Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Top 13 đề thi cuối kì 1 GDCD 7 năm 2024 - 2025

Bộ đề kiểm tra học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2024 - 2025 Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức, Cánh diều có đầy đủ đáp án, bảng ma trận và bản đặc tả đề kiểm tra học kì 1 GDCD 7. Nội dung đề thi bám sát theo chương trình sách giáo khoa lớp 7 môn Giáo dục công dân lớp 7 sách mới, giúp các em ôn tập và làm quen với nhiều đề khác nhau.

Lưu ý: Toàn bộ 13 đề thi có trong file tải, mời thầy cô và các bạn tải về trọn bộ. 

Link tải chi tiết từng đề:

1. Đề thi học kì 1 GDCD 7 Chân trời sáng tạo

Đề số 1

Phần I - Trắc nghiệm khách quan. (3 điểm).

Câu 1: Di tích lịch sử Đền thờ Bác Hồ thuộc xã nào của huyện Cù Lao Dung?

A. An Thạnh 1.

B. An Thạnh Đông.

C. An Thạnh 2.

D. Thị trấn Cù Lao Dung.

Câu 2: “Hội đua ghe ngo” của dân tộc nào trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng?

A. Khơmer.

B. Kinh.

C. Mường.

D. Thái.

Câu 3: Biểu hiện nào sau đây thể hiện sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ?

A. Thờ ơ trước khó khăn, đau khổ của người khác.

B. Giúp đỡ người khác với thái độ ban ơn, kể lễ.

C. Không vui vẻ khi bạn đạt thành tích cao.

D. Lắng nghe, động viên, an ủi mọi người.

Câu 4: Người biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ sẽ

A. nhận được sự quan tâm của người khác đối với mình.

B. nhận được sự yêu quý, tôn trọng của mọi người.

C. nhận được sự trả ơn của người khác đối với mình.

D. nhận được nhiều điều tốt đẹp trong cuộc sống.

Câu 5: Biểu hiện nào sau đây trái với học tập tự giác, tích cực?

A. Thường xuyên không học bài cũ.

B. Chủ động tự lập kế hoạch học tập.

C. Vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.

D. Có mục tiêu học tập rõ ràng.

Câu 6: Giữ chữ tín là coi trọng, giữ gìn

A. sự yêu mến của mọi người đối với mình.

B. phẩm chất tốt đẹp mình trước mọi người.

C. niềm tin của mình đối với mọi người.

D. niềm tin của mọi người đối với mình

Câu 7: Biểu hiện nào sau đây trái với giữ chữ tín?

A. Giữ đúng lời hứa của mình.

B. Buôn bán hàng chất lượng.

C. Hay trễ hẹn với bạn bè.

D. Nói đi đôi với làm.

Câu 8: Di sản văn hóa là những sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được

A. lưu truyền từ đời này sang đời khác.

B. lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.

C. lưu truyền qua nhiều thế hệ khác nhau.

D. lưu truyền qua nhiều đời, nhiều thế hệ.

Câu 9: Hành vi nào dưới đây góp phần giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa?

A. Giữ gìn sạch đẹp di tích, danh lam thắng cảnh.

B. Khắc tên mình lên di sản nhằm để lại dấu ấn khi mình đến thăm.

C. Vứt rác bừa bãi xung quanh di tích.

D. Lấy cắp đồ vật trong khu bảo tồn di sản về nhà.

Câu 10: Di sản văn hóa nào dưới đây là di sản văn hóa phi vật thể?

A. Nhã nhạc cung đình Huế.

B. Trống đồng Đông Sơn.

C. Bến Nhà Rồng.

D. Khu di tích Mĩ Sơn.

Câu 11: Một trong những nguyên nhân gây căng thẳng tâm lý đến từ bản thân là

A. áp lực từ học tập.

B. các mối quan hệ bạn bè.

C. kỳ vọng của gia đình.

D. suy nghĩ tiêu cực.

Câu 12: Biểu hiện nào sau đây không phải là biểu hiện của tâm lí căng thẳng?

