Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bộ đề thi học kì 1 Văn 7 Chân trời sáng tạo năm học 2024 - 2025

Bộ đề thi Ngữ văn lớp 7 học kì 1 sách Chân trời sáng tạo năm học 2024 - 2025 gồm 5 đề thi khác nhau có đáp án. Đây là tài liệu hay cho các em ôn luyện, chuẩn bị cho kì thi cuối kì 1 lớp 7 sắp tới. Sau đây mời thầy cô và các bạn tải về để xem toàn bộ đề thi, đáp án và ma trận đề thi. 

Lưu ý: Toàn bộ 5 đề thi và đáp án có trong file tải về. Mời các bạn tải về xem trọn bộ tài liệu

3. Đề thi cuối học kì 1 Văn 7 CTST - Đề 3

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I LỚP 7

Môn: Ngữ văn

Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề

Điểm thi

Nhận xét

Họ tên và chữ kí

Số phách

Bằng số

Bằng chữ

Giám khảo 1:..............…....

….………………………….

Giám khảo 2:.....…...........…

….…………………………..

 

ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc văn bản sau:

“…Tại sao cứ đến ngày Tết chẳng ai bảo ai mà thiên hạ cứ tự động kiêng như thế? Kiêng theo tập tục? Kiêng vì mê tín? Hay kiêng như thế thì có may mắn thực? Tôi không biết. Chỉ thấy rằng ông bà tôi kiêng, rồi cha mẹ tôi kiêng thì đến tôi, tôi cũng cứ theo thế mà kiêng luôn. […]

Từ mấy hôm trước, người vợ đã dặn đi dặn lại các con: ngày tết không được quét nhà, vì sợ đuổi thần tài ra cửa, không được đánh vỡ chén bát để tránh đổ vỡ suốt năm, không được khâu vá vì kim chỉ tượng trưng cho công việc làm ăn vất vả.[…]

Phải. Tại sao Tết lại đặt vào ngày cuối và đầu năm âm lịch, mà không đặt vào ngày nào ấm áp như Đoan Ngọ hay Thất Tịch? Ấy là vì tổ tiên ta lúc chọn ngày để đặt Tết Nguyên Đán đã có một ý định là đem lại cho Tết Nguyên Đán một sự phù hợp với tính chất sinh hoạt dân tộc: các cụ chọn một ngày rảnh nhất, một ngày có ý nghĩa nhất trong một năm để tưởng nhớ đến ông bà, rước xách thờ cúng và nghỉ ngơi cho khoẻ.[…]

Tục tiễn ông táo, tục không quét nhà, tục xông đất thoát thai từ sự tin tưởng đó. Có người bảo rằng sự tin tưởng đó có từ lúc dân ta bắt đầu định cư và sống về nghề nông. Có từ lúc nào cũng được, nhưng tựu trung thì cũng chẳng có hại gì, vì tin Thần Đất như thế cũng như thờ cúng ông bà cha mẹ, ai cũng phải nhận là một tục hay mà người phương Tây không thể cho là dị đoan, mê tín [...]

Cứ tin như thế, người ta thấy đời đẹp hơn, đáng yêu hơn. Vừa lúc đó, ở ruộng khoai lại nở những bông hoa tím, ở vườn cải lại có những búp vàng, mưa xanh gió tím ôn hoà, người dân vui sướng đến tận độ, sáng lên mắt biếc, hồng xuống làn môi cũng là lẽ đương nhiên, không có chi đáng lạ.”

(Trích “Tết, Hỡi cô mặc cái yếm xanh”,

“Thương nhớ mười hai” – Vũ Bằng, Nxh Văn học)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi bên dưới và điền vào bảng sau:

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

 

Câu 1. Đoạn trích trên thuộc thể loại văn bản nào?

A. Tùy bút.

B. Tản văn.

C. Nghị luận.

D. Truyện đồng thoại.

Câu 2. Đoạn trích được tác giả viết để đề cập đến vấn đề gì của ngày Tết?

A. Các lễ hội.

B. Các loài hoa.

C. Các tập tục, tín ngưỡng.

D. Các việc cần làm.

Câu 3. Đoạn trích được viết theo ngôi thứ mấy?

