minh)
2. Mạo từ “an”: Đứng trước danh từ đếm được số ít và danh từ đó có phiên âm bắt đầu bằng một nguyên âm (a,e,i,o,u).
Ví dụ:
- an apple (một quả táo)
- an umbrella (một cái ô)
Trong trường hợp danh từ bắt đầu bằng phụ âm, nhưng phiên âm bắt đầu bằng nguyên âm thì ta theo nguyên tắc thêm “a”
Ví dụ:
- an hour / ˈaʊə /(một giờ)
- an “L” / ɛl /(chữ cái L)
* Cách sử dụng:
+ Thường đứng trước danh từ đếm được, số ít và đó là một danh từ chỉ chung chung, không xác định (được nhắc đến lần đầu tiên).
Ví dụ: I bought a cat yesterday. (Tôi mua một con mèo hôm qua)
Ta thấy “con mèo” trong trường hợp này lần đầu được nhắc đến và người NGHE trước đó không biết đó là con mèo nào nên ta sử dụng mạo từ không xác định.
+ Dùng trong các thành ngữ chỉ lượng nhất định
Ví dụ: A lot, a couple (một đôi/cặp), a third (một phần ba)
A dozen (một tá), a hundred (một trăm, a quarter (một phần tư)
II. Mạo từ xác định (indefinite articles) : “the”
1. Đứng trước một danh từ xác định đã được nhắc ở phía trước (người NGHE đã biết được đối tượng mà người nói nhắc đến là gì)
Ví dụ: I bought a cat and a dog yesterday. The cat is white and the dog is black. (Hôm qua tôi mua một con mèo và một con chó. Con mèo thì màu trắng và con chó thì màu đen.)
Ta thấy khi nói câu thứ nhất thì người NÓI lần đầu nhắc tới “con mèo” và “con chó”. Lúc này người NGHE chưa biết cụ thể đó là “con mèo” và “con chó” nào nên mạo từ KHÔNG XÁC ĐỊNH “a” được sử dụng trước danh từ “cat” và “dog”. Tuy nhiên, khi nói câu thứ hai thì người NGHE đã xác định được “con mèo” và “con chó” mà người NÓI muốn nhắc tới (là hai con vật mới được mua) nên MẠO TỪ XÁC ĐỊNH “the” được sử dụng trước danh từ “cat” và “dog”.
2. Đứng trước một danh từ mà sau danh từ đó có một mệnh đề hay cụm từ theo sau làm rõ nghĩa.
Ví dụ:
- I know the girl who is standing over there. (Tôi biết cô gái mà đang đứng ở đằng kia.)
Ta thấy mệnh đề quan hệ “who is standing over there” là mệnh đề theo sau để bổ nghĩa cho danh từ “girl” nên ta sử dụng mạo từ “the” phía trước danh từ “girl”.
- The man with brown eyes is my husband. (Người đàn ông mà có đôi mắt nâu là chồng của tôi.)
Ta thấy cụm từ “with brown eyes” là cụm từ theo sau để bổ nghĩa cho danh từ “man” nên trước “man” ta cần sử dụng mạo từ “the”.
3. Đứng trước các danh từ là chỉ người hoặc vật chỉ có DUY NHẤT.
Ví dụ:
- The earth. the sun.
- The president of America is Obama now. (Tổng Thống Mỹ bây giờ là ông Obama.)
4. Đứng trước một tính từ để chỉ một cộng đồng người.
Ví dụ: the rich (người giàu), the poor (người nghèo),…
- The deaf are not able to hear. (Những người điếc đều không thể nghe.)
- The rich have a lot more money than the poor (Những người giàu có nhiều tiền hơn rất nhiều so với người nghèo.)
5. Đứng trước danh từ riêng chỉ HỌ ở dạng số nhiều để nói đến cả vợ chồng hay cả gia đình.
Ví dụ: the Smiths, the Nguyen,…
- The Browns are travelling in Vietnam now. (Ông bà Brown / Gia đình ông bà Brown bây giờ đang du lịch ở Việt Nam.)
6. Sử dụng trong cấu trúc chỉ địa điểm, nơi chốn, hay phương hướng
Giới từ + the + Danh từ (chỉ địa điểm, phương hướng)
Ví dụ: I live in the North of Vietnam. (Tôi sống ở phía Bắc của Việt Nam)
7. Sử dụng trước các danh từ chỉ nhạc cụ
Ví dụ: My daughter is playing the piano. (Con gái tôi đang chơi đàn piano.)
My father plays the violin very well. (Bố tôi chơi đàn vi-ô-lông rất giỏi.)
8. Sử dụng trong cấu trúc so sánh hơn nhất
Cấu trúc: the most + adj/ the adj-est
Ví dụ: Your sister is the most intelligent girl I’ve ever met. (Em gái bạn là cô gái thông minh nhất mà tôi từng gặp.)
III. Các trường hợp không sử dụng mạo từ “a/an/the”.
* Với các danh từ riêng chỉ TÊN địa điểm như quốc gia, thành phố, quận, thị xã,..