A. Suy giảm trí nhớ.

B. Không tập trung công việc.

C. Vui vẻ, tự tin.

D. Tim đập nhanh, khó thở, buồn nôn.

Phần II. Tự luận (7 điểm)

Câu 1(3 điểm):

Khi căng thẳng tâm lý, cơ thể thường có những biểu hiện như thế nào? Vì sao con người lại bị căng thẳng tâm lý? Em sẽ làm gì khi sắp đến kì kiểm tra mà bài tập thì quá nhiều, không có đủ thời gian để hoàn thành nên rất căng thẳng, lo âu, mất ngủ?

Câu 2 (4 điểm):

Địa phương nơi em sinh sống có những di sản văn hoá nào? Em sẽ làm gì để góp phần bảo vệ di sản văn hoá đó? Nhiều bạn khi đi thăm quan di tích Lam Kinh thường khắc tên mình lên đá, lên bức tượng, lên cây để đánh dấu nơi mình đã đến. Em hãy nhận xét về các hành vi đó?

Xem đáp án trong file tải

Đề số 2

1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

TT

Chủ đề

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhâṇ biết

Thông hiểu

Vâṇ dung

Vâṇ duṇ g cao

Tỉ lệ

Tổng

điểm

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Giáo dục đạo đức

Quan tâm, cảm thông và chia sẻ (2 tiết)

1/2 câu

1/2 câu

1 câu

2,5

Học tập tự giác, tích cực.

(2 tiết)

5 câu

1

5 câu

1 câu

2,75

Giữ chữ tín. (1 tiết)

4 câu

1nn

4 câu

1,0

Bảo tồn di sản văn hoá (4 tiết)

3 câu

1

1 câu

1 1 câu

1 câu

4 câu

2 câu

3,75

Tổng

12

1,5

1,5

1

12

4

10 điểm

Tỉ ̣%

30%

30%

30%

10%

30%

70%

Tỉ ̣chung

60%

40%

100%

Đề kiểm tra học kì 1 GDCD 7 Chân trời sáng tạo

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án trả lời đúng :

Câu 1: Là sản phẩm vật chất và tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác được gọi là:

A. Bảo tồn di sẩn văn hoá.

B. truyền thống gia đình.

C. truyền thống dòng họ.

D. truyền thống dân tộc.

Câu 2: Biểu hiện nào sau đây không thể hiện thái độ học tập tự giác, tích cực?

A. Chuẩn bị bài trước khi đến lớp.

B. Học trước chơi sau.

C. Nghe nhạc tiếng anh để học từ mới.

D. Chơi điện tử trong giờ học.

Câu 3: Di sản nào dưới đây là di sản phi vật thể?

A. Cố đô Huế.

B. Đền thờ Bác Hồ.

C. Dân ca quan họ.

D. Chùa đất Sét .

Câu 4: Hành động nào sau đây là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực?

A. Luôn để bố mẹ gọi dậy đi học.

B. Trước giờ đi học mới soạn sách, vở.

C. Luôn cố gắng, vượt khó, kiên trì trong học tập.

D. Trong giờ kiểm tra, nhìn bài bạn để đạt được điểm cao.

Câu 5: Biểu hiện nào sau đây không giữ chữ tín ?

A. Giữ đúng lời hứa.

B. Quyết tâm làm cho đến cùng.

C. Nói một đằng làm một nẻo.

D. Không buôn bán hàng kém chất lượng.

Câu 6: Tích cực, tự giác là:

A. chủ động có trách nhiệm, hăng say trong công việc.

B. chỉ làm những việc dễ.

C. có người giám sát, theo dõi thì làm không thì chơi.

D. lười biếng, nạnh hẹ cho người khác.

Câu 7: Hành vi nào sau đây là không giữ chữ tín ?

A. Luôn đến hẹn đúng giờ.

B. Thường đến trễ các buổi diễn.

C. Luôn hoàn thành nhiệm vụ đúng hẹn

D. Luôn giữ đúng lời hứa với mọi người

Câu 8: Biểu hiện của nhân vật nào dưới đây không thể hiện đức tính tự giác, tích cực trong học tập?

