Bộ đề thi học kì 1 Giáo dục địa phương 7 năm 2024 - 2025
Đề kiểm tra học kì 1 Giáo dục địa phương 7
Đề thi học kì 1 Giáo dục địa phương 7 bao gồm đề thi môn Giáo dục địa phương lớp 7 Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Giang. Đây là tài liệu hay cho các em học sinh ôn tập, chuẩn bị cho kì thi cuối học kì 1 lớp 7 sắp tới. Đây cũng là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo ra đề và ôn luyện cho học sinh. Mời thầy cô và các bạn tải về xem trọn bộ tài liệu.
1. Đề thi cuối kì 1 Giáo dục địa phương 7 - Hải Phòng
Ma trận
TT | Mạch nội dung | Chủ đề | Mức độ nhận thức | Tổng | |||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | Tỉ lệ | Tổng điểm | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||||
1 |
Giáo dục đạo đức | VÙNG ĐẤT HẢI PHÒNG TỪ NĂM 938 ĐẾN NĂM 1427
|
| ||||||||||
VÙNG ĐẤT HẢI PHÒNG THỜI LÊ SƠ TỪ NĂM 1428 ĐẾN NĂM 1527
|
| ||||||||||||
| TỤC NGỮ, CA DAO HẢI PHÒNG | 2 | 2 | 1 | 16% | 20% | 3,6 đ | ||||||
| BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÁO HẢI PHÒNG | 2 | 4 | 1 | 1 | 24% | 40% | 6,4đ | |||||
Tổng | 4 |
| 6 |
|
| 2 |
| 1 | 10 | 3 |
10 điểm | ||
Tỉ lệ % | 16% | 24% | 40% | 20% | 40% | 60% | |||||||
Tỉ lệ chung | 40% | 60% | 100% |
Đề kiểm tra
I - TRẮC NGHIỆM ( 4,0 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời mà em cho là đúng nhất.
Câu 1. Đâu không phải là nội dung chính của ca dao Hải Phòng:
A. Những khúc ca về cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, sầm uất, trù phú thời viễn cổ
B. Những câu hát than thân, trách phận
C. Những khúc ca về cuộc sống tươi đẹp, những khúc hát giao duyên.
D. Những khúc ca về cuộc sống vất vả cần lao của người lao động.
Câu 2. Nét đặc sắc về nghệ thuật của các câu tục ngữ Hải Phòng là:
A. cách ngắt nhịp, gieo vần linh hoạt, tự do.
B. sử dụng thành công nhiều biện pháp tu từ.
C. sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật; có vần, có điệu; hình ảnh về sản vật, văn hóa...gắn liền với tên địa danh.
D. hình ảnh về sản vật, văn hóa...gắn liền với tên địa danh
Câu 3. Qua những câu tục ngữ Hải Phòng ta thấy người dân Hải Phòng là những con người mang đậm cá tính nào nhất của người miền biển?
A. Mạnh mẽ, khảng khái và lạc quan.
B. Hiền lành, chịu thương, chịu khó
C. Cần cù lao động
D. Thật thà, hiền lành
Câu 4. Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong câu tục ngữ:
Sấm động biển Đồ Sơn
Mang nồi rang thóc
Sấm động bên Sóc
Đổ thóc ra phơi
A. Nhân hóa B. So sánh
C. Ẩn dụ D. Điệp ngữ
Câu 5. Đâu không phải là di sản văn hóa vật thể của Hải Phòng
A. Đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm
B. Quần thể đảo Cát Bà
C. Vịnh Hạ Long
D. Đền Nghè
Câu 6: Hiện nay ở Hải Phòng có khoảng bao nhiêu lễ hội?
