Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề cương ôn tập học kì 1 Toán 7 năm học 2024 - 2025

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán lớp 7 bộ 3 sách mới: Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức, Cánh diều được VnDoc tổng hợp và đăng tải. Tài liệu là tóm tắt kiến thức và tổng hợp bài tập gồm nhiều dạng bài về số và Hình học lớp 7. Đây là tài liệu hữu ích cho các em học sinh lên kế hoạch ôn luyện, chuẩn bị cho kì thi cuối học kì 1 lớp 7 sắp tới.

Link tải chi tiết từng sách

Đề cương Toán 7 học kì 1 Chân trời sáng tạo

Phần 1. Trắc nghiệm khách quan. (3,0 điểm)

Mỗi câu sau đây đều có 4 lựa chọn, trong đó chỉ có một phương án đúng.

Hãy khoanh tròn vào phương án mà em cho là đúng.

Câu 1: Căn bậc hai số học của 64 là :

A. 8

B. - 16

C. 16

D. - 8

Câu 2. Số nào là số vô tỉ trong các số sau:

A. \frac{7}{8}\(\frac{7}{8}\)

B. - \sqrt{13}\(\sqrt{13}\)

C. 15

D. 3,2

Câu 3. Quan sát lăng trụ đứng tứ giác ABCD.MNPQ ở hình bên.

Cho biết mặt bên ABNM là hình gì?

Đề cương Toán 7 học kì 1 CTST

A. Hình thoi.

B. Hình thang cân.

C. Hình chữ nhật.

D. Hình bình hành.

Câu 5. Trong hình vẽ bên, tia phân giác của góc BAC là:

Đề cương Toán 7 học kì 1 CTST

A. Tia AB.

B. Tia AC.

C. Tia AD.

D. Tia DA.

Câu 6: Nếu đường thẳng c cắt hai đường thẳng a, b và trong các góc tạo thành có một cặp góc so le trong ... thì a và b song song với nhau. Hãy điền vào chỗ “….” để được khẳng định đúng.

A. Vuông góc

B. Đồng vị

C. Bằng nhau

D. Song song

Câu 7. Biểu đồ hình quạt tròn ở hình bên biểu diễn kết quả thống kê (tính theo tỉ số phần trăm) chọn loại thức uống yêu thích nhất trong bồn loại: nước chanh, nước cam, nước suối, trà sữa của học sinh khối lớp 7. Mỗi học sinh chỉ được chọn một loại thức uống khi được hỏi ý kiến.

Đề cương Toán 7 học kì 1 CTST

Hỏi số học sinh chọn nước cam và trà sữa chiếm bao nhiêu phần trăm?

A. 26%

B. 53%

C. 74%

D. 47%

Câu 8. Biểu đồ đoạn thẳng trong hình bên biểu diễn điểm bài ôn luyện môn Khoa học của bạn Khanh qua các tuần 1, tuần 2, tuần 3, tuần 4, tuần 5. Hãy cho biết điểm 7 Khanh đạt được vào tuần nào?

Đề cương Toán 7 học kì 1 CTST

A. Tuần 1 và tuần 2

B. Tuần 1 và tuần 4

C. Tuần 2 và tuần 4

D. Tuần 2 và tuần 5

Câu 9: giá trị của \sqrt{19881}\(\sqrt{19881}\)là:

A. - 141

B. – 232

C. 232

D. 141

Câu 10: Thể tích nước trong bể cá (hình bên dưới) là bao nhiêu?

Đề cương Toán 7 học kì 1 CTST

A. 500 cm3

B. 50 cm3

C. 50 m3

D. 500 m3

Câu 11. Hình vẽ nào sau đây không có hai đường thẳng song song?

Toán 7

A. hình 1.

B. hình 2.

C. hình 3.

D. hình 4.

Tài liệu vẫn còn dài, mời các bạn tải về để xem toàn bộ đề cương Toán 7 học kì 1 Chân trời sáng tạo.