A. Mỗi ngày S đều dành 1 giờ để đọc sách, mở mang tri thức.

B. Mỗi khi có bài tập khó, Q sẽ nhờ cô giáo hướng dẫn, giảng giải.

C. Trong giờ học T luôn tích cực xây dựng bài và làm bài cô giao.

D. Mỗi khi làm bài kiểm tra, A thường chép bài của các bạn khác.

Câu 9: Hành vi nào sau đây biết giử gìn, bảo vệ di sản văn hoá?

A. Đập phá di sản

B. Lấy cấp cổ vật

C. Giới thiệu cho bạn bè về di sản.

D. Viết, khắc tên mình ơ nơi đi tham quan.

Câu 10: Giữ chữ tín là

A. biết giữ lời hứa.

B. tin tưởng lời người khác nói tuyệt đối.

C. không trọng lời nói của nhau.

D. không tin tưởng.

Câu 11: Nội dung nào dưới đây là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực?

A. Xác định đúng mục đích học tập.

B. Không làm bài tập về nhà.

C. Không chuẩn bị bài trước khi đến lớp.

D. Thường xuyên nghỉ học để đi chơi.

Câu 12: Coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và tin tưởng nhau được gọi là ?

A. Liêm khiết.

B. Công bằng.

C. Lẽ phải.

D. Giữ chữ tín.

II. PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu 13: (1,5 điểm) Em hãy cho biết vì sao chúng ta phải học tập tự giác, tích cực?

Câu 14: (2,5 điểm)

a/ Theo em, vì sao trong cuộc sống, chúng ta cần phải quan tâm, cảm thông và chia sẻ? Em hãy nêu 2 ví dụ.

b/ Em sẽ làm gì trong các tình huống sau để thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với mọi người xung quanh?

1/ Trời nắng nóng, bố mới đi làm về, mồ hôi nhễ nhại.

2/ Bạn của em có chuyện buồn.

Câu 15: (2,0 điểm) Xử lí tình huống sau:

V và T cùng một nhám bạn đi dã ngoại và tình cờ phát hiện một hiện vật của nền văn hoá Ốc Eo. Đó là một chiếc bát cổ. V cho rằng “Hình như chiếc bát này là cổ vật. Nếu mình bán sẽ kiếm được nhiều tiền”

Nếu là em thì em sẽ làm gì?

Câu 16: (1,0 điểm) Em hãy kể 4 di sản văn hoá mà em biết.

--------------Hết----------------

Đáp án đề thi cuối kì 1 GDCD 7 Chân trời sáng tạo

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3,0 điểm)

Câu

Đáp án

1

A

2

D

3

C

4

C

5

C

6

A

7

B

8

D

9

B

10

A

11

A

12

D

II. PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 13

(1,5 điểm)

Nêu được ý nghĩa của việc học tập tự giác, tích cực.

+ Tự giác, tích cực trong học tập giúp chúng ta chủ động, sáng tạo và không ngừng tiến bộ trong học tập.

0,5

+ Đạt được kết quả và mục tiêu học tập đề ra.

0,5

+ Được mọi người tin tưởng, tôn trọng và quý mến.

0,5

Câu 14

(2,5 điểm)

a/ + Quan tâm, cảm thông và chia sẻ giúp con người gần gũi, gắn bó với nhau hơn.

0,5

+ Quan tâm, cảm thông và chia sẻ giúp có thêm sức mạnh để vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống.

0,5

Ví dụ: - Nam thường quyên góp đồ dùng học tập để giúp đỡ những bạn nghèo trong lớp. Việc làm đó làm cho Nam và các bạn gần guĩ, gắn bó với nhau hơn.

0,25

- Khi bạn gặp chuyện buồn mình quan tâm, sẻ chia nổi buồn cùng bạn sẽ giúp bạn đó sẽ vượt qua khó khăn để vui vẻ trở lại.

0,25

b/ - Thể hiện được sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với bố bằng lời nói, thái độ và việc làm.

0,5

- Thể hiện được sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với nỗi buồn của bạn bằng sự động viên, an ủi.