A.Trên 500 lễ hội D. Trên 400 lễ hội C. Gần 300 lễ hội D. Gần 1000 lễ hội
Câu 7:Đền Nghè ( Quận Lê Chân), chùa Mõ( huyện Kiến Thuỵ) thuộc loại di sản:
A. Danh lam thắng cảnh B. Di tích lịch sử, văn hoá
C. Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia D.Di sản văn hoá phi vật thể
Câu 8. Di tích quốc gia đền thờ Trạng nguyên Trần Tất Văn nằm trên địa phận nào của Hải Phòng?
A. Quận Hải An B. Huyện Vĩnh Bảo C. Huyện An Lão D. Huyện Tiên Lãng
Câu 9: Đâu là di tích quốc gia đặc biệt của Hải Phòng?
A. Đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm B. Nhà thờ đá
B. Tháp Chàm D. Lăng Bác
Câu 10: Điền từ thích hợp vào sau dấu ba chấm: “ Các di sản văn hoá góp phần quan trọng vào sự phát triển...của thành phố Hải Phòng”
A. mạnh mẽ B. bền vững C. nhanh chóng D. lâu dài
II. PHẦN TỰ LUẬN (6,0 ĐIỂM)
Câu 1 (2 điểm). Hãy viết ít nhất 4 câu ca dao hoặc tục ngữ của Hải Phòng mà em biết.
Câu 2 (2 điểm). Hãy kể một số di sản văn hóa của Hải Phòng. Hệ thống di sản văn hóa đó có ý nghĩa như thế nào với con người thành phố Cảng?
Câu 3 (2 điểm). Là học sinh, em sẽ làm gì để giữ gìn, bảo tồn các di sản văn hoá của thành phố Hải Phòng thân yêu?
2. Đề thi học kì 1 môn Giáo dục địa phương 7 - Thái Nguyên
Đề thi
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng trong các câu sau:
Câu 1. Thái Nguyên có địa hình chủ yếu là gì?
A. Đồi núi thấp
B. Đồi
C. Núi
D. Đồi núi cao
Câu 2: Thái Nguyên có mạng lưới sông ngòi như thế nào?
A. Thưa thớt
B. Lưa thưa
C. Mỏng
D. Dày đặc
Câu 3: Hồ lớn nhất của tỉnh Thái Nguyên là hồ nào?
A. Hồ Ba Bể
B. Hồ Khe Mo
C. Hồ Núi Cốc
D. Hồ Xương Rồng
Câu 4: Thái Nguyên nằm trong vùng khí hậu nào?
A. Nhiệt đới nóng
B. Cận nhiệt đới ẩm
C. Nhiệt đới lạnh
D. Cận nhiệt đới
Câu 5: Theo báo cáo của Thường trực ban An toàn giao thông tỉnh Thái Nguyên 10 tháng của năm 2020 toàn tỉnh xảy ra bao nhiêu vụ tai nạn giao thông?
A. 100 vụ
B. 130 vụ
C. 110 vụ
D. 123 vụ
Câu 6: Loại hình nhà truyền thống phổ biến nhất của các dân tộc ít người tại tỉnh Thái Nguyên?
A. Nhà xây
B. Nhà sàn.
C. Nhà đất
D. Nhà nứa
Câu 7: Đất Thái Nguyên có tổng diện tích bao nhiêu ha?
A. 352 664 ha
B. 350 111 ha
C. 320 222 ha
D. 350 555 ha
Câu 8: Dòng tranh thờ của người dân tộc ở Thái Nguyên thể hiện niềm tin gì?
A. Nho giáo
B. Thiên chúa giáo
C. Hồi giáo
D. Đạo giáo, Phật giáo
II. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1. (4 điểm): Cho biết những nét đặc sắc trong hình dáng ngôi nhà của người Nùng và người Sán Chay ở Thái Nguyên
Câu 2. (2 điểm): Theo em nguyên nhân của các vụ tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên là gì?
