Đề cương ôn tập học kì 1 Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức
Đề cương Lịch sử Địa lí 7 học kì 1
Đề cương ôn thi học kì 1 lớp 7 môn Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức được VnDoc đăng tải sau đây giúp hệ thống lại kiến thức được học trong học kì 1 lớp 7 môn LSĐL. Tài liệu ôn tập Lịch sử Địa lí 7 bao gồm lý thuyết và câu hỏi ôn tập phần Lịch sử 7 và Địa lí 7 có đáp án đi kèm cho các bạn ôn luyện. Đây không chỉ là tài liệu hay cho các em ôn luyện trước kỳ thi mà còn là tài liệu cho thầy cô tham khảo ra đề.
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HK1 MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 7
KẾT NỐI TRI THỨC
1. Nội dung ôn tập
1.1. Phần Lịch sử
- Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu.
- Lãnh địa phong kiến và quan hệ xã hội của chế độ phong kiến Tây Âu.
- Thành thị trung đại ra đời.
- Sự ra đời của Thiên Chúa giáo.
- Nguyên nhân; hành trình và hệ quả của một số cuộc phát kiến địa lí.
- Những thay đổi về kinh tế - xã hội Tây Âu.
- Ý nghĩa và tác động của phong trào Văn hóa Phục hưng đối với xã hội Tây Âu
- Mô tả khái quát được nội dung cơ bản và tác động của các cuộc Cải cách tôn giáo đối với xã hội Tây Âu
- Trung Quốc từ TK VII đến giữa TK XIX
- Ấn Độ từ TK IV đến giữa TK XIX
- Khái quát về Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI
- Vương quốc Campuchia
- Vương quốc Lào
- Đất nước buổi đầu độc lập (939-967): Công cuộc thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh và sự thành lập nhà Đinh
- Đại Cồ Việt thời Đinh và Tiền Lê (968-1009): Công cuộc xây dựng chính quyền và bảo vệ đất nước thời Đinh - Tiền Lê
1.2. Phần Địa lí
- Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Âu.
- Xác định được trên bản đồ các sông lớn Rhein (Rainơ), Danube (Đanuyp), Volga (Vonga).
- Trình bày được đặc điểm các đới thiên nhiên: đới nóng; đới lạnh; đới ôn hòa.
- Trình bày được đặc điểm của cơ cấu dân cư Châu Âu di cư và đô thị hoá ở châu Âu.
- Biết được nguy cơ của tình trạng dân số ngày càng già đi của Châu Âu.
- Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Á.
- Trình bày được một trong những đặc điểm thiên nhiên châu Á: địa hình; khí hậu; sinh vật; nước; khoáng sản.
- Trình bày được đặc điểm dân cư, tôn giáo; sự phân bố dân cư và các đô thị lớn.
- Xác định được trên bản đồ các khu vực địa hình và các khoáng sản chính ở châu Á.
- Xác định được trên bản đồ chính trị các khu vực của châu Á.
- Trình bày được đặc điểm tự nhiên (địa hình, khí hậu, sinh vật) của một trong các khu vực ở châu Á
- Nêu được ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa đến sản xuất nông nghiệp ở địa phương.
- Trình bày được cách thức người dân châu Phi khai thác thiên nhiên ở các môi trường khác nhau.
2. Câu hỏi ôn tập
2.1. Trắc nghiệm
Phần Lịch sử
Câu 1: Năm 476, đế quốc La Mã bị diệt vong đã đánh dấu
A. Chế độ chiếm hữu nô lệ La Mã chấm dứt, chế độ phong kiến ở Tây Âu bắt đầu.
B. Chế độ phong kiến chấm dứt, thời kì tư bản chủ nghĩa bắt đầu ở Tây Âu.
C. Chế độ dân chủ cổ đại chấm dứt, chế độ phong kiến bắt đầu ở Tây Âu.
D. Thời kì đấu tranh của nô lệ chống chế độ chiếm hữu nô lệ bắt đầu ở Tây Âu.
Câu 2: Ở Tây Âu thời trung đại, lãnh chúa phong kiến được hình thành từ những lực lượng nào?
A. Quý tộc người Rô-ma.
B. Nô lệ được giải phóng.
C. Quý tộc quân sự và tăng lữ.
D. Nông dân bị tước đoạt ruộng đất.
Câu 3: Ý nào sau đây không đúng khi nói về lãnh địa phong kiến?
