Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bộ đề thi học kì 1 Lịch sử và Địa lí 7 Cánh diều năm 2024 - 2025

Bộ đề thi học kì 1 lớp 7 môn Lịch sử và Địa lí 7 Cánh diều bao gồm 4 đề thi có đầy đủ đáp án và ma trận cho các em tham khảo và luyện tập. Đây không chỉ là tài liệu hay cho các em ôn luyện trước kỳ thi mà còn là tài liệu cho thầy cô tham khảo ra đề. Mời các bạn tải về tham khảo trọn bộ đề thi cuối kì 1 lớp 7.

1. Đề thi học kì 1 Lịch sử Địa lí 7 Cánh diều - Đề 1

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I

MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ

Lớp 7

I. TRẮC NGHIỆM (4.0 điểm)

Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất

Câu 1. Châu Á có số dân

A. đông nhất thế giới.

B. đông thứ hai thế giới.

C. đông thứ ba thế giới.

D. đông thứ tư thế giới.

Câu 2. Diện tích phần đất liền của châu Á khoảng bao nhiêu km2 ?

A. khoảng 44,4 triêu km2

C. khoảng 42 triệu km2

B. khoảng 10 triệu km2

D. khoảng 41,5 triệu km2

Câu 3. Ranh giới giữa châu Âu và châu Á là dãy núi nào?

A. Dãy Hi-ma-lay-a.

B. Dãy U-ran.

C. Dãy Át-lát.

D. Dãy An-đet.

Câu 4. Nước nào có số dân đông nhất châu Á?

A. Trung Quốc.

B. Nhật Bản.

C. Hàn Quốc.

D. Ấn Độ.

Câu 5. Hoang mạc lớn nhất của châu Phi là

A. Calahari.

B. Xahara.

C. Gô-bi.

D. Namip.

Câu 6. Đặc điểm không phải của đường bờ biển châu Phi?

A. Ít bán đảo và đảo

B. Ít vịnh biển.

C. Ít bị chia cắt.

D. Có nhiều bán đảo lớn

Câu 7. Châu Phi ngăn cách với châu Á bởi biển Đỏ và biển:

A. Địa Trung Hải. C. biển Ca-xpi

B. biển Đen. D. biển Đông

Câu 8: Dân cư Châu Phi tập trung đông đúc ở

A. vùng rừng rậm xích đạo C. vùng duyên hải cực Bắc và cực Nam

B. hoang mạc Xa- ha- ra D. hoang mạc Ca- la-ha-ri

Câu 9. Xã hội phong kiến châu Âu hình thành vào thời gian nào?

A. thế kỉ V. C. thế kỷ VIII

B. thế kỉ VII. D. thế kỷ IX

Câu 10. Xã hội phong kiến Trung Quốc được hình thành từ:

A. thế kỉ III. C. thế kỷ III trước công nguyên

B. thế kỉ II. D. thế kỷ II trước công nguyên

Câu 11. Xã hội phong kiến Trung Quốc đạt đến sự cường thịnh dưới triều đại nào?

A. nhà Hán. C. nhà Đường

B. nhà Thanh. D. nhà Minh

Câu 12. Năm 1526, Vương triều nào được lập ra ở Ấn Độ?

A. Mô gôn. C. Gúp ta

B. Hồi giáo Đê li. D. Ăng -co

Câu 13: Khu đền tháp Ăng -co-vát là công trình kiến trúc độc đáo của:

A. Lào. C. Thái Lan

B. Cam pu chia. D. Mi-an-ma.

Câu 14. Tên gọi của Vương quốc Lang Xang có nghĩa là gì?

A. sự trường tồn C. niềm vui lớn

B. triệu voi D. triệu mùa xuân

Câu 15. Nhà Lý ban hành bộ luật Hình thư vào năm:

A. 1402. C. 1070

B. 1054. D. 1075

Câu 13:

Câu 16. Kinh đô Thăng Long chính thức hình thành:

A. năm 938 dưới thời Ngô. C. năm 1010 dưới thời Lý Thái Tổ.

B. năm 970 dưới thời Đinh. D. năm 1075 dưới thời Lý Thánh Tông.

II. TỰ LUẬN (6.0 điểm)

Phần Địa Lý

Câu 1 (1.5 điểm)

a. Trình bày đặc điểm khí hậu châu Phi?

b. Dân số châu Phi tăng nhanh gây khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của châu lục?