0,5

Câu 15

(2,0 điểm)

Nếu là V và T, em nên đem cổ vật đến cơ quan chức năng để giao nộp cổ vật đó chứ không được mang về làm của riêng bởi vì đây là những vật có giá trị lịch sử lâu đời của đất nước ta.

2,0

Câu 16

(1,0 điểm)

- Đờn ca tài tử Nam Bộ; - Cồng chiêng Tây Nguyên

- Mú gối nước.; - Đền thờ Bác Hồ

1,0

2. Đề thi GDCD 7 học kì 1 Cánh diều

Ma trận đề kiểm tra cuối kì 1 Giáo dục công dân 7

TT

Mạch nội dung

Nội dung/chủ đề/bài

Mức độ đánh giá

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Giáo dục đạo đức

Nội dung 1: Học tập tự giác, tích cực

4 câu

2 câu

1 câu

(2đ)

1 câu

1 câu

(2đ)

1 câu

Nội dung 2: Giữ chữ tín

4 câu

1 câu

2 câu

1 câu

2

Giáo dục kinh tế

Nội dung 1: Quản lí tiền

4 câu

1 câu

1 câu

2 câu

Tổng câu

12

0

4

1

4

1

4

0

Tỉ lệ %

30%

30%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

Đề thi học kì 1 GDCD 7 Cánh diều

I. Trắc nghiệm khách quan (6,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Đâu là biểu hiện của việc học tập tự giác, tích cực?

A. Chủ động lập kế hoạch học tập.

B. Trốn học đi chơi game.

C. Không hoàn thành nhiệm vụ học tập.

D. Nói chuyện và làm việc riêng trong giờ học.

Câu 2. Khi học tập tự giác, tích cực, chúng ta sẽ

A. phải chịu thiệt thòi trong cuộc sống.

B. đạt được những mục tiêu đã đề ra.

C. bị mọi người ghét bỏ, xa lánh.

D. đạt được mọi mục đích.

Câu 3. Một trong những biểu hiện của học tập tự giác, tích cực là: chủ động hoàn thành nhiệm vụ học tập mà không cần ai.............

A. hướng dẫn.

B. giảng dạy.

C. nhắc nhở.

D. động viên.

Câu 4. Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực?

A. Chủ động lập kế hoạch học tập.

B. Hoàn thành nhiệm vụ học tập.

C. Có mục tiêu học tập rõ ràng.

D. Làm việc tiêng trong giờ học.

Câu 5. Câu tục ngữ “học bài nào, xào bài nấy” phản ánh về đức tính nào dưới đây?

A. Cần cù lao động.

B. Đoàn kết chống ngoại xâm.

C. Tự giác, tích cực học tập.

D. Kiên cường, bất khuất.

Câu 6. Để rèn luyện tính tự giác, chủ động trong học tập, mỗi học sinh nên

A. ỷ lại, luôn mong sự giúp đỡ từ người khác.

B. trốn học đi chơi game để thư giãn đầu óc.

C. thiếu kiên trì, dễ dàng từ bỏ khi gặp một vấn đề khó.

D. chủ động lập kế hoạch học tập để đạt được mục tiêu.

Câu 7. Nhận định nào dưới đây đúng khi bàn về tự giác, tích cực trong học tập?

A. Chỉ những bạn học kém mới cần tự giác, tích cực học tập.

B. Tự giác, tích cực học tập giúp chúng ta không ngừng tiến bộ.

C. Tự giác là lối sống vốn có của mỗi người, không cần rèn luyện.

D. Những người tự giác, tích cực học tập sẽ phải chịu nhiều thiệt thòi.

Câu 8. Buổi chiều, M đang ngồi ôn lại kiến thức để chuẩn bị cho tiết kiểm tra môn Toán sẽ diễn ra vào sáng mai. Đúng lúc đó, N đến rủ M đi chơi game. Nếu là M, em nên chọn cách ứng xử nào dưới đây?