A. Lãnh địa là trung tâm giao lưu buôn bán thời phong kiến.
B. Lãnh địa là vùng đất thuộc quyền sở hữu của các lãnh chúa phong kiến.
C. Lãnh địa là đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến phân quyền ở châu Âu.
D. Nông nô là lao động chủ yếu trong các lãnh địa.
Câu 4: Nguyên nhân hình thành các thành thị trung đại ở châu âu?
A. Sản xuất bị đình trệ.
B. Các lãnh chúa cho xây dựng các thành thị trung đại.
C. Sự ngăn cản giao lưu buôn bán của các lãnh địa.
D. Nghề thủ công phát triển nảy sinh nhu cầu trao đổi buôn bán.
Câu 5: Đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong xã hội phong kiến phân quyền ở Tây Âu là
A. Thành thị trung đại.
B. Lãnh địa phong kiến.
C. Pháo đài quân sự.
D. Nhà thờ giáo hội.
Câu 6: Đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến ở Tây Âu cho đến thế kỉ IX là
A. Trang trại.
B. Lãnh địa.
C. Phường hội.
D. Thành thị.
Câu 7: Ý nào sau đây không đúng khi nói về lãnh địa phong kiến? A.Trong lãnh địa, hoạt động trao đổi, buôn bán diễn ra tấp nập.
B. Là vùng đất thuộc quyền sở hữu của các lãnh chúa phong kiến.
C. Trong lãnh địa, kinh tế nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo.
D. Nông nô là lực lượng lao động chủ yếu trong các lãnh địa.
Câu 8: Đặc điểm nổi bật về kinh tế của lãnh địa phong kiến Tây Âu là gì?
A. Mỗi lãnh địa là một cơ sở kinh tế đóng kín, tự cấp tự túc.
B. Mỗi lãnh địa có quân đội, luật pháp, toà án riêng,...
C. Trong lãnh địa có sự phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp.
D. Thường xuyên có sự trao đổi hàng hoá với bên ngoài lãnh địa.
Câu 9: Các cuộc phát kiến địa lí vào thế kỉ XV được thực hiện bằng con đường nào?
A. Đường bộ.
B. Đường biển.
C. Đường hàng không.
D. Đường sông.
Câu 10: Những quốc gia nào đóng vai trò tiên phong trong các cuộc phát kiến địa lý?
A. Mĩ, Anh
B. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.
C. Ý, Bồ Đào Nha
D. Anh, Pháp
Câu 12: Hướng đi của C. Cô-lôm-bô có điểm gì khác so với các nhà phát kiến địa lí khác?
A. Đi sang hướng đông.
B. Đi về phía tây.
C. Đi xuống hướng nam.
D. Ngược lên hướng bắc.
Câu 13: Người đầu tiên thực hiện chuyến đi vòng quanh thế giới bằng đường biển là
A. B. Đi-a-xơ.
B. C. Cô-lôm-bô.
C. V. Ga-ma.
D. Ph. Ma-gien-lăng.
Câu 14: Các cuộc phát kiến địa lí đã mang lại sự giàu có cho các tầng lớp nào ở châu Âu?
A. Tăng lữ, quý tộc.
B. Nông dân, quý tộc.
C. Thương nhân, quý tộc.
D. Tướng lĩnh quân sự, quý tộc
Câu 15: Các cuộc phát kiến địa lí đã đem lại sự giàu có cho những tầng lớp nào ở châu Âu?
A. Quý tộc và công nhân làm thuê.
B. Tướng lĩnh quân sự và quý tộc.
C. Công nhân giàu có và nhà tư bản.
D. Quý tộc và thương nhân.
Câu 16: Người đầu tiên phát hiện ra châu Mỹ là
A. B. Đi-a-xơ. B. C. Cô-lôm-bô. C. V. Ga-ma. D. Ph. Ma-gien-lăng.
Câu 17: Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở châu Âu được hình thành với những giai cấp cơ bản nào?
A. Lãnh chúa và nông nô
B. Địa chủ và nông dân tá điền
C. Tư sản và vô sản
D. Quý tộc và công nhân
Câu 18: Cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lĩnh vực văn hoá, tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến là
A. Cách mạng tri thức sau phát kiến địa lí.
B. Phong trào Văn hoá Phục hưng ở Tây Âu.
C. Các cuộc chiến tranh nông dân ở Tây Âu.
D. Trào lưu “Triết học Ánh sáng” của Pháp.
Câu 19: Trong các thế kỉ XIV - XVII, giai cấp tư sản đang lên ở châu Âu đã chống lại giáo lí của tôn giáo nào?