Câu 2 (1.5 điểm)

a. Trình bày đặc điểm địa hình khu vực Đông Nam Á?

b. Em hãy kể tên một số sản phẩm công nghiệp nổi tiếng của Hàn Quốc có mặt

tại Việt Nam?

Phần Lịch sử

Câu 3 (2.0 điểm) Em nêu hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí ? Theo em, hệ quả nào là quan trọng nhất ? Vì sao?

Câu 4 (1.0 điểm) Những việc làm của Đinh Bộ Lĩnh có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc ta?

Xem đáp án trong file tải

2. Đề thi học kì 1 Lịch sử Địa lí 7 Cánh diều - Đề 2

Đề thi

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (4,0 điểm).

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng nhất:

A. Phần địa lí (2,0 điểm)

Câu 1. Ranh giới giữa châu Âu và châu Á là dãy núi nào?

A. Dãy Hi-ma-lay-a.

B. Dãy U-ran.

C. Dãy Át-lát.

D. Dãy An-đet.

Câu 2. Nước nào có số dân đông nhất châu Á?

A. Trung Quốc.

B. Nhật Bản.

C. Hàn Quốc.

D. Ấn Độ.

Câu 3. Phần trung tâm của châu Á dạng địa hình chủ yếu là

A. núi cao, đồ sộ, hiểm trở nhất thế giới

B. núi thấp và núi trung bình, cao nguyên.

C. đồng bằng rộng lớn và núi thấp.

D. cao nguyên và đồng bằng rộng lớn.

Câu 4: Đặc điểm không phải của đường bờ biển châu Phi?

A. Ít bán đảo và đảo

B. Ít vịnh biển.

C. Ít bị chia cắt.

D. Có nhiều bán đảo lớn

Câu 5: Nguồn dầu mỏ và khí đốt của châu Á tập trung chủ yếu ở khu vực nào?

A. Bắc Á.

B. Đông Nam Á.

C. Nam Á.

D. Tây Nam Á.

Câu 6: Trên bản đồ chính trị châu Á được chia thành mấy khu vực?

A. 4 B. 5 C. 6 D. 7

Câu 7. Hoang mạc lớn nhất của châu Phi là

A. Calahari.

B. Xahara.

C. Gô-bi.

D. Namip.

Câu 8. Sông dài nhất châu Phi là

A. Sông Nin.

B. Sông Ni-giê.

C. Sông Dăm-be-di.

D. Sông Công-gô

Câu 9: Hãy kể tên một số nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc thời đại nhà Đường?

A. Tư Mã Thiên, Đông Trọng Thư, Ngô Thừa Ân

B. La Quán Trung, Tào Tuyết Cần, Bạch Cư Dị

C. Đỗ Phủ, Lý Bạch, Ngô Thừa Ân

D. Đỗ Phủ, Lý Bạch, Bạch Cư Dị

Câu 10: Đến thời Tống, người Trung Quốc có nhiều phát minh quan trọng. Đó là

A. kĩ thuật in, nghề in giấy viết.

B. kĩ thuật nhuộm, dệt vải.

C. la bàn, thuốc súng,

D. đóng tàu, chế tạo súng.

Câu 11: Trong lịch sử trung đại Ấn Độ, vương triều nào được coi là giai đoạn thống nhất, phục hưng và phát triển?

A. Vương triều Gúp-ta.

B. Vương triều Hồi giáo Đê-li.

C. Vương triều Mô-gôn.

D. Vương triều Hác-sa.

Câu 12: Sự giống nhau giữa Vương quốc Hồi giáo Đê-li và Vương quốc Mô- gôn là gì?

A. Đều là vương triều của người nước ngoài.

B. Cùng theo đạo Hồi

C. Cùng theo đạo Phật.

D. Đều là những dân cư có nguồn gốc từ Thổ Nhĩ Kì.

Câu 13: Văn hóa Đông Nam Á chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất từ nền văn hóa nào?

A. Hàn Quốc.

B. Nhật Bản.

C. Ấn Độ.

D. Phương Tây.

Câu 14: Thời kì phát triển nhất của Vương quốc Cam-pu-chia là

A. thời kì huy hoàng.

B. thời kì Chân Lạp.

C. thời kì hoàng kim.

D. thời kì Ăng-co.

Câu 15: Thời kì phát triển của vương quốc Cam-pu-chia, còn gọi là thời kì Ăng-co kéo dài trong bao lâu?