A. Ngôi thứ nhất.

B. Ngôi thứ ba.

C. Ngôi thứ nhất số ít.

D. Ngôi thứ nhất số nhiều.

Câu 4. Việc tác giả sử dụng ngôi kể vừa tìm được ở câu 3 nhằm thể hiện yếu tố nào của đặc điểm thể loại?

A. Chất trữ tình.

B. Sự sống động.

C. Kỳ ảo.

D. Cái tôi.

Câu 5. Trong câu “Tại sao cứ đến ngày Tết chẳng ai bảo ai mà thiên hạ cứ tự động kiêng như thế?” từ “thiên hạ” trong câu có nghĩa là gì?

A. Chỉ những vật nhỏ hơn trời.

B. Chỉ mọi người ở đời.

C. Chỉ các hành tinh xếp sau Mặt trời.

D. Chỉ mặt đất.

Câu 6. Câu nào nêu đúng các từ có yếu tố Hán Việt trong đoạn trích trên? (Biết)

A. Thiên hạ, may mắn, Nguyên Đán, tổ tiên.

B. Thiên hạ, nhân gian, Nguyên Đán, Thất Tịch.

C. Thiên hạ, nhật nguyệt, Nguyên Đán, may mắn.

D. Thiên hạ, Nguyên Đán, Đoan Ngọ, Thất Tịch.

Câu 7. Dấu chấm lửng trong đoạn trích được dùng để:

A. Biểu đạt ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết.

B. Lời trích dẫn bị lược bớt.

C. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dỡ hay ngập ngừng.

D. Làm giảm nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ.

Câu 8. Đâu là quan điểm của tác giả trước những tập tục, tín ngưỡng ngày Tết?

A. Tôi không biết, tôi không quan tâm.

B. Chính điều đó làm cho cuộc sống “lùi lại” phía sau.

C. Cứ tin như thế sẽ thấy đời đẹp hơn, đáng yêu hơn.

D. Tất cả chỉ là mê tín, dị đoan

Câu 9. Đoạn trích đã cho ta biết dịp lễ, Tết, nhân dân ta thuộc mỗi vùng miền đều có những tập tục, nghi lễ riêng để đón chào năm mới. Em hãy kể thêm một số tập tục và nghi lễ trong ngày Tết của nước ta mà em biết.

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 10. Từ tình cảm tác giả gửi gắm trong đoạn trích, em có cảm nhận và suy nghĩ gì về không khí ngày Tết quê em?

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

II. VIẾT (4,0 điểm)

Trong cuộc sống em đã từng gặp gỡ, gắn bó và yêu thương nhiều người. Có người vẫn còn bên cạnh em nhưng cũng có người đã lâu em chưa được dịp gặp lại. Em hãy viết bài văn biểu cảm về một người đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc.

------------------------- Hết -------------------------

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

Môn: Ngữ văn lớp 7

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

6,0

 

1

A

0,5

2

C

0,5

3

A

0,5

4

D

0,5

5

B

0,5

6

D

0,5

7

B

0,5

8

C

0,5

 

9

Gói bánh Chưng, bày mâm ngũ quả, tảo mộ, hái lộc, xông đất…

(Học sinh có thể trả lời bằng đáp án khác miễn hợp lí là được)

1,0

 

10

Học sinh nêu được quan điểm riêng của bản thân hợp lí, thuyết phục thì cho điểm

1,0

II

VIẾT

4,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm

0,25

b. Xác định đúng yêu cầu của đề.

Viết bài văn biểu cảm về con người.

0,25

c. Viết bài văn biểu cảm về con người.

HS viết bài văn biểu cảm về con người theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau:

• Giới thiệu được đối tượng biểu cảm (con người) và nêu được ấn tượng ban đầu về dối tượng đó.

• Nêu được những đặc điểm nổi bật khiến người đó để lại tình cảm, ấn tượng sâu đậm trong em,

• Thể hiện được tình cảm, suy nghĩ đối với người được nói đến.

• Sử dụng ngôn ngữ sinh động, giàu cảm xúc.

3,0

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,25

e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo, bài viết lôi cuốn, hấp dẫn.