A. Hồi giáo.
B. Thiên Chúa giáo.
C. Phật giáo.
D. Ấn Độ giáo.
Câu 20: “Quê hương” của phong trào Văn hoá Phục hưng là
A. Pháp.
B. Anh.
C. l-ta-li-a.
D. Đức.
Câu 21: Phong trào Văn hóa Phục hưng được khởi nguồn từ quốc gia nào?
A. Đức.
B. Thụy Sĩ.
C. Italia.
D. Pháp.
Câu 22: Ý nghĩa của phong trào Văn hoá Phục hưng là
A. Đề cao độc lập, chủ quyền và tự do của các dân tộc.
B. Đề cao giá trị con người và quyền tự do cá nhân.
C. Đề cao giáo lí của Giáo hội nhà thờ Thiên Chúa giáo.
D. Đề cao giá trị văn hoá Tây Âu thời sơ kì trung đại.
Câu 23: Cuộc đấu tranh vũ trang đầu tiên của nông dân dưới ngọn cờ của tư sản chống phong kiến châu Âu là
A. Chiến tranh nông dân Đức.
B. Chiến tranh nông dân Áo.
C. Chiến tranh nông dân Thụy Sĩ.
D. Chiến tranh nông dân Pháp.
Câu 24: Trong thời Phục hưng đã xuất hiện rất nhiều nhà văn hóa, khoa học thiên tài mà người ta gọi là
A. “Những người vĩ đại”.
B. “Những nhà khai sáng”.
C. “Những người xuất chúng”.
D. “Những người khổng lồ”.
Câu 25: Ý nào dưới đây không phải là nội dung của phong trào Cải cách tôn giáo?
A. Ủng hộ việc làm giàu của giai cấp tư sản.
B. Phê phán những giáo lí giả dối của Giáo hội.
C. Đòi bỏ bớt những lễ nghỉ tốn kém.
D. Đề cao công lao của Giáo hoàng.
Câu 26: Phong trào Văn hóa Phục hưng diễn ra đầu tiên ở thành phố nào?
A. Thành phố Phờ-lo-ren (Italia).
B. Thành phố Luân Đôn (Anh).
C. Thành phố Pa-ri (Pháp).
D. Thành phố Am-xtéc-đam (Hà Lan).
Câu 27: Một trong những danh họa nổi tiếng thời Phục hưng là
A. Sếch-xpia.
B. Ga-li-lê.
C. Xéc-van-téc.
D. Lê-ô-na đơ Vanh-xi.
Câu 28: Trung Quốc trở thành quốc gia phong kiến cường thịnh nhất châu Á dưới triều đại
A. Nhà Hán.
B. Nhà Đường.
C. Nhà Nguyên.
D. Nhà Thanh.
Câu 29: Dưới thời Đường, tình hình nông nghiệp của Trung Quốc như thế nào?
A. Phát triển mạnh mẽ.
B. Sa sút, thường xuyên mất mùa.
C. Không có gì thay đổi so với trước đó.
D. Kém phát triển, nạn đói xảy ra thường xuyên.
Câu 30: Chính sách lấy ruộng đất công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân dưới thời Đường, được gọi là chế độ
A. Công điền.
B. Tịch điển.
C. Quân điền.
D. Doanh điền.
Câu 31: Vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Trung Quốc là
A. Minh. B. Nguyên. C. Mãn Thanh. D. Tống.
Câu 32: Thương cảng nào trong thời Minh - Thanh trở thành trung tâm buôn bán sâm uất với nước ngoài?
A. Tô Châu. B. Tùng Giang. C. Quảng Châu. D. Thượng Hải.
Câu 33: Biểu hiện khẳng định những mầm mống của kinh tế tư bản chủ nghĩa xuất hiện ở Trung Quốc thời Minh - Thanh là
A. Nhiều xưởng thủ công có quy mô lớn đã đạt tới trình độ chuyên môn hoá trong sản xuất và thuê nhiều nhân công.
B. Xuất hiện người thuê nhân công, người thợ làm thuê lấy tiền công.
C. Ngoại thương phát triển, có quan hệ buôn bán với nhiều nước.
D. Hoạt động buôn bán trong nước phát triển.
Câu 34: Hệ tư tưởng chính thống của chế độ phong kiến Trung Quốc là
A. Phật giáo. B. Nho giáo. C. Thiên Chúa giáo. D. Hồi giáo.
Câu 35: Phật giáo được thịnh hành nhất dưới thời
A. Đường. B. Tống. C. Minh. D. Thanh.
Câu 36: Ai là người đã có công thống nhất Trung Quốc, đánh dấu sự hình thành của chế độ phong kiến?