A. Thế kỉ IX đến thế kỉ XII

B. Thế kỉ IX đến thế kỉ XIII

C. Thế kỉ IX đến thế kỉ XIV

D. Thế kỉ IX đến thế kỉ XV

Câu 16: Chủ nhân đầu tiên sống trên đất Lào là tộc người nào?

A. Lào Thơng

B. Lào Lùm

C. Người Thái

D. Người Khơ –me

II. TỰ LUẬN (6,0 điểm)

Câu 1(1,5 điểm). Trình bày đặc điểm khí hậu châu Phi. Tại sao châu Phi lại có khí hậu khô nóng bậc nhất thế giới?

Câu 2 ( 1,5 điểm):Cho bảng số liệu sau:

Số dân của châu Á và thế giới năm 2020

Châu lục

Số dân(triệu người)

Châu Á

4641,1

Thế giới

7794,8

a. Tính tỉ lệ số dân của châu Á trong tổng số dân thế giới?

b. Vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện tỉ lệ dân số châu Á trong tổng số dân thế giới.Nêu nhận xét.

c. Kể tên một trong những nền kinh tế lớn của châu Á đồng thời có chung đường biên giới với Việt Nam.

Câu 3: ( 1,5điểm)

Quan sát lược đồ hình 1 và hãy giới thiệu nét chính về hành trình của một số cuộc phát kiến địa lí lớn trên thế giới?

Câu 4( 1,5điểm): Khu vực Đông Nam Á ngày nay gồm những nước nào? Theo xu thế phát triển chung của thế giới ngày nay là hòa bình ổn định và hợp tác phát triển kinh tế, Đông Nam Á cũng có một tổ chức liên minh nhằm cùng nhau hợp tác phát triển. Vậy em hãy cho biết đó là tổ chức nào?

Đáp án

TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (4,0 điểm)

Phần địa lí (2,0 điểm): Mỗi câuđúng được 0,25 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

B

A

A

D

D

C

B

A

Phần Lịch sử (2,0 điểm): Mỗi câu đúng được 0,25 điểm

Câu

9

10

11

12

13

14

15

16

Đáp án

D

C

A

A

C

D

D

A

II. TỰ LUẬN (6,0 điểm)

Nội dung

Điểm

A. Phần địa lí (3,0 điểm)

Câu 1 ( 1,5 điểm)

*Đặc điểm khí hậu châu Phi:

- Châu Phi có khí hậu khô nóng bậc nhất thế giới, nhiệt độ trung bình năm trên 20oC, lượng mưa tương đối thấp. Các đới khí hậu phân bố gần như đối xứng nhau qua xích đạo:

+ Khí hậu xích đạo: nóng, ẩm, mưa nhiều quanh năm.

+ Khí hậu cận xích đạo: chịu tác động của gió mùa, một mùa nóng ẩm mưa nhiều; một mùa khô, mát.

+ Khí hậu nhiệt đới: ở Bắc Phi mang tính lục địa, rất khô, nóng; ở Nam Phi ẩm và đỡ nóng hơn.

+ Khí hậu cận nhiệt: mùa đông ấm, ẩm, mưa nhiều, mùa hạ khô nóng.

*Giải thích:

- Do vị trí nằm đối xứng hai bên đường xích đạo; do lãnh thổ dạng hình khối, đường bờ biển ít bị cắt xẻ,…

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

Câu 2 ( 1,5 điểm)

a. Tính tỉ lệ số dân của châu Á trong tổng số dân thế giới.

Châu lục

Tỉ lệ (%)

Châu Á

59,5

Thế giới

100

b.

-Vẽ đúng biểu đồ tròn, đảm bảo chính xác, thẩm mĩ, khoa học.

-Nhận xét: Châu Á là châu lục đông dân, chiếm 59,5 % dân số thế giới

c. Trung Quốc

0,25

0,5

0,5

0,25

B. Phần Lịch sử: (3điểm)

Câu 1: (1,5điểm) Những nét chính về hành trình của một số cuộc phát kiến địa lí lớn trên thế giới:

- Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha là những nước đi tiên phong trong các cuộc phát kiến địa lí.

