Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 7 Phòng GD&ĐT huyện Kim Bôi năm học 2017 - 2018

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 7

Mời quý thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo bài Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 7 Phòng GD&ĐT huyện Kim Bôi năm học 2017 - 2018 nhằm củng cố kiến thức Lịch sử đã dạy và học, chuẩn bị thật tốt trước khi bước vào bài kiểm tra học kì sắp tới.

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HUYỆN KIM BÔI

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2017 - 2018

Môn: Lịch sử - Lớp 7

Thời gian làm bài 45 phút, không kể thời gian giao đề

(Đề thi gồm 01 trang)

I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) Ghi ra giấy thi chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất

Câu 1. Người thống nhất đất nước vào thế kỉ X là:

A. Ngô Quyền B. Đinh Bộ Lĩnh C. Lê Hoàn D. Nguyễn Huệ

Câu 2. Kinh đô thời Đinh - Tiền Lê đóng tại:

A. Cổ Loa B. Bạch Hạc C. Thăng Long D. Hoa Lư

Câu 3. Lý Thường Kiệt cho xây dựng phòng tuyến chống quân Tống (Thế kỉ XI) tại:

A. Ải Chi Lăng C. Dọc sông Như Nguyệt

B. Dọc sông thương D. Cửa sông Bạch Đằng

Câu 4. Xã hội Trung Quốc đạt đến sự phồn thịnh ở thời nào?

A. Đường B. Minh-Thanh C. Tần D. Hán

Câu 5. Nhà Lý dời đô về Thăng Long năm:

A. 909 B. 1009 C. 1010 D. 1011

Câu 6. Câu nói “Đầu thần chưa rơi xuống đất xin bệ hạ đừng lo” là của ai?

A. Trần Quốc Tuấn C. Trần Quốc Toản

B. Trần Thủ Độ D. Trần Quang Khải.

II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm) Nêu nguyên nhân và nội dung của phong trào cải cách tôn giáo ở Châu Âu?

Câu 2 (2,0 điểm) Vì sao nói năm 1075 Lý Thường Kiệt mở cuộc tấn công sang đất Tống là cuộc tiến công phòng vệ chính đáng?

Câu 3 (3,0 điểm) Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên?

----------------------- Hết -----------------------

I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Mỗi ý đúng được 0,5 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

Đáp án

A

D

C

A

C

B

II. TỰ LUẬN: (7 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

1

(2 điểm)

- Nguyên nhân: giai cấp tư sản đang lên coi Giáo hội là thế lực cản trở bước tiến của họ, họ đòi phải cải cách

- Nội dung: lên án giáo hội Ki-tô giáo, chỉ trích giáo lí của giáo hội, lễ nghi phiền toái, quay về Ki-tô giáo nguyên thủy

1 đ

1 đ

2

(2 điểm)

- Thứ nhất: Cuộc tiến công chỉ nhằm vào các căn cứ: Liêm Châu, Khâm Châu, Ung Châu đây là những căn cứ tích trữ lương thảo và vũ khí của quân Tống. Như vậy mục tiêu tiến công là căn cứ quân sự không tấn công vào người dân.

- Thứ hai: Khi tiến công đến đâu Lý Thường Kiệt cũng cho Yết bảng nói rõ mục đích của cuộc tiến công là phòng vệ.

- Thứ ba: Sau khi hạ được thành Ung Châu Lý Thường Kiệt đã chủ động cho quân rút về nước.

→ Với những chi tiết trên đã chứng tỏ cuộc tiến công sang đất Tống năm 1076 là cuộc tiến công phòng vệ và không có ý đồ xâm lược.

0,5 đ

0,5 đ

0,5 đ

0,5 đ

3

(3 điểm)

* Nguyên nhân thắng lợi:

- Toàn dân tham gia kháng chiến

- Công cuộc chuẩn bị kháng chiến chu đáo toàn diện.

- Tinh thần hi sinh, quyết chiến, quyết thắng của toàn dân mà nòng cốt là quân đội nhà Trần.

- Nhờ chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của vương triều trần, đặc biệt là vua Trần, và các danh tướng: Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải…

* Ý nghĩa lịch sử:

- Đập tan tham vọng xâm lược của đế chế Nguyên.

- Bảo vệ độc lập dân tộc.

- Để lại bài học vô cùng quí giá đó là khối đoàn kết toàn dân đánh giặc.

Nhằm hỗ trợ học sinh trong quá trình học tập, củng cố kiến thức trước khi bước vào kì thi thì các em còn có thể tham khảo các đề thi học kì 1 lớp 7 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh,... trong chương trình lớp 7 mà VnDoc đã sưu tầm và chọn lọc.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
3
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi học kì 1 lớp 7

    Xem thêm