Bản thân em có trách nhiệm như thế nào trong việc thực hiện trật tự an toàn giao thông
Đáp án
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Chọn ý đúng nhất và khoanh tròn vào chữ cái đầu câu (mỗi câu đúng 0,5 điểm)
Câu hỏi | Đáp án |
Câu 1 | A |
Câu 2 | D |
Câu 3 | C |
Câu 4 | D |
Câu 5 | D |
Câu 6 | D |
Câu 7 | B |
Câu 8 | A |
II. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu | Nội dung | Điểm | ||
1 ( 4 điểm) | * Nhà sàn người Nùng - Ngôi nhà được làm bằng gỗ có hai mái, thường lợp cỏ tranh hay phổ biến hơn là ngói âm dương có nhiều điểm tương đồng với nhà người Tây nhà làm theo kiểu cột kê, không gian bên trong chia thành ba đến năm gian tùy thuộc vào sinh hoạt của từng gia đình. Sàn nhà thường có độ cao 1,6m, dưới gầm sàn là nơi chứa các nông vụ hoặc giữ lương thực. Người Nùng thường đặt trong nhà hai bếp, bếp trong dùng để nấu ăn còn bên ngoài là bếp để đun nước, sưởi ấm , tiếp khách. * Nhà sàn người Sán Chay Thường được chia thành ba đến năm gian được quy định rõ ràng chức năng sinh hoạt. Thành phần chính của ngôi nhà hệ thống cột, mái lợp cỏ tranh, sàn và vách đều làm bằng nguyên liệu tự nhiên, có thể tìm thấy xung quanh khu vực cư trú. Cầu thang được dựng lên ở gian cuối, là nơi bếp núc hoặc là chỗ ở của người phụ nữ. Người Sán Chay phân biệt hai kiểu nhà là nhà trâu đực (ba cột) và nhà châu cái (bốn cột) | 2đ 2đ | ||
Câu 2 ( 2điểm ) | * Theo em nguyên nhân của các vụ tai nạn giao thông là gì ? - Người tham gia giao thông không chấp hành nội quy + Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, đội mũ không đúng quy định. + Phóng nhanh, vượt ẩu, lạng lách đánh võng.. * Bản thân em có trách nhiệm như thế nào trong việc thực hiện trật tự an toàn giao thông ? - Học sinh trả lời theo nhận thức của bản thân ( Đảm bảo tuân thủ các quy đinh, không xuyên tạc, nói tiêu cực ….) | 1đ 1đ |
Ma trận
Mức độ Chủ đề | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Cộng | |||||
Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
CHỦ ĐỀ 6 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN | Địa hình chủ yếu của Thái Nguyên | Mạng lưới sông ngòi Thái Nguyên | |||||||
khí hậu Thái Nguyên | Hồ lớn nhất của tỉnh Thái Nguyên | ||||||||
Huyền thoại Hồ núi Cốc gắn liền | |||||||||
CHỦ ĐỀ 8 THỰC HIỆN TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG | Theo báo cáo của Thường trực ban An toàn giao thông tỉnh Thái Nguyên 10 tháng của năm 2020 toàn tỉnh xảy ra bao nhiêu vụ tai nạn giao thông | Nguyên nhân của các vụ tai nạn giao thông. Bản thân em có trách nhiệm trong việc thực hiện trật tự an toàn giao thông | ? | ||||||
CHỦ ĐỀ 4 NGHỆ THUẬT TRUYỀN THỐNG ( MỸ THUẬT ) | Loại hình nhà truyền thống phổ biến nhất của các dân tộc ít người tại tỉnh Thái Nguyên | Dòng tranh thờ của người dân tộc ở Thái Nguyên | Những nét đặc sắc trong hình dáng ngôi nhà của người Nùng và người Sán Chay ở Thái Nguyên | ||||||
Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: | 4 2 20% | 4 2 20% | 1 2 20% | 1 4 40 % | 10 10 100% | ||||
TS câu: TS điểm: Tỉ lệ %: | 4 2 20% | 4 2 20% | 1 2 20% | 1 4 40% | 10 10 100% |
Tài liệu vẫn còn trong file tải