- B. Đi-a-xơ dẫn đầu đoàn thám hiểm Bồ Đào Nha đi đến cực Nam Châu Phi - mũi Hảo Vọng (năm 1487)

- C. Cô-lôm-bô cùng đoàn thủy thủ Tây Ban Nha tìm ra vùng đất mới - châu Mỹ (năm 1492)

- V. Ga-ma cùng 4 chiếc tàu rời Bồ Đào Nha vòng qua điểm cực Nam châu Phi và đến được bến Ca-li-cút ở phía Tây Nam Ấn Độ (năm 1497)

- Ph. Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm Tây Ban Nha hoàn thành chuyến thám hiểm vòng quanh thế giới (năm 1519 -1522)

0,25

0,25

0,25

0,25

0,5

Câu 2: ( 1,5điểm)

a, Khu vực Đông Nam Á ngày nay gồm những nước:

- Khu vực Đông Nam Á ngày nay gồm 11 nước: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Mi-an-ma, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Malaysia, Phi-lip-pin, Brunây, Đông Ti-mo.

b, Tổ chức : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Viết tắt là ASEAN.

1,0

0,5

3. Đề thi học kì 1 Lịch sử và Địa lí 7 Cánh diều - Đề 3

Ma trận

TT

Chương/

chủ đề

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

Phân môn Địa lí

1

Chương 2. Châu Á

Đặc điểm dân cư, xã hội châu Á

1

1

1

Bản đồ chính trị châu Á. Các khu vực của châu Á

1

1

1

TH: Tìm hiểu một nền kinh tế lớn và kinh tế mới nổi của châu Á

1

2

Chương 3. Châu Phi

Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm tự nhiên châu Phi

1

1

1

Đặc điểm dân cư, xã hội châu Phi

1

1

Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên

1

Tổng số câu hỏi

6

4

2

1

Tỉ lệ

15%

10%

5%

20%

Phân môn Lịch sử

1

Chương 4. Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI

Bài 11. Vương quốc Cam-pu-chia

2

1

Bài 12. Vương quốc Lào

2

1

2

Chương 5. Việt Nam từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XV

Bài 13. Công cuộc xây dựng đất nước thời Ngô - Đinh - Tiền Lê (939 - 1009)

2

4

1/2 câu

1/2 câu

Tổng số câu hỏi

6

0

6

0

0

1/2

0

1/2

Tỉ lệ

15%

15%

10%

10%

Tổng hợp chung

30%

25%

15%

30%

Đề thi

A/ PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Các chủng tộc nào sau đây chiếm tỉ lệ lớn nhất trong dân cư châu Á?

A. Ơ-rô-pê-ô-it và Ô-xtra-lô-it.

B. Môn-gô-lô-it và Ơ-rô-pê-ô-it.

C. Môn-gô-lô-it và Ô-xtra-lô-it.

D. Ơ-rô-pê-ô-it và Ô-xtra-lô-it.

Câu 2. Ở giữa của Nam Á là miền địa hình nào sau đây?

A. Dãy Gác Đông, Gác Tây.

B. Sơn nguyên Đê-can.

C. Hệ thống dãy Hi-ma-lay-a.

D. Đồng bằng Ấn - Hằng.

Câu 3. Nam Á có các kiểu cảnh quan nào sau đây?

Quảng cáo

A. Rừng nhiệt đới ẩm, rừng thưa, xavan, cây bụi và cảnh quan núi cao.

B. Rừng nhiệt đới ẩm, rừng lá kim, xavan, cây bụi và cảnh quan núi cao.

C. Rừng cận nhiệt đới ẩm, xavan, hoang mạc, địa y, cảnh quan núi cao.

D. Rừng rừng lá rộng, xavan, hoang mạc, rừng thưa, cảnh quan núi cao.

Câu 4. Châu Phi có diện tích khoảng

A. 20 triệu km2.

B. 25 triệu km2.

C. 27 triệu km2.

D. 30 triệu km2.

Câu 5. Dân cư châu Phi tập trung đông đúc ở

A. vùng rừng rậm xích đạo.

B. hoang mạc Xa-ha-ra.

C. hoang mạc Ca-la-ha-ri.

D. phân cực Nam châu Phi.

Câu 6. Cà phê được trồng nhiều ở các nước

Quảng cáo

A. phía Tây và phía Đông châu Phi.

B. phía Tây và phía Nam châu Phi.

C. phía Nam và phía Đông châu Phi.

D. phía Nam và phía Bắc châu Phi.

Câu 7. Các tôn giáo nào sau đây ra đời ở khu vực Tây Nam Á?