A. Hán Vũ Đế B. Tần Thủy Hoàng.
C. Tần Nhị Thế D. Chu Nguyên Chương
Câu 37: Nhận xét nào dưới đây đúng với sự phát triển của Trung Quốc dưới thời kì cai trị của nhà Đường?
A. Chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng.
B. Trung Quốc đối mặt với nguy cơ xâm lược của thực dân phương Tây.
C. Bộ máy nhà nước được tổ chức chặt chẽ từ trung ương đến địa phương.
D. Những mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện và phát triển.
Câu 38: Ấn Độ được thống nhất vào thời gian nào?
A. 2 500 năm TCN.
B. 1 500 nắm TCN.
C. Cuối thế kỉ III TCN.
D. Đầu thế kỉ IV.
Câu 39: Nghề luyện kim thời Vương triều Gúp-ta đã phát triển đến trình độ cao thông qua biểu hiện nào?
A. Đúc được tượng Phật bằng sắt cao tới 2m và không gỉ.
B. Chế tạo kim hoàn và các tác phẩm nghệ thuật khắc trên ngà voi.
C. Dệt được những tấm vải mềm và nhẹ, nhiều màu sắc và không phai.
D. Đúc được cột sắt không gỉ và những bức tượng Phật bằng đồng cao tới 2m.
Câu 40: Công trình kiến trúc tiêu biểu, độc đáo thể hiện sự tôn sùng Phật giáo của người Ấn Độ là
A. Lâu đài Đỏ.
B. Lăng Ta-giơ Ma-han.
C. Chùa hang A-gian-ta.
D. Đền Bô-rô-bua-đua.
Câu 41: Sau thời kì phân tán (thế kỉ III TCN - thế kỉ IV), Ấn Độ được thống nhất dưới thời Vương triều
A. Gúp-ta. B. Đê-li. C. Mô-gôn. D. Hác-sa.
D. Hội đồng nhân dân quyết định mọi vấn đề của đất nước. Câu 42: Ấn Độ bị thực dân Anh xâm lược vào
A. Giữa thế kỉ XVIII.
B. Cuối thế kỉ XVII.
C. Giữa thế kỉ XIX.
D. Cuối thế kỉ XIX.
Câu 43: Các công trình kiến trúc như: Đền, chùa, lâu đài, tháp, lăng… ở Ấn Độ đều chịu ảnh hưởng của
A. Tôn giáo. B. Văn học.
C. Văn hóa Trung Quốc. D. Văn hóa phương Tây.
Câu 44: Vương triều Gúp-ta được gọi là thời kì hoàng kim của Ấn Độ vì
A. Kinh tế có những tiến bộ vượt bậc; đời sống của người dân ổn định, sung túc.
B. Xã hội ổn định, đạo Phật tiếp tục phát triển mạnh.
C. Nhiều công trình kiến trúc kì vĩ, tỉnh xảo được xây dựng.
D. Hoạt động thương mại trong nước được đẩy mạnh và Ấn Độ có quan hệ buôn bán với nhiều nước.
Câu 45: Điểm chung nổi bật về sự thành lập của hai Vương triêu Đê-li và Mô-gôn đó là
A. Đều do người Hồi giáo lập nên.
B. Đều do người Thổ Nhĩ Kỳ thống trị.
C. Đều do người Mông Cổ thống trị.
D. Đều do các vương triều của người nước ngoài và theo Hồi giáo lập nên. Câu 46: Cuối thế kỉ XIX, Ấn Độ trở thành thuộc địa của nước nào?
A. Anh B. Pháp C. Tây Ban Nha D. Hà Lan.
Câu 47: Ở Ấn Độ, công trình nào tiêu biểu cho kiểu kiến trúc Hồi giáo?