A. Đi chơi game với N để thư giãn tinh thần.

B. Từ chối, hẹn với N lúc khác sẽ đi để ở nhà học bài.

C. Tỏ thái độ tức giận với N vì bị làm phiền trong lúc học bài.

D. Đồng ý đi chơi với N và rủ thêm các bạn khác đi chung cho vui.

Câu 9. Giữ niềm tin của người khác đối với mình được hiểu là

A. giữ chữ tín.

B. lòng tự trọng.

C. tính trung thực.

D. sự lừa dối.

Câu 10. Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của giữ chữ tín?

A. Hứa tất cả mọi việc để mọi người vui.

B. Luôn đến đúng giờ, giữ đúng lời hứa.

C. Mượn đồ của người khác nhưng không trả.

D. Lời nói không đi đôi với việc làm.

Câu 11. Giữ chữ tín sẽ giúp cho chúng ta

A. mang đến nỗi buồn và sự thất vọng cho mọi người.

B. đạt được mọi mục đích trong cuộc sống.

C. mang đến niềm tin và hi vọng cho mọi người.

D. vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống.

Câu 12. Người biết giữ chữ tín sẽ

A. bị người khác lợi dụng.

B. luôn phải chịu nhiều thiệt thòi, mất mát.

C. bị người khác ghét bỏ, coi thường, xa lánh.

D. được mọi người tin tưởng và tôn trọng.

Câu 13. Câu tục ngữ “treo đầu dê, bán thịt chó” được dùng để phê phán hành vi nào dưới đây?

A. Hà tiện, keo kiệt.

B. Ích kỉ.

C. Lười biếng.

D. Giả dối, không giữ chữ tín.

Câu 14. Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về vấn đề giữ chữ tín?

A. Chỉ những người buôn bán, kinh doanh mới cần giữ chữ tín.

B. Người trưởng thành mới cần giữ chữ tín, học sinh không cần.

C. Giữ chữ tín làm cho các mối quan hệ xã hội trở nên tốt đẹp.

D. Giữ chữ tín là lối sống gây gò bó, khó chịu cho mọi người.

Câu 15. Chị L ở Long An, mưu sinh hằng ngày bằng nghề bán vé số. Một hôm, đã gần đến giờ xổ số mà chị vẫn còn nhiều vé. Chị liền gọi điện cho anh T làm nghề chạy xe ba gác thuê nhờ mua giúp. Trao đổi qua điện thoại, anh T mua 20 tờ vé số và nhờ chị L giữ hộ. Chiều hôm đó, khi có kết quả xổ số, anh T có những vé trúng giải đặc biệt, với tổng số tiền 6.6 tỉ đồng. Chị L đã trao tận tay anh T những tờ vé số trúng thưởng.

Trường hợp này cho thấy chị L là người như thế nào?

A. Giả dối, không giữ chữ tín.

B. Biết giữ chữ tín trong kinh doanh.

C. Không có tầm nhìn xa trong kinh doanh.

D. Thông minh, nhạy bén trong buôn bán.

Câu 16. Bà M mở cửa hàng bán thực phẩm sạch. Để tăng lợi nhuận, bà M đã nhập thực phẩm ôi thiu được ngâm tẩm hóa chất độc hại, không rõ nguồn gốc xuất xứ về bán cho khách hàng.

Trường hợp này cho thấy bà M là người như thế nào?

A. Trung thực, biết giữ chữ tín.

B. Nhạy bén trong kinh doanh.

C. Không giữ chữ tín với khách hàng.

D. Thông minh, sắp xếp công việc hiệu quả.

Câu 17. Quản lý tiền hiệu quả giúp mỗi người có thể

A. đề phòng những trường hợp bất trắc xảy ra.

B. mua được mọi đồ dùng mà bản thân yêu thích.

C. cải thiện một phần đời sống vật chất và tinh thần.

D. tăng thu nguồn nhập hàng tháng lên gấp nhiều lần.

Câu 18. Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên tắc quản lý tiền hiệu quả?

A. Xác định rõ mục tiêu quản lí tiền.

B. Thực hiện tiết kiệm thường xuyên, đều đặn.

C. Mua nhiều hàng hiệu để chứng tỏ “đẳng cấp”.

D. Chỉ chi tiêu các khoản cần thiết, tránh lãng phí.

Câu 19. Học sinh có thể tạo ra nguồn thu nhập của cá nhân thông qua hành động nào dưới đây?