A. Phật giáo và Ki-tô giáo.

B. Phật giáo và Ấn Độ giáo.

C. Ki-tô giáo và Hồi giáo.

D. Ấn Độ giáo và Hồi giáo.

Câu 8. Dạng địa hình chủ yếu ở khu vực Tây Nam Á là

A. đồng bằng châu thổ.

B. bán bình nguyên.

C. sơn nguyên, bồn địa.

D. núi và cao nguyên.

Câu 9. Châu Phi không có khí hậu nào sau đây?

A. Cận nhiệt.

B. Nhiệt đới.

C. Xích đạo.

D. Cận cực.

Câu 10. Phát biểu nào sau đây đúng với dân cư châu Phi?

A. Hầu hết sống ở thành thị.

B. Đa số sống ở nông thôn.

C. Phân bố đều khắp nơi.

D. Tập trung ở sơn nguyên.

Câu 11. Nhận định nào sau đây không đúng về dân cư - xã hội ở châu Á?

A. Nơi ra đời của nhiều tôn giáo lớn.

B. Thành phần chủng tộc khá đa dạng.

C. Dân số đứng thứ hai trên thế giới.

D. Cái nôi nhiều nền văn minh lâu đời.

Câu 12. Nhận định nào sau đây đúng về đường bờ biển ở châu Phi?

A. Nhiều vịnh biển, đảo và bán đảo; bờ biển dài, nhiều cửa sông.

B. Đường bờ biển ít bị chia cắt, có rất ít các vịnh biển và bán đảo.

C. Đường bờ biển có ít các vịnh biển lớn, đảo và nhiều quần đảo.

D. Bị cắt xẻ mạnh, có ít các vịnh biển và bán đảo; nhiều cửa biển.

II. Tự luận (2,0 điểm)

Em hãy trình bày đặc điểm tự nhiên của khu vực Đông Á.

B/ PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm

Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Cư dân Cam-pu-chia sử dụng phổ biến các loại chữ nào?

A. Chữ Phạn và chữ Khơ-me.

B. Chữ tượng hình và chữ Nôm.

C. Chữ La-tinh và chữ Hán.

D. Chữ Phạn và Chữ Pa-li.

Câu 2. Một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu của cư dân Campuchia thời phong kiến là

A. đền Ăng-co Vát.

B. Thạt Luổng.

C. thánh địa Mỹ Sơn.

D. Đại bảo tháp San-chi.

Câu 3. Vương quốc Cam-pu-chia ra đời gắn liền với sự kiện nào sau đây?

A. Sự liên minh giữa các bản làng và mường cổ.

B. Vua Giay-a-vắc-man II lãnh đạo người Khơ-me giành lại độc lập.

C. Thủ lĩnh Pha Ngừm lãnh đạo người Khơ-me giành lại độc lập.

D. Người Gia-va hợp nhất Thuỷ Chân Lạp và Lục Chân Lạp.

Câu 4. Công trình kiến trúc Phật giáo tiêu biểu của Vương quốc Lào là

A. đền tháp Bô-rô-bu-đua.

B. Thạt Luổng.

C. chùa Vàng.

D. đô thị cổ Pa-gan.

Câu 5. Ai là người có công thống nhất các mường Lào, lập ra Vương quốc Lan Xang vào năm 1353?

A. Chậu A Nụ.

B. Xu-li-nha Vông-xa.

C. Pha Ngừm.

D. Giay-a-vác-man II.

Câu 6. Ý nào sau đây đúng về sự phát triển của Vương quốc Lào thời Lan Xang?

A. Lào là một vương quốc lớn mạnh ở lưu vực sông Hồng.

B. Người Lảo chủ yếu canh tác lúa nương, lúa nước, săn bắn, đánh cá.

C. Giai đoạn phát triển thịnh đạt nhất của Lào là thế kỉ XV - XVIII.

D. Thực hiện nhiều cuộc chiến tranh xâm chiếm các nước láng giềng.

Câu 7. Năm 968, sau khi lên ngôi Hoàng đế, Đinh Tiên Hoàng đặt tên nước là

A. Đại Việt.

B. Văn Lang.

C. Đại Cồ Việt.

D. Âu Lạc.

Câu 8. Thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Tổng của nhà Tiền Lê (981) gắn liền với địa danh lịch sử nào sau đây?

A. Sông Mê Công.

B. Lạng Sơn.

C. Cổ Loa.

D. Sông Bạch Đằng.

Câu 9. Nhà Đinh được thành lập trong bối cảnh nào sau đây?