Đề cương Toán 7 học kì 1 Kết nối tri thức

A. CÁC KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

I - ĐẠI SỐ:

  1. Các phép toán cộng, trừ, nhân, chia các số hữu tỉ
  2. Các công thức lũy thừa của một số hữu tỉ.
  3. Thự tự thực hiện các phép tính. Quy tắc dấu ngoặc.
  4. Tập hợp các số thực.
  5. Khái niệm số vô tỷ, căn bậc hai, số đối, giá trị tuyệt đối của số thực.

II- HÌNH HỌC:

  1. Nhận biết và tính toán được các góc ở vị trí đặc biệt.
  2. Nhận biết và tính toán tia phân giác của một góc.
  3. Hai đường thẳng song song.
  4. Nhận biết được định lý. Chứng minh định lý.
  5. Tam giác bằng nhau. Các trường hợp bằng nhau của tam giác thường, tam giác vuông.
  6. Tam giác cân và tính chất đường trung trực.

III- THỐNG KÊ VÀ XÁC SUẤT:

  1. Thu thập và phân loại dữ liệu
  2. Biểu đồ hình quạt.

B. MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP

I. Trắc nghiệm:

Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu câu có đáp án đúng của các câu sau:

Câu 1. Trong các số sau, số nào biểu diễn số hữu tỉ

A. -\frac{2}{3}\(-\frac{2}{3}\)

B. \frac{3}{0}\(\frac{3}{0}\)

C. \frac{1,5}{2}\(\frac{1,5}{2}\)

D. -\frac{3}{1,6}\(-\frac{3}{1,6}\)

Câu 2. Căn bậc hai số học của 4 là

A. ±2

B. -2

C. 2

D. \sqrt{16}\(\sqrt{16}\)

Câu 3. Tập hợp các số thực được kí hiệu là

A. Q

B. I

C. R

D. Z

Câu 4. Trong các số sau. Số nào là số thập phân vô hạn tuần hoàn?

A. 5,3(1).

B. 3,24

C. -4,5

D. 9,76

Câu 5. Khẳng định nào dưới đây là đúng

A. Hai góc đối đỉnh thì bù nhau.

B. Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau.

C. Hai góc bằng nhau thì đối đỉnh.

D. Hai góc đối đỉnh thì phụ nhau.

Câu 6. Dạng phát biểu khác của “Tiên đề Ơ-CLít” là :

A. Qua một điểm ở ngoài một đường thẳng chỉ có một đường thẳng song song với đường thẳng đó

B. Qua một điểm ở ngoài một đường thẳng có vô số đường thẳng song song với đường thẳng đó

C. Qua một điểm ở ngoài một đường thẳng có ít nhất một đường thẳng song song với đường thẳng đó

D. Qua một điểm ở ngoài một đường thẳng có một đường thẳng song song với đường thẳng đó

Câu 7. Trong các khẳng định sau, khẳng định nào cho ta một định lý

A. Hai góc so le trong thì bằng nhau

B. Hai góc bằng nhau thì so le trong

C. Hai đường thẳng cùng vuông góc với đường thẳng thứ ba thì chúng vuông góc với nhau.

D. Hai đường thẳng cùng vuông góc với đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau.

Câu 8. Qua một điểm ở ngoài một đường thẳng, có bao nhiêu đường thẳng song song với đường thẳng đó?

A. Không có.

B. Có vô số.

C. Có ít nhất một.

D. Chỉ có một.

Câu 9. Chọn câu trả lời đúng.

Trong định lí: " Nếu một đường thẳng vuông góc với một trong hai đường thẳng song song thì nó cũng vuông góc với đường thẳng kia."

Ta có giả thiết là:

A. "Nếu một đường thẳng vuông góc".

B. "Nó cũng vuông góc với đường thẳng kia".

C. "Nếu một đường thẳng vuông góc với một trong hai đường thẳng song song thì nó cũng vuông góc với đường thẳng kia".

D. "Một đường thẳng vuông góc với một trong hai đường thẳng song song".

Tài liệu vẫn còn dài, mời các bạn tải về để xem toàn bộ đề cương Toán 7 học kì 1 Kết nối tri thức.

