Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi học kì 1 Văn 7 Chân trời sáng tạo - Đề 4

Đề thi cuối kì 1 Văn 7 Chân trời sáng tạo có đáp án

Đề thi Ngữ văn lớp 7 học kì 1 sách Chân trời sáng tạo - Đề 4 có đầy đủ đáp án được để dưới dạng file word và pdf, là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo ra đề và ôn tập cho học sinh. Đây cũng là tài liệu hay cho các em học sinh ôn luyện, chuẩn bị cho kì thi học kì 1 lớp 7 sắp tới. Dưới đây là nội dung chi tiết đề thi, các em cùng tham khảo nhé.

I. ĐỌC – HIỂU: (4,0 ĐIỂM)

Đọc bài thơ sau:

THẢ DIỀU

Chiều về trên đồng cỏ

Tôi lại thả ước mơ

Trên cánh đồng nho nhỏ

Bay cao tít xa mờ

Diều ơi! Diều hãy nhớ

Chỗ ước mộng bay cao

Tri thức chạm trăng sao

Tài xuất chúng tuôn trào

Mơ ước mới ngày nào

Đã xưa trong hoài niệm

Chiều suy tư chiêm nghiệm

Cuộc sống đã trải qua …

Tuổi thơ ấy là quà

Tặng tuổi già nghiêng ngỏ

Tạc ghi sâu trong dạ

Mộng ước thời tuổi hoa .

(Theo Vũ Đức Thắng -Thả Diều -Tiếng vọng từ trái tim - NXB Dân Trí / Trang 1121)

Lựa chọn đáp án đúng (Mỗi câu đúng 0,5 điểm )

Câu 1. Hai câu thơ: “Diều ơi ! Diều hãy nhớ

Chỗ ước mộng bay cao” sử dụng biện pháp tu từ gì?

A. So sánh

B. Ẩn dụ

C. Nhân hóa

D. Liệt kê

Câu 2. Hình ảnh tiêu biểu nào được sử dụng trong bài thơ?

A. Cánh diều

B. Ước mộng

C. Cánh đồng

D. Đồng cỏ

Câu 3. Xác định phó từ trong hai câu thơ: “Chiều suy tư chiêm nghiệm

Cuộc sống đã trải qua …”

A. Chiều

B. Chiêm nghiệm

C. bay

D. đã

Câu 4. Tình cảm , cảm xúc của nhân vật trữ tình (tôi) trong bài thơ trên là gì?

A. Nhớ về tuổi thơ và những lần thả diều.

B. Thả ước mơ lên cánh đồng.

C. Chiêm nghiệm cuộc sống đã trải qua.

D. Ngày xưa không còn nữa.

Câu 5. Em hãy cho biết thông điệp của bài thơ trên :

A. Chiều về trên đồng cỏ.

B. Cuộc sống đã trải qua.

C. Trân quý những kỉ niệm tuổi thơ.

D. Mơ ước đã xa trong hoài niệm.

Câu 6. Từ ngữ, hình ảnh thơ:“Mơ ước mới ngày nào

Đã xưa trong hoài niệm” có nghĩa là :

A. Những ước mơ nhỏ.

B. Mơ ước của tuổi thơ chỉ còn trong kí ức.

C. Cuộc sống đã trải qua.

D. Chiều về trên đồng cỏ.

Câu 7. Từ Hán Việt “Tri Thức” có nghĩa là :

A . Không hiểu biết

B. Có suy nghĩ

C. Có kiến thức, có hiểu biết

D. Có việc làm

Câu 8. Công dụng của dấu chấm lửng (…) trong bài thơ trên?

A. Liệt kê các sự vật, hiện tượng.

B. Lời nói ngập ngừng, ngắt quãng.

C. Còn nhiều sự vật , hiện tượng.

D. Suy nghĩ vẫn còn tiếp diễn.

Trả lời câu hỏi, thực hiện yêu cầu: (2,0 điểm)

Câu 9. Em có cảm nhận gì về bài thơ Thả Diều? Từ đó em rút ra bài học gì cho bản thân?(1 điểm)

Câu 10. Em hãy cho biết nét độc đáo của bài thơ Thả Diều qua cách nhìn về con người và cuộc sống của tác giả. (1 điểm)

A. VIẾT: (4,0 ĐIỂM)

Đề bài: Cảm nghĩ về một người thân (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em,…)

Xem đáp án trong file tải

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi học kì 1 lớp 7

    Xem thêm