A. Sau khi kết thúc cuộc kháng chiến chống Tống.

B. Sau khi Đinh Bộ Lĩnh xoá bỏ “cục diện 12 sứ quân”.

C. Được Dương Tam Kha ủng hộ và nhường ngôi.

D. Nhận được sự ủng hộ của Ngô Quyền và Lê Hoàng.

Câu 10. Việc xưng vương của Ngô Quyền và những chính sách của nhà Ngô đã mở ra thời kì

A. đấu tranh chống Bắc thuộc.

B. cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.

C. độc lập, tự chủ.

D. đấu tranh giành độc lập, tự chủ.

Câu 11. Nhà Tiền Lê được thành lập trong hoàn cảnh như thế nào?

A. Đất nước rơi vào tình trạng “loạn 12 sứ quân”.

B. Nhà Tống đang lăm le xâm phạm bờ cõi.

C. Đất nước thái bình, nhân dân ấm no.

D. Đại Cồ Việt bị nhà Tống đô hộ.

Câu 12. Trong cuộc kháng chiến chống Tỗng (981), quân dân Tiền Lê đã học tập kế sách đánh giặc nào của Ngô Quyền?

A. Tiên phát chế nhân.

B. Đánh nhanh thắng nhanh.

C. Vườn không nhà trống.

D. Đóng cọc trên sông Bạch Đằng.

II. Tự luận

Câu 1 (2,0 điểm):

a. Phân tích nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê (năm 981)

b. Hãy cho biết những đóng góp của Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn trong Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước ở thế kỉ X.

Đáp án đề thi

A/ PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm

Mỗi đáp án đúng được 0.25 điểm

1-B

2-D

3-A

4-D

5-D

6-A

7-C

8-D

9-D

10-B

11-C

12-B

II. Tự luận

Câu 1 (2,0 điểm):

- Địa hình Đông Á gồm hai bộ phận là lục địa và hải đảo.

+ Phần đất liền: ở phía tây bộ phận lục địa là hệ thống núi, cao nguyên hiểm trở xen kẽ bồn địa, hoang mạc; ở phía đông là vùng đồi, núi thấp và những đồng bằng rộng, bằng phẳng.

+ Hải đảo có những dãy núi uốn nếp trẻ, xen kẽ các cao nguyên, thường xuyên xảy ra động đất và núi lửa.

- Khí hậu Đông Á phân hoá từ bắc xuống nam, từ tây sang đông. Khu vực phía tây và phía bắc có khí hậu khắc nghiệt hơn khu vực phía đông và phía nam.

- Cảnh quan: đa dạng. Rừng lá kim ở phía bắc, sâu trong nội địa là vùng thảo nguyên rộng lớn, phía nam là rừng lá rộng cận nhiệt.

- Sông ngòi: Đông Á có nhiều sông lớn như: Trường Giang, Hoàng Hà, Tây Giang...

- Khoáng sản phong phú, một số loại tiêu biểu như: than, sắt, dầu mỏ, mun-gan....

B/ PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm

Mỗi đáp án đúng được 0.25 điểm

1-A

2-A

3-B

4-B

5-C

6-B

7-C

8-D

9-B

10-C

11-B

12-D

II. Tự luận

Câu 1 (2,0 điểm):

Yêu cầu a)

- Nguyên nhân thắng lợi:

+ Tinh thần yêu nước, đoàn kết chiến đấu chống ngoại xâm của quân dân nhà Tiền Lê

+ Đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo.

+ Có sự lãnh đạo của nhiều tướng lĩnh tài ba.

- Ý nghĩa:

+ Biểu thị ý chí quyết tâm chống ngoại xâm của dân tộc.

+ Chứng tỏ bước phát triển của đất nước và khả năng bảo vệ độc lập dân tộc của quân dân Đại Cồ Việt.

Yêu cầu b) Những đóng góp của Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn:

+ Đinh Bộ Lĩnh đã lần lượt dẹp yên các sứ quân, chấm dứt tình trạng cát cứ, thống nhất đất nước và lập ra nhà Đinh, khẳng định ở mức độ cao hơn nền độc lập của Đại Cồ Việt.

+ Lê Hoàn là người trực tiếp tổ chức, lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (năm 981) thắng lợi, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc, lập ra nhà Tiền Lê, tiếp tục công cuộc xây dựng đất nước.

Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải về tham khảo trọn bộ

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bọ Cạp
    Bọ Cạp

    Thanks

    Thích Phản hồi 01/11/22
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi học kì 1 lớp 7

    Xem thêm