A. Bán đồ thủ công do mình tự làm.

B. Tiết kiệm tiền tiêu vặt bố mẹ cho.

C. Nghỉ học để đi làm kiếm tiền.

D. Nói dối bố mẹ để xin tiền.

Câu 20. Câu tục ngữ nào dưới đây phản ánh về sự tiết kiệm?

A. Vung tay quá trán.

B. Ném tiền qua cửa sổ.

C. Tích tiểu thành đại.

D. Vắt cổ chày ra nước.

Câu 21. Để tạo nguồn thu nhập, mỗi người có thể tìm cho mình một công việc phù hợp với

A. độ tuổi, sở thích và điều kiện.

B. mức lương, môi trường, độ tuổi.

C. môi trường, mức lương cần.

D. sở thích, độ tuổi làm việc.

Câu 22. Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về vấn đề quản lí tiền hiệu quả?

A. Quản lí tiền là việc của người trưởng thành, không phải của học sinh.

B. Chỉ những người chi tiêu không có kế hoạch mới cần học cách quản lí tiền.

C. Học sinh không cần quản lí tiền vì học sinh chưa làm ra tiền, không có thu nhập.

D. Quản lý tiền hiệu quả giúp ta chủ động tiền bạc để thực hiện các dự định tương lai.

Câu 23. A có thói quen ghi chép lại các khoản tiền mình có, lập kế hoạch quản lý tiền một cách hợp lí. Khi nhận được tiền mừng tuổi, tiền học bổng hay người thân cho, A đều tính toán cân đối giữa tiết kiệm và chi tiêu. A ưu tiên cho mục tiêu tiết kiệm chiếm khoảng 30% số tiền có được để thực hiện các dự định của bản thân. Số tiền còn lại, A sử dụng cho nhu cầu thiết yếu với tỉ lệ khoảng 50%; chỉ tiêu cá nhân khoảng 20%.

Trường hợp này cho thấy A là người như thế nào?

A. Quản lí tiền không hiệu quả.

B. Biết cách chi tiêu hợp lí.

C. Có lối sống keo kiệt, hà tiện.

D. Chi tiêu phung phí, không biết tiết kiệm.

Câu 24. H có một cuốn sổ ghi chép chi tiêu của bản thân. Khi nhận được tiền mừng tuổi hay ai cho thêm để tiêu, H đều cần nhắc sử dụng số tiền đó một cách hợp lí, để dành một khoản cho vào lợn đất. Nhờ vậy, mỗi năm H đều tiết kiệm được một số tiền nhỏ để mua sách vở và đồ dùng học tập. H chia sẻ cách quản lý tiền của mình với M, M cho rằng việc làm này là mất thời gian, không cần thiết.

Trong trường hợp trên, bạn học sinh nào đã biết cách quản lí tiền hiệu quả?

A. Bạn H.

B. Bạn M.

C. Hai bạn H và M.

D. Không có bạn học sinh nào.

II. Tự luận (4,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Theo em, việc không giữ chữ tín có thể gây tác hại gì đối với các quan hệ xã hội, sản xuất, kinh doanh?

Câu 2 (2,0 điểm): Đọc tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi:

Tình huống. Bố mẹ cho K một số tiền để ăn sáng hoặc phòng khi cần đến. Cầm tiền trong tay, K nghĩ ngay đến việc mua một số đồ chơi mình thích. Chỉ sau một tuần, K đã tiêu hết số tiền bố mẹ cho và phải xin thêm tiền của bố mẹ. Thấy K chi tiêu không tính toán, bố mẹ nhắc nhở nhưng K vẫn sử dụng tiền tuỳ hứng.

Câu hỏi:

a) Em hãy nhận xét cách sử dụng tiền của K.

b) Nếu là bạn của K, em sẽ khuyên K như thế nào?

Xem đáp án trong file tải về

3. Đề thi học kì 1 GDCD 7 Kết nối tri thức

Đề số 3

Phần I - Trắc nghiệm khách quan. (3 điểm).

