Đề kiểm tra học kì 1 lớp 7 môn Mỹ thuật năm học 2024 - 2025
Đề kiểm tra học kì I môn Mỹ thuật dành cho học sinh THCS lớp 7 là tài liệu tham khảo hay giúp ích cho quý thầy cô cùng các bạn học sinh trong việc chuẩn bị kiến thức cho kiểm tra học kì 1 môn Mỹ thuật. Chúc các bạn học sinh ôn tập tốt và có kết quả học tập cao.
Đề kiểm tra học kì 1 môn Mĩ thuật lớp 7
1. Đề thi cuối kì 1 môn Mỹ thuật 7
a. Nội dung đề
Câu 1: Em hãy vẽ một bức tranh tĩnh vật màu với chất liệu tự chọn.
Câu 2: Viết một số thông tin giới thiệu về sản phẩm (Chất liệu/vật liệu, ý tưởng sáng tạo sản phẩm…).
b. Yêu cầu
- Hình thức tạo hình: 2D (có thể kết hợp vẽ, xé dán) - Chất liệu/vật liệu: Tự chọn (giấy,bìa, màu …). - Kích thước: Khuôn khổ A4.
2. Hướng dẫn đánh giá nội dung nội kiểm tra và xếp loại
Phiếu ĐG nội dung KT và hướng dẫn xếp loại theo mức độ ĐG |
1. Xác định được mục đích sáng tạo sản phẩm mĩ thuật tranh tĩnh vật. 2. Phân biệt được sự mô phỏng lại và lặp lại trên sản phẩm, tác phẩm tranh tĩnh vật. 3. Mô phỏng lại được “mẫu” (đối tượng nghệ thuật) đúng trình tự và phương pháp. 4. Vận dụng được nhịp điệu của đường nét, đậm nhạt, màu sắc...vào sáng tạo sản phẩm. 5. Phân biệt được một số chất liệu trong hội hoạ và đồ hoạ thường dùng trong tranh tĩnh vật. |
Xếp loại: - Chưa đạt: HS chỉ đạt được tiêu chí 1, tiêu chí 2 hoặc cả 2 tiêu chí 1 và 2 trong 5 tiêu chí. - Đạt: HS đạt được ít nhất 3 tiêu chí (1, 2, 3); 4 tiêu chí (1, 2, 3, 4) hoặc cả 5 tiêu chí. |
3. Ma trận đề thi học kì 1 Mỹ thuật 7
TT | Mạch nội dung | Đơn vị kiến thức | Mức độ đánh giá |
1 | Mĩ thuật Tạo hình | Yếu tố và nguyên lí tạo hình Lựa chọn, kết hợp: Yếu tố tạo hình – Chấm, nét, hình, khối, màu sắc, đậm nhạt, chất cảm, không gian. Nguyên lí tạo hình – Cân bằng, tương phản, lặp lại, nhịp điệu, nhấn mạnh, chuyển động, tỉ lệ, hài hoà. Thể loại Lựa chọn, kết hợp: – Lí luận và lịch sử mĩ thuật – Hội hoạ Hoạt động thực hành Thực hành – Thực hành sáng tạo sản phẩm mĩ thuật 2D. Thảo luận – Sản phẩm thực hành của học sinh. Định hướng chủ đề Lựa chọn, kết hợp: – Văn hoá, xã hội. | Nhận biết: – Xác định được mục đích sáng tạo sản phẩm mĩ thuật tranh tĩnh vật. Thông hiểu: – Phân biệt được sự mô phỏng lại và lặp lại trên sản phẩm, tác phẩm tranh tĩnh vật. Vận dụng: – Mô phỏng lại được “mẫu” (đối tượng nghệ thuật) đúng trình tự và phương pháp. – Vận dụng được nhịp điệu của đường nét, đậm nhạt màu sắc vào sáng tạo sản phẩm. Vận dụng cao: – Phân biệt được một số chất liệu trong hội hoạ và đồ hoạ thường dùng trong tranh tĩnh vật. |