Đề cương ôn tập học kì 1 Toán 7 Cánh diều

I. LÝ THUYẾT ĐẠI SỐ

Chưong I. SỐ HỮU TỈ

  • Các phép toán cộng, trừ, nhân, chia các số hữu tỷ.
  • Các công thức lũy thừa của một số hữu tỷ.
  • Thứ tự thực hiện các phép tính. Quy tắc dấu ngoặc

Chương II. SỐ THỰC

  • Khái niệm số vô tỷ, căn bậc
  • Giátrị tuyệt đối của một số hữu tỷ.
  • Tính chất của tỷ lệ thức, tính chất của dãy tỷ số bằng
  • Định nghĩa vàtính chất của hai đại lượng tỷ lệ thuận.
  • Các bài toán về đại lượng tỷ lệ thuận.
  • Định nghĩa vàtính chất của hai đại lượng tỷ lệ nghịch.
  • Các bài toán về đại lượng tỷ lệ nghịch.

II. THUYẾT HÌNH HỌC:

  • Nhận biết hình hộp chữ nhật, hình lập phương, hình lăng trụ và cách tính diện tích, thể tích của các hình
  • Nhận biết và tính toán được các góc ở vị trí đặc biết.
  • Nhận biết và tính toán tia phân giác của một góc
  • Hai đường thẳngsong song
  • Viết giả thiết, kết luận của bài toán.

III. CÁC DẠNG TOÁN

Phần trắc nghiệm

Câu 1: Khẳng định sai là:

A. \sqrt {25}  \in I\(\sqrt {25} \in I\).

B. 8,\left( {45} \right) \in \mathbb{Q}\(8,\left( {45} \right) \in \mathbb{Q}\).

C. \frac{{20}}{5} \in \mathbb{Z}\(\frac{{20}}{5} \in \mathbb{Z}\).

D. \sqrt 7  \in I\(\sqrt 7 \in I\).

Câu 2: Kết quả của phép tính 13,5.\frac{{ - 9}}{8} + 2,5.\frac{{ - 9}}{8}\(13,5.\frac{{ - 9}}{8} + 2,5.\frac{{ - 9}}{8}\) là:

A. - 18\(- 18\).

B. - 15\(- 15\).

C. - 9\(- 9\).

D. \frac{{ - 8}}{9}\(\frac{{ - 8}}{9}\).

Câu 3: Cho \left| {x - 1} \right| = \frac{4}{5}\(\left| {x - 1} \right| = \frac{4}{5}\). Tổng tất cả các giá trị của x thỏa mãn là:

A. 0.

B. 1.

C. 2.

D. 3.

Câu 4: Kết quả của phép tính \left| {\frac{{ - 5}}{7}} \right|:\frac{5}{{14}}\(\left| {\frac{{ - 5}}{7}} \right|:\frac{5}{{14}}\) bằng :

A. 0\(0\).

B. \frac{{25}}{{98}}\(\frac{{25}}{{98}}\).

C. 2\(2\).

D. - 2\(- 2\).

Câu 5: Kết quả của phép tính \frac{3}{4} - 25\% {\left( {\frac{{ - 1}}{2}} \right)^2}\(\frac{3}{4} - 25\% {\left( {\frac{{ - 1}}{2}} \right)^2}\) bằng :

A. \frac{1}{8}\(\frac{1}{8}\).

B. - \frac{1}{8}\(- \frac{1}{8}\).

C. 0,25\(0,25\).

D. \frac{{11}}{{16}}\(\frac{{11}}{{16}}\).

Câu 6: Cho 1 - {\left( {x + \frac{1}{3}} \right)^2} = \frac{5}{9}\(1 - {\left( {x + \frac{1}{3}} \right)^2} = \frac{5}{9}\). Số các giá trị âm của x thỏa mãn là :

A. 0.

B. 1.

C. 2.

D. 3.

Câu 7: Nếu \sqrt x  = 4\(\sqrt x = 4\) thì {x^2}\({x^2}\) bằng :