Câu 1: Di tích lịch sử Đền Trung túc vương Lê Lai thuộc xã nào của Ngọc Lặc?

A. Lam Sơn.

B. Kiên Thọ.

C. Phúc Thịnh.

D. Nguyệt Ấn.

Câu 2: “Hát xường giao duyên” là điệu hát của dân tộc nào trên địa bàn huyện Ngọc Lặc?

A. Dao.

B. Kinh.

C. Mường.

D. Thái.

Câu 3: Biểu hiện nào sau đây thể hiện sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ?

A. Thờ ơ trước khó khăn, đau khổ của người khác.

B. Giúp đỡ người khác với thái độ ban ơn, kể lễ.

C. Không vui vẻ khi bạn đạt thành tích cao.

D. Lắng nghe, động viên, an ủi mọi người.

Câu 4: Người biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ sẽ

A. nhận được sự quan tâm của người khác đối với mình.

B. nhận được sự yêu quý, tôn trọng của mọi người.

C. nhận được sự trả ơn của người khác đối với mình.

D. nhận được nhiều điều tốt đẹp trong cuộc sống.

Câu 5: Biểu hiện nào sau đây trái với học tập tự giác, tích cực?

A. Thường xuyên không học bài cũ.

B. Chủ động tự lập kế hoạch học tập.

C. Vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.

D. Có mục tiêu học tập rõ ràng.

Câu 6: Giữ chữ tín là coi trọng, giữ gìn

A. sự yêu mến của mọi người đối với mình.

B. phẩm chất tốt đẹp mình trước mọi người.

C. niềm tin của mình đối với mọi người.

D. niềm tin của mọi người đối với mình

Câu 7: Biểu hiện nào sau đây trái với giữ chữ tín?

A. Giữ đúng lời hứa của mình.

B. Buôn bán hàng chất lượng.

C. Hay trễ hẹn với bạn bè.

D. Nói đi đôi với làm.

Câu 8: Di sản văn hóa là những sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được

A. lưu truyền từ đời này sang đời khác.

B. lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.

C. lưu truyền qua nhiều thế hệ khác nhau.

D. lưu truyền qua nhiều đời, nhiều thế hệ.

Câu 9: Hành vi nào dưới đây góp phần giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa?

A. Giữ gìn sạch đẹp di tích, danh lam thắng cảnh.

B. Khắc tên mình lên di sản nhằm để lại dấu ấn khi mình đến thăm.

C. Vứt rác bừa bãi xung quanh di tích.

D. Lấy cắp đồ vật trong khu bảo tồn di sản về nhà.

Câu 10: Di sản văn hóa nào dưới đây là di sản văn hóa phi vật thể?

A. Nhã nhạc cung đình Huế.

B. Trống đồng Đông Sơn.

C. Bến Nhà Rồng.

D. Khu di tích Mĩ Sơn.

Câu 11: Một trong những nguyên nhân gây căng thẳng tâm lý đến từ bản thân là

A. áp lực từ học tập.

B. các mối quan hệ bạn bè.

C. kỳ vọng của gia đình.

D. suy nghĩ tiêu cực.

Câu 12: Biểu hiện nào sau đây không phải là biểu hiện của tâm lí căng thẳng?

A. Suy giảm trí nhớ.

B. Không tập trung công việc.

C. Vui vẻ, tự tin.

D. Tim đập nhanh, khó thở, buồn nôn.

Phần II. Tự luận (7 điểm)

Câu 1 (3 điểm):

Khi căng thẳng tâm lý, cơ thể thường có những biểu hiện như thế nào? Vì sao con người lại bị căng thẳng tâm lý? Em sẽ làm gì khi sắp đến kì kiểm tra mà bài tập thì quá nhiều, không có đủ thời gian để hoàn thành nên rất căng thẳng, lo âu, mất ngủ?

Câu 2 (4 điểm):

Địa phương nơi em sinh sống có những di sản văn hoá nào? Em sẽ làm gì để góp phần bảo vệ di sản văn hoá đó? Nhiều bạn khi đi thăm quan di tích Lam Kinh thường khắc tên mình lên đá, lên bức tượng, lên cây để đánh dấu nơi mình đã đến. Em hãy nhận xét về các hành vi đó?