0,25

4. Đề thi Văn 7 học kì 1 CTST - Đề 4

I. ĐỌC – HIỂU: (4,0 ĐIỂM)

Đọc bài thơ sau:

THẢ DIỀU

Chiều về trên đồng cỏ

Tôi lại thả ước mơ

Trên cánh đồng nho nhỏ

Bay cao tít xa mờ

 

Diều ơi! Diều hãy nhớ

Chỗ ước mộng bay cao

Tri thức chạm trăng sao

Tài xuất chúng tuôn trào

Mơ ước mới ngày nào

Đã xưa trong hoài niệm

Chiều suy tư chiêm nghiệm

Cuộc sống đã trải qua …

 

Tuổi thơ ấy là quà

Tặng tuổi già nghiêng ngỏ

Tạc ghi sâu trong dạ

Mộng ước thời tuổi hoa .

(Theo Vũ Đức Thắng -Thả Diều -Tiếng vọng từ trái tim - NXB Dân Trí / Trang 1121)

Lựa chọn đáp án đúng (Mỗi câu đúng 0,5 điểm )

Câu 1. Hai câu thơ: “Diều ơi ! Diều hãy nhớ

Chỗ ước mộng bay cao” sử dụng biện pháp tu từ gì?

A. So sánh

B. Ẩn dụ

C. Nhân hóa

D. Liệt kê

Câu 2. Hình ảnh tiêu biểu nào được sử dụng trong bài thơ?

A. Cánh diều

B. Ước mộng

C. Cánh đồng

D. Đồng cỏ

Câu 3. Xác định phó từ trong hai câu thơ: “Chiều suy tư chiêm nghiệm

Cuộc sống đã trải qua …”

A. Chiều

B. Chiêm nghiệm

C. bay

D. đã

Câu 4. Tình cảm , cảm xúc của nhân vật trữ tình (tôi) trong bài thơ trên là gì?

A. Nhớ về tuổi thơ và những lần thả diều.

B. Thả ước mơ lên cánh đồng.

C. Chiêm nghiệm cuộc sống đã trải qua.

D. Ngày xưa không còn nữa.

Câu 5. Em hãy cho biết thông điệp của bài thơ trên :

A. Chiều về trên đồng cỏ.

B. Cuộc sống đã trải qua.

C. Trân quý những kỉ niệm tuổi thơ.

D. Mơ ước đã xa trong hoài niệm.

Câu 6. Từ ngữ, hình ảnh thơ:“Mơ ước mới ngày nào

Đã xưa trong hoài niệm” có nghĩa là :

A. Những ước mơ nhỏ.

B. Mơ ước của tuổi thơ chỉ còn trong kí ức.

C. Cuộc sống đã trải qua.

D. Chiều về trên đồng cỏ.

Câu 7. Từ Hán Việt “Tri Thức” có nghĩa là :

A . Không hiểu biết

B. Có suy nghĩ

C. Có kiến thức, có hiểu biết

D. Có việc làm

Câu 8. Công dụng của dấu chấm lửng (…) trong bài thơ trên?

A. Liệt kê các sự vật, hiện tượng.

B. Lời nói ngập ngừng, ngắt quãng.

C. Còn nhiều sự vật , hiện tượng.

D. Suy nghĩ vẫn còn tiếp diễn.

Trả lời câu hỏi, thực hiện yêu cầu: (2,0 điểm)

Câu 9. Em có cảm nhận gì về bài thơ Thả Diều? Từ đó em rút ra bài học gì cho bản thân?(1 điểm)

Câu 10. Em hãy cho biết nét độc đáo của bài thơ Thả Diều qua cách nhìn về con người và cuộc sống của tác giả. (1 điểm)

A. VIẾT: (4,0 ĐIỂM)

Đề bài: Cảm nghĩ về một người thân (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em,…)

Xem đáp án trong file tải

Chia sẻ, đánh giá bài viết
31
Chọn file muốn tải về:
Đóng Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
Đóng
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • ngoc bao tran vu
    ngoc bao tran vu

    Hay


    Thích Phản hồi 21:03 25/11
🖼️

Gợi ý cho bạn

Xem thêm
🖼️

Đề thi học kì 1 lớp 7

Xem thêm
Chia sẻ
Chia sẻ FacebookChia sẻ TwitterSao chép liên kếtQuét bằng QR Code
Mã QR Code
Đóng