A. Đại bảo tháp San-chi.
B. Lăng Ta-giơ Ma-han.
C. Chùa hang A-gian-ta.
D. Đền Bô-rô-bua-đua.
Câu 48: Đặc điểm nổi bật về kiến trúc Ấn Độ là
A. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của ba tôn giáo là Hin-đu giáo, Phật giáo và Hồi giáo.
B. Tiếp thu những nét tiêu biểu của kiến trúc phương Tây.
C. Các công trình kiến trúc được xây dựng chủ yếu bằng gạch.
D. Tất cả các đặc điểm trên.
Câu 49: Trong lịch sử trung đại Ấn Độ, vương triều nào được coi là giai đoạn thống nhất, phục hưng và phát triển?
A. Vương triều Gúp-ta.
B. Vương triều Hồi giáo Đê-li.
C. Vương triều Mô-gôn.
D. Vương triều Hác-sa
Câu 50: Ý nào không đúng về chữ Phạn của Ấn Độ?
A. Là ngôn ngữ - văn tự để sáng tác văn học, thơ ca.
B. Là nguồn gốc của ngôn ngữ và chữ viết Hin-đu thông dụng hiện nay ở Ấn Độ.
C. Trở thành ngôn ngữ - văn tự sáng tạo các bộ kinh “khổng lồ” của Ấn Độ.
D. Trở thành chữ viết của các quốc gia Đông Nam Á.
Câu 51: Dưới sự trị vì của mình, A-cơ-ba (1566 – 1605) đã thi hành những biện pháp tiến bộ.
Đó là những biện pháp gì?
A. Xóa bỏ Hồi giáo.
B. Giành nhiều đặc quyền, đặc lợi cho quý tộc gốc Mông Cổ.
C. Xóa bỏ sự kì thị tôn giáo, thủ tiêu đặc quyền Hồi giáo, khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa Ấn Độ.
D. Xây dựng chính quyền vững mạnh.
Phần Địa lí
Câu 1: Địa hình toàn bộ châu Phi có độ cao trung bình là A. 700 m.
B. 750 m.
C. 800 m.
D. 850m.
Câu 2: Đặc điểm khí hậu của châu Phi là gì?
A. Nóng và ẩm bậc nhất thế giới.
B. Nóng và khô bậc nhất thế giới.
C. Khô và lạnh bậc nhất thế giới.
D. Lạnh và ẩm bậc nhất thế giới
Câu 3: Hoang mạc Xahara nằm ở khu vực nào của châu Phi?
A. Bắc Phi.
B. Trung Phi.
C. Nam Phi.
D. Đông Phi. Xem đáp án
Câu 4: Châu Phi có khí hậu nóng và khô bậc nhất thế giới là do nguyên nhân nào?
A. Có nhiều dạng địa hình đa dạng (núi, đồng bằng,…).
B. Đại bộ phận lãnh thổ nằm trong khu vực nội chí tuyến.
C. Có nhiều hoang mạc rộng bậc nhất thế giới (Xa-ha-ra, Na-míp,…).
D. Chịu ảnh hưởng của nhiều loại gió.
Câu 5: Số quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc châu Á là
A. 49.
B. 50.
C. 51.
D. 52.
Câu 6: Cô-oét thuộc khu vực nào của châu Á?
A. Đông Nam Á
B. Tây Nam Á
C. Bắc Á
D. Trung Á
Câu 7: Trên bản đồ chính trị châu Á được chia thành bao nhiêu khu vực chính?
A. Ba.
B. Bốn.
C. Năm.
D. Sáu.
Câu 8: Sông A-mu Đa-ri-a thuộc khu vực nào ở châu Á?
A. Nam Á
B. Trung Á.
C. Bắc Á
D. Đông Nam Á
Câu 9: Phần nhiều các nước châu Á là các nước
A. Phát triển.
B. Đang phát triển.
C. Có thu nhập bình quân đầu người cao.
D. Công nghiệp hiện đại.
Câu 10: Ý nào dưới đây không đúng?
A. Châu Á có số dân đông nhất trong các châu lục.
B. Châu Á có cơ cấu dân số già.
C. Tỉ lệ tăng dân số của châu Á đã giảm và thấp hơn mức trung bình của thế giới.
D. Dân số châu Á đang chuyển biến theo hướng già hoá.
Tài liệu vẫn còn dài, mời các bạn xem toàn bộ tài liệu và đáp án trong file tải về.