Đáp án đề thi học kì 1 GDCD 7

Phần I. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

B

C

D

B

A

D

C

B

A

A

D

C

Phần II. Tự luận (7 điểm)

Câu hỏi

Nội dung

Điểm

Câu 1

(3 điểm)

- Một số biểu hiện của cơ thể khi bị căng thẳng: Mệt mỏi, chán ăn, khó ngủ, đau đầu, tim đập nhanh, hoa mắt, chóng mặt, đổ mồ hôi, đau bụng, …

- Nguyên nhân gây căng thẳng có thể đến từ bên ngoài như: áp lực học tập, các mối quan hệ bạn bè, kỳ vọng gia đình,…. Hoặc có thể đến từ bản thân như: tâm lý tự ti, suy nghĩ tiêu cực, lo lắng thái quá, các vấn đề về sức khoẻ,…

- Trước tình huống trên em sẽ tìm hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến tâm lí căng thẳng. Sau đó lựa chọn giải pháp ứng phó như thư giãn bản thân bằng việc chạy bộ, đi bộ, hít thở sâu, suy nghĩ tích cực, hoặc tìm sự giúp đỡ của cha mẹ, người thân, thân cô giáo, bạn bè,…

1 điểm

1 điểm

1 điểm

Câu 2

(4 điểm)

* Học sinh nêu được ít nhất 4 di sản văn hóa của quê hương Ngọc Lặc hoặc của tỉnh Thanh Hoá.

VD: Đền thờ Trung túc vương Lê Lai thuộc xã Kiên Thọ, Hát xường, Lễ hội Pồn pôông, Hang Bàn Bù,…

* Nêu được các giải pháp góp phần bảo vệ di sản văn hoá:

- Tìm hiểu, giới thiệu về các di sản văn hóa.

- Giữ gìn các di sản văn hóa.

- Tham gia các lễ hội ở địa phương mình.

- Đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về bảo tồn di sản văn hóa.

* Không đồng tình với hành vi, việc làm của các bạn học sinh đó.

- Hành vi của các bạn là không đúng và vi phạm pháp luật về bảo vệ di sản văn hoá.

- Cần khuyên ngăn các bạn không được thực hiện những hành vi như vậy, giải thích cho các bạn hiểu đó là hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ di sản văn hoá.

- Nếu các bạn không nghe cần báo ngay cán bộ, ban quản lý di sản văn hoá.

1 điểm

0,25

0,25

0,25

0,25

0,5

0,5

0,5

0,5

Khung ma trận đề kiểm tra học kì 1 GDCD 7

TT

Mạch nội dung

Chủ đề

́ c đô ̣nhận thức

̉ng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tỉ lệ

̉ng

điểm

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Giáo dục đạo đức

1. Tự hào về truyền thống quê hương

2 câu

2 câu

0,5

2. Quan tâm, cảm thông chia sẻ

2 câu

2 câu

0,5

3. Học tập tự giác, tích cực

1 câu

1 câu

0,25

4. Giữ chữ tín

2 câu

2 câu

0,5

5. Bảo tồn di

sản văn hoá

3 câu

1/4 câu

1/2 câu

1/4 câu

3 câu

1 câu

4,75

2

Giáo

dục

năng

sống

Ứng phó với tâm lí căng thẳng

2 câu

1/2 câu

1/2 câu

2 câu

1 câu

3,5

Tổng

12

0,75

1

0,25

12

2

10 điểm

̉ ̣%

30%

30%

30%

10%

30%

70%

̉ lê c̣ hung

60%

40%

100%

.........................

Chia sẻ, đánh giá bài viết
773
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bọ Cạp
    Bọ Cạp

    Thanks

    Thích Phản hồi 08/11/22
    • Bé Bông
      Bé Bông

      ôn thôi

      Thích Phản hồi 08/11/22
      • Bánh Bao
        Bánh Bao

        đề khá hay

        Thích Phản hồi 08/11/22
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Đề thi học kì 1 lớp 7

        Xem thêm