A. 2.

B. 4.

C. 16.

D. 256.

Câu 8: Biết {x^2} = 2\({x^2} = 2\). Số các giá trị của x thỏa mãn là:

A. 0.

B. 1.

C. 2.

D. 3.

Câu 9: Biết \left( {{x^2} + 1} \right)\left( {x - 3} \right) \le 0\(\left( {{x^2} + 1} \right)\left( {x - 3} \right) \le 0\). Số giá trị nguyên dương của x thỏa mãn là :

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 10: Kết quả của phép tính 118:3 được làm tròn với độ chính xác 0,005 là:

A. 39,34.

B. 39,33.

C. 39,334.

D. 39,333.

Câu 11: Kết quả của phép tính \sqrt {25 - 16}\(\sqrt {25 - 16}\) bằng:

A. 1.

B. 3.

C. 9.

D. 81.

Câu 12: Khẳng định nào sau đây đúng?

A. 2 < \sqrt 3\(2 < \sqrt 3\).

B. \sqrt {{{\left( { - 3} \right)}^2}}  =  - 3\(\sqrt {{{\left( { - 3} \right)}^2}} = - 3\).

C. \sqrt {4 + 9}  = \sqrt 4  + \sqrt 9\(\sqrt {4 + 9} = \sqrt 4 + \sqrt 9\).

D. 7 > \sqrt {48}\(7 > \sqrt {48}\).

Câu 13: Nếu \frac{x}{y} = \frac{2}{5}\(\frac{x}{y} = \frac{2}{5}\) thì :

A. \frac{x}{5} = \frac{y}{2}\(\frac{x}{5} = \frac{y}{2}\).

B. \frac{x}{2} = \frac{y}{5}\(\frac{x}{2} = \frac{y}{5}\).

C. \frac{x}{2} = \frac{5}{y}\(\frac{x}{2} = \frac{5}{y}\).

D. \frac{5}{x} = \frac{2}{y}\(\frac{5}{x} = \frac{2}{y}\).

Câu 14: Giá trị của x trong tỉ lệ thức \frac{{ - 3}}{5} = \frac{x}{{10}}\(\frac{{ - 3}}{5} = \frac{x}{{10}}\)

A. 5.

B. -6.

C. -12.

D. 3.

Câu 15: Biết \frac{x}{5} = \frac{y}{3}\(\frac{x}{5} = \frac{y}{3}\)x - y = 2\(x - y = 2\). Giá trị của x + y bằng:

A. 8.

B. 16.

C. 2.

D. 4.

Câu 16: Đại lượng x tỉ lệ thuận với đại lượng y theo hệ số tỉ lệ \frac{1}{3}\(\frac{1}{3}\) khi:

A. xy = 3\(xy = 3\).

B. xy = \frac{1}{3}\(xy = \frac{1}{3}\).

C. x = 3y\(x = 3y\).

D. y = 3x\(y = 3x\).

Câu 17: Cho x và y là hai đại lượng tỉ lệ nghịch. Biết khi x = 2 thì y = -3. Hệ số tỉ lệ của x đối với y là:

A. - \frac{2}{3}\(- \frac{2}{3}\) .

B. - \frac{3}{2}\(- \frac{3}{2}\).

C. 6\(6\).

D. - 6\(- 6\).

Câu 18: Cho biết 35 công nhân xây một ngôi nhà hết 84 ngày. Hỏi 28 công nhân xây ngôi nhà đó hết bao nhiêu ngày.

A. 105 ngày.

B. 210 ngày.

C. 67,2 ngày.

D. 6,72 ngày.

Câu 19: Cho a, b, c tỉ lệ với các số 8; 6; 7. Khẳng định đúng là:

A. \frac{a}{7} = \frac{b}{6} = \frac{c}{8}\(\frac{a}{7} = \frac{b}{6} = \frac{c}{8}\).

B. 8a = 6b = 7c\(8a = 6b = 7c\).

C. \frac{a}{8} = \frac{b}{6} = \frac{c}{7}\(\frac{a}{8} = \frac{b}{6} = \frac{c}{7}\).

D. 5a = 3b = 2c\(5a = 3b = 2c\).

Câu 20: Từ dãy tỉ số bằng nhau \frac{a}{7} = \frac{b}{6} = \frac{c}{{13}}\(\frac{a}{7} = \frac{b}{6} = \frac{c}{{13}}\), ta không thể suy ra

A. \frac{a}{7} = \frac{b}{6} = \frac{c}{{13}} = \frac{{a - b}}{{7 - 6}}\(\frac{a}{7} = \frac{b}{6} = \frac{c}{{13}} = \frac{{a - b}}{{7 - 6}}\).