Ví dụ: My sister wants to go to England in the near future. (Em gái tôi muốn tới nước Anh trong tương lai gần)
I live in Hanoi with my family. (Tôi sống ở Hà Nội với gia đình của tôi)
Ta thấy “England” là tên của một quốc gia, “Hanoi” là tên của một thành phố và trước chúng ta không sử dụng mạo từ.
* Với ngày, tháng, năm
Ví dụ: My son goes to school from Monday to Friday. (Con trai tôi tới trường từ thứ 2 đến thứ 6)
Ta thấy “Monday” và “Tuesday” là hai thứ trong tuần nên ta không sử dụng mạo từ trước chúng.
* Với các môn thể thao
Ví dụ: I like playing badminton and football. (Tôi thích chơi cầu lông và bóng đá)
Ta thấy “badminton” và “football” là hai môn thể thao nên ta không sử dụng mạo từ phía trước.
* Trong các cấu trúc:
- at night: vào ban đêm
- at school: ở trường học
- at home: ở nhà
- go to school/ go to market/ go to work: đi học/ đi chợ/ đi làm
X. Cách dùng đại từ quan hệ Which trong tiếng Anh
1. “Which” dùng để nối 2 mệnh đề có cùng chủ ngữ hoặc tân ngữ là vật chưa được xác định trong Mệnh đề quan hệ xác định
Ex:
- I live in a house. It’s has a beautiful garden.
=> I live in a house which has a beautiful garden.
- She told me a story yesterday. It is very interesting.
=> The story which she told me yesterday is very interesting.
2. “Which” dùng để nối 2 mệnh đề có cùng chủ ngữ hoặc tân ngữ là vật chưa được xác định trong Mệnh đề quan hệ không xác định có dấu phẩy đi kèm. Ở đây danh từ được thay thế bởi “which” là một danh từ đã được xác định.
Ex:
- Truyen Kieu was written by Nguyen Du. Many people have read it.
=> Truyen Kieu, which many people have read, was written by Nguyen Du.
Ở đây, danh từ “Truyen Kieu” là danh từ riêng xác định nên ta phải thêm dấu phẩy vào mệnh đề chứa “which”
- Football is very good for health. It is a popular sport.
=> Football, which is a popular sport, is very good for health.
3. “Which” dùng để thay thế đại từ “where” trong câu mệnh đề quan hệ. Tùy thuộc vào thời gian được nhắc đến, chúng ta có thể sử dụng at which, on which hoặc in which để thay thế cho where.
Ví dụ:
- That blue house is the house where we used to live.
=> That blue house is the house in which we used to live.
=> That blue house is the house which we used to live in.
(Đó là ngôi nhà chúng tôi thường sống.)
- California is the hotel where she is staying.
=> California is the hotel at which she is staying.
=> California is the hotel which she is staying at.
(California là khách sạn cô ấy đang ở.)
Lưu ý: Ta có thể viết giới từ kết hợp với “which” hoặc viết giới từ ở cuối câu.
4. “Which” ở đầu của một mệnh đề quan hệ không xác định có thể đề cặp đến tất cả các thông tin chứa trong phần trước của câu, thay vì chỉ một từ.
Ex:
- Chris did really well in his exams. This is quite a surprise.
=> Chris did really well in his exams, which is quite a surprise.
(Chris đã làm rất tốt trong các phần thi của mình, đó là một điều khá bất ngờ.)
Ở đây “which” mang nghĩa thay thế cho cả câu “Chris did really well in his exams”
- My friends were all hiding in my apartment. That isn’t what I’d expected.
=> My friends were all hiding in my apartment, which isn't what I'd expected.
(Tất cả bạn bè của tôi đều đang trốn trong căn hộ của tôi, đó không phải là điều tôi mong đợi.)
XI. Từ nối tiếng Anh - Connecting words
Conjunction (liên từ):
• là từ dùng nối câu hoặc nối từ
• đứng sau một dấu “,” hoặc không cần đến
Connector (từ nối):
• thường dùng để nối câu
• thường dùng giữa hai loại dấu
1. Nhóm chỉ sự bổ sung thông tin
• Conjunction: + and, and also.... và...
+ as well as.... cùng nhur
+ both ... and ... : vừa ... vừa ...
+ not only... but also ... không những ... mà còn...
• Connector: + Moreover = Furthermore: hơn thế nữa
+ In addition: thêm vào đó
+ Besides: ngoài ra
+ What's more: hơn thế
2. Nhóm chỉ thông tin trái ngược
• Conjunction: + but, yet: nhưng
+ số đếm: one, two…; số thứ tự: second…; whereas: trái lại…
• Collector: + However = Netherless: tuy nhiên, nhưng
+ On the other hand: mặt khác
+ In contrast; trái lại
+ On the contrary: ngược lại
3. Thông tin kết quả (vì vậy, do đó...)
• Conjunction: + so, thus, hence: vì vậy
• Connector: + Therefore: vì vậy
+ As a result: kết quả là
+ Consequently: kết quả là
+ Accordingly: do đó
XII. Câu hỏi đuôi trong tiếng Anh - tag questions
Câu hỏi đuôi là dạng một câu hỏi ngắn, chỉ gồm 2 từ, nằm đằng sau một câu trần thuật.
