Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi học kì 1 Văn 7 Kết nối tri thức - Đề 4

Đề thi học kì 1 Văn 7 Kết nối tri thức - Đề 4 có đầy đủ đáp án, được để dưới dạng file word và pdf, thầy cô có thể tham khảo ra đề thi và ôn luyện cho học sinh. Đây cũng là tài liệu hay cho các em ôn tập, chuẩn bị cho kì thi cuối kì 1 lớp 7 sắp tới. Mời thầy cô và các em tham khảo chi tiết sau đây. 

Đề thi Ngữ văn 7 học kì 1 Kết nối tri thức

1. Đề thi cuối kì 1 Văn 7 KNTT

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ 1

MÔN: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 90 phút

I: PHẦN ĐỌC HIỂU: (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau rồi thực hiện các yêu cầu bên dưới:

MƯA

“Mưa rơi tí tách

Hạt trước hạt sau

Không xô đẩy nhau

Xếp hàng lần lượt

Mưa vẽ trên sân

Mưa dàn trên lá

Mưa rơi trắng xóa

Bong bóng phập phồng

Mưa nâng cánh hoa

Mưa gọi chồi biếc

Mưa rửa sạch bụi

Như em lau nhà.

Mưa rơi, mưa rơi

Mưa là bạn tôi

Mưa là nốt nhạc

Tôi hát thành lời…”

(Trích“Thư viện thơ- Kho tàng bài thơ hay nhất về thiếu nhi”, ngày 25/12/2019)

Chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi từ câu 1 đến câu 8

Câu 1: Em hãy cho biết văn bản “Mưa” thuộc thể thơ nào?

A. Thơ sáu chữ

C. Thơ năm chữ

B. Thơ bảy chữ

D. Thơ bốn chữ

Câu 2: “Hạt mưa rơi” có màu sắc như thế nào?

A. Trắng hồng

C. Trắng tinh

B. Trắng xóa

D. Trắng trẻo

Câu 3: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai câu thơ:

“Mưa rửa sạch bụi.

Như em lau nhà”

A. Nhân hóa

C. Ẩn dụ

B. So sánh

D. Hoán dụ

Câu 4: Xác định cặp từ trái nghĩa có trong các dòng thơ sau:

“Mưa rơi tí tách

Hạt trước hạt sau”

A. Mưa, rơi

C. Hạt, rơi

B. Trước, sau

D. Hạt, mưa.

Câu 5: Qua bài thơ tác giả muốn gửi đến bạn đọc bức thông điệp gì ?

A. Yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống

B. Yêu đất nước, yêu cuộc sống

C. Yêu con người, yêu cây cối

D. Yêu bạn bè, yêu thiên nhiên

Câu 6: Ý nghĩa của từ “ chồi biếc’’ trong câu thơ “ Mưa gọi chồi biếc” là gì?

A. Màu xanh tươi thắm, trải dài ra

B. Cơn mưa ngâu có màu xanh biếc

C. Gọi cây cối cùng nhau thức dậy

D. Sự trỗi dậy, tràn đầy sức sống

Câu 7: Dấu chấm lửng ( …) ở cuối bài thơ có tác dụng gì ?

A. Còn nhiều sự vật hiện tượng chưa liệt kê hết

B. Dùng để kết thúc câu trần thuật

C. Dùng để ngăn cách các vế của câu ghép

D. Dùng để bộc lộ cảm xúc trong câu cảm thán

Câu 8:Tình cảm của tác giả trong bài thơ được thể hiện như thế nào ?

A. Lo sợ, buồn bã

B. Bâng khuâng, xao xuyến

C. Vui vẻ, hạnh phúc

D. Ngậm ngùi, xót xa

Câu 9: Theo em, mưa có lợi ích như thế nào đối với cuộc sống con người?

Câu 10: Từ những lợi ích của mưa, em cần làm gì để bảo vệ môi trường trong sạch?

II. PHẦN VIẾT: (4,0 điểm)

Em hãy viết bài văn trình bày cảm xúc về một thầy, cô giáo gần gũi nhất với em.

Hết

2. Đáp án đề thi cuối kì 1 Văn 7 KNTT

Câu

Nội dung

Điểm

I. PHẦN ĐỌC HIỂU

6.0

1

D

0.5

2

B

0.5

3

B

0.5

4

B

0.5

5

A

0.5

6

D

0.5

7

A

0.5

8

C

0.5

9

-Lợi ích của mưa (Gợi ý trả lời):

+ Mang lại nguồn nước sạch sẽ, mát lành cho con người và muông thú;

+ Cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, cây cối màu mỡ hơn

1.0

10

Biện pháp (Gợi ý trả lời):

· - Hạn chế sử dụng túi nilon.

· - Trồng nhiều cây xanh.

· - Bỏ rác đúng nơi quy định.

1.0

II. PHẦN VIẾT

Viết bài văn trình bày cảm xúc về một thầy, cô giáo gần gũi nhất với em.

4.0

a. Đảm bảo bố cục bài văn biểu cảm: Có đủ MB, TB, KB.

0.5

b. Xác định đúng yêu cầu đề : trình bày cảm xúc về một thầy cô giáo gần gũi nhất với em

0.5

c. Triển khai các nội dung và vận dụng tốt phương pháp viết bài văn biểu cảm về con người.

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần phải biết cách dùng ngôi kể, trình tự hợp lí, kết hợp biểu cảm, kể và tả, đảm bảo các yêu cầu sau:

2.5

* Giới thiệu được đối tượng biểu cảm, biểu đạt được cảm xúc chung về đối tượng.

- Dùng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm xúc.

- Gợi sự tò mò, hấp dẫn

0.25

* Biểu lộ cảm xúc, suy nghĩ cụ thể một cách sâu sắc về đối tượng:

- Đặc điểm

- Tính cách

- Kỉ niệm gắn với đối tượng

* Biết kết hợp yếu tố miêu tả và tự sự để hỗ trợ việc biểu đạt tình cảm, cảm xúc.

* Biểu lộ được ít nhất hai sắc thái tình cảm, cảm xúc của người viết.

2.0

* Khẳng định được tình cảm xúc với đối tượng, rút ra điều đáng nhớ đối với bản thân.

0.25

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt

0.25

e. Sáng tạo

-Cảm xúc hay gây xúc động; có cách diễn đạt mới mẻ.

-Tình cảm chân thật, văn viết giàu tình cảm, cảm xúc.

Hướng dẫn chấm:

Không cho điểm nếu bài làm không có tính sáng tạo.

0.25

.............................

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi học kì 1 lớp 7

    Xem thêm