B. \frac{a}{7} = \frac{b}{6} = \frac{c}{{13}} = \frac{{a + b + c}}{{7 + 6 + 13}}\(\frac{a}{7} = \frac{b}{6} = \frac{c}{{13}} = \frac{{a + b + c}}{{7 + 6 + 13}}\).

C. \frac{a}{7} = \frac{b}{6} = \frac{c}{{13}} = \frac{{a + b - c}}{{7 - 6 + 13}}\(\frac{a}{7} = \frac{b}{6} = \frac{c}{{13}} = \frac{{a + b - c}}{{7 - 6 + 13}}\).

D. \frac{a}{7} = \frac{b}{6} = \frac{c}{{13}} = \frac{{b + c}}{{6 + 13}}\(\frac{a}{7} = \frac{b}{6} = \frac{c}{{13}} = \frac{{b + c}}{{6 + 13}}\).

Câu 21: Biết \frac{{3x - 1}}{4} = \frac{{x - 1}}{2}\(\frac{{3x - 1}}{4} = \frac{{x - 1}}{2}\). Giá trị của x bằng:

A. -1.

B. 0.

C. 1.

D. 2.

Câu 22: Hình lập phương có mấy mặt?

A. 4.

B. 5.

C. 6.

D. 7.

Câu 23: Đâu là đường chéo của hình lập phương ABCD.A’B’C’D’?

A. AC.

B. A’B’.

C. AC’.

D. DC.

Câu 24: Cho định lí: “Nếu Ax,\(Ax,\)By\(By\) là hai tia phân giác của hai góc đồng vị trong tạo bởi một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì Ax\(Ax\) song song với By\(By\)”. Kết luận của định lí trên là

A. Nếu Ax,\(Ax,\)By\(By\) là hai tia phân giác của hai góc đồng vị trong tạo bởi một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song.

B. Ax\(Ax\) song song với By\(By\).

C. Ax,\(Ax,\)By\(By\) là hai tia phân giác của hai góc đồng vị.

D. Nếu Ax,\(Ax,\)By\(By\) là hai tia phân giác của hai góc đồng vị tạo bởi một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì Ax\(Ax\)song song với By\(By\).

Câu 25: Cho định lí: “Nếu một đường thẳng cắt một trong hai đường thẳng song song thì nó cắt đường thẳng còn lại”. Giả thiết của định lí là

A. Nếu một đường thẳng cắt một trong hai đường thẳng song song.

B. Nếu một đường thẳng cắt một trong hai đường thẳng.

C. Nó cắt đường thẳng còn lại.

D. Nếu một đường thẳng cắt một trong hai đường thẳng song song thì nó cắt đường thẳng còn lại.

Tài liệu vẫn còn dài, mời các bạn tải về để xem toàn bộ nội dung

Đề thi học kì 1 Toán 7

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1.024
4 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bọ Cạp
    Bọ Cạp

    Thanks

    Thích Phản hồi 07/12/22
    • Bé Bông
      Bé Bông

      hữu ích

      Thích Phản hồi 07/12/22
      • Bảo Bình
        Bảo Bình

        good

        Thích Phản hồi 07/12/22
        • Duyên Nguyễn
          Duyên Nguyễn

          câu 10 đầu tiên. thể tích nhưng cm2     🤔🤔🤔🤔🤔🤔🤔🤔

          Thích Phản hồi 26/12/22
          🖼️

          Gợi ý cho bạn

          Xem thêm
          🖼️

          Đề thi học kì 1 lớp 7

          Xem thêm