Công thức chung:
S + V + O, trợ động từ + đại từ?
Một số trường hợp đặt biệt:
1. Đối với động từ to be "Am": Chúng ta không dùng “am not I” mà phải dùng “aren’t I” cho câu hỏi đuôi.
2. Đối với động từ khuyết thiếu "Must": Vì “must” có nhiều cách dùng nên tùy theo cách dùng sẽ có câu hỏi đuôi khác nhau.
a. Khi “must” chỉ sự cần thiết, ta dùng “needn’t” cho câu hỏi đuôi.
b. Khi “must” chỉ sự cấm đoán/ mệnh lệnh, ta dùng must cho câu hỏi đuôi.
c. Khi “must” chỉ sự suy luận ở hiện tại, ta dựa vào động từ theo sau “must” để chọn động từ cho thích hợp.
d. Khi “must” chỉ sự suy đoán ở quá khứ (trong công thức “must + have + V3/ed), ta dùng have/has cho câu hỏi đuôi.
3. Đối với động từ "Have to": Với động từ “have/ has/ had to” thì ta dùng trợ động từ “do/ does/ did” cho câu hỏi đuôi.
4. Đối với động từ "Let": Khi “Let” đặt đầu câu, căn cứ vào ý nghĩa mà “let” truyền tải trong câu để chọn động từ phù hợp.
a. “Let’s” trong câu gợi ý, rủ rê ai làm việc gì đó cùng mình thì ta dùng “shall we?” cho câu hỏi đuôi.
b. “Let” trong câu xin phép (let us/let me) thì ta dùng “will you?” cho câu hỏi đuôi.
c. "Let" trong [câu đề nghị] giúp người khác (let me), dùng "may I?" xin phép
5. Đối với câu mệnh lệnh: Câu mệnh lệnh được dùng để diễn đạt ý muốn ai đó nghe theo lời khuyên của mình.
a. Diễn tả lời mời thì ta dùng “won't you” cho câu hỏi đuôi.
b. Diễn tả sự nhờ vả thì ta dùng “will you” cho câu hỏi đuôi. Hứa/thề
c. Diễn tả sự ra lệnh thì ta dùng “can/ could/ would you” cho câu hỏi đuôi.
d. Đối với câu mệnh lệnh phủ định chỉ được dùng “will you” cho câu hỏi đuôi.
6. Đối với câu có đại từ bất định chỉ người: Khi chủ ngữ của câu là những đại từ bất định chỉ người như: anyone, anybody, no one, nobody, none, everybody, everyone, somebody, someone, these, those thì chúng ta dùng đại từ “they” làm chủ từ trong câu hỏi đuôi.
· Tuy nhiên, nếu chủ ngữ là những đại từ mang tính phủ định như no one, nobody, none thì phần câu hỏi đuôi sẽ ở thể khẳng định.
7. Đối với câu có đại từ bất định chỉ vật: Khi chủ ngữ của câu là những đại từ bất định chỉ vật như: nothing, something, everything, this, that thì chúng ta dùng đại từ “it” làm chủ từ trong câu hỏi đuôi.
· Tuy nhiên, nếu chủ ngữ là những đại từ mang tính phủ định như nothing thì phần câu hỏi đuôi sẽ ở thể khẳng định.
8. Đối với câu có chủ ngữ mang tính chất phủ định: Những câu trần thuật có chứa các từ như: Neither, none, no one, nobody, nothing, scarcely, barely, hardly, hardly ever, seldom thì phần câu hỏi đuôi sẽ ở thể khẳng định.
XIII. Danh động từ Ving
Danh động từ là một dạng động từ, được tạo ra bằng cách thêm đuôi -ing vào động từ nguyên mẫu.
V-ing có thể sử dụng trong các cấu trúc:
- Đứng đầu câu làm chủ ngữ
- Đứng sau động từ làm tân ngữ
- Đứng sau to be làm bổ ngữ
- Đứng sau giới từ và liên từ
- Đi sau một số động từ/ danh từ/ tính từ nhất định
Chức năng của danh động từ trong tiếng Anh:
- Làm chủ ngữ của câu
Eg: Riding a bike is good for your health.
- Làm tân ngữ của câu
Eg: The father cannot defend his son’s acting that way.
- Đứng sau giới từ (in, on, at, with,…) và liên từ (before, after,…)
Eg: Jane left home without saying a word.
- Theo sau một số động từ nhất định: admit; advise; keep; permit; avoid; consider; delay; deny;..
Eg: I am considering studying for a Master in England.
- Theo sau một số cụm động từ: can't stand; can't help; don't mind; it's no use/ good; be busy;
Eg: It’s no use persuading her.
Trên đây là: Tổng hợp Ngữ pháp tiếng Anh lớp 12 cuối kì 1 có đáp án. Tổng hợp Ngữ pháp học kì 1 lớp 12 môn tiếng Anh bao gồm những chủ đề ngữ pháp quan trọng xuất hiện trong Unit 1 - 5 SGK tiếng Anh lớp 12 mới.