Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

10 đề kiểm tra học kì 1 lớp 7 môn Ngữ văn năm học 2024 - 2025

Bộ đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn 7 năm học 2024 - 2025 tổng hợp 10 đề thi Văn 7 học kì 1  bộ 3 sách mới Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức, Cánh diều. Đây là đề thi học kì 1 Văn 7 hay dành cho các em học sinh tham khảo, làm quen với nhiều dạng đề thi khác nhau, chuẩn bị cho kì thi học kì 1 lớp 7 sắp tới. Đây cũng là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo ra đề.

Lưu ý: Toàn bộ 10 đề thi và đáp án có trong file tải về. Mời các bạn tải về xem toàn bộ tài liệu.

1. Đề thi học kì 1 Văn 7 số 1

Ma trận

TT

Kĩ năng

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Đọc hiểu

Truyện ngắn

3

0

5

0

2

0

60

2

Viết

Biểu cảm về con người

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

15

5

25

15

0

30

0

10

100

Tỉ lệ (%)

20

40

30

10

Tỉ lệ chung

60%

40%

Bản đặc tả

TT

Kĩ năng

Nội dung/Đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1.

Đọc hiểu

Truyện ngắn

Nhận biết:

- Nhận biết được đề tài, chi tiết tiêu biểu trong văn bản.

- Nhận biết được người kể chuyện, đặc điểm của lời kể trong truyện; sự thay đổi ngôi kể trong một văn bản.

- Nhận biết được tình huống, cốt truyện, không gian, thời gian trong truyện ngắn.

- Xác định được số từ, phó từ, các thành phần chính và thành phần trạng ngữ trong câu (mở rộng bằng cụm từ).

Thông hiểu:

- Tóm tắt được cốt truyện.

- Nêu được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

- Chỉ ra và phân tích được tính cách nhân vật thể hiện qua cử chỉ, hành động, lời thoại; qua lời của người kể chuyện và / hoặc lời của các nhân vật khác.

Vận dụng:

- Thể hiện được thái độ đồng tình / không đồng tình / đồng tình một phần với những vấn đề đặt ra trong tác phẩm.

- Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống giúp bản thân hiểu thêm về nhân vật, sự việc trong tác phẩm.

3TN

5TN

2TL

2

Viết

Biểu cảm về con người

Nhận biết: Nhận biết được yêu cầu của đề về kiểu văn bản, về văn biểu cảm.

Thông hiểu: Viết đúng về nội dung, về hình thức (từ ngữ, diễn đạt, bố cục văn bản)

Vận dụng: Viết được bài văn Biểu cảm về con người. Bố cục rõ ràng, mạch lạc ; ngôn ngữ trong sáng, giản dị; thể hiện cảm xúc của bản thân về người mẹ kính yêu.

Vận dụng cao: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn từ ngữ, hình ảnh để bày tỏ tình cảm, cảm xúc về người mẹ kính yêu của mình.

1TL*

Tổng

3TN

5TN

2 TL

1 TL

Tỉ lệ %

20

40

30

10

Tỉ lệ chung (%)

60

40

Đề thi

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I

Môn Ngữ văn lớp 7

Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề

ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

ĐÔI TAI CỦA TÂM HỒN

(1) Một cô bé vừa gầy vừa thấp bị thầy giáo loại ra khỏi dàn đồng ca. (2) Cũng chỉ tại cô bé ấy lúc nào cũng chỉ mặc mỗi một bộ quần áo vừa bẩn vừa cũ, lại rộng nữa.

(3) Cô bé buồn tủi khóc một mình trong công viên. (4) Cô bé nghĩ : “ (5) Tại sao mình lại không được hát ? (6) Chẳng lẽ mình hát tồi đến thế sao ?”. (7) Cô bé nghĩ mãi rồi cô cất giọng hát khe khẽ. (8) Cô bé cứ hát hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả mới thôi.

“(9) hát hay quá!”. (10) Một giọng nói vang lên : “(11) Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ, cháu đã cho ta cả một buổi chiều thật vui vẻ”. (12) Cô bé ngẩn người. (13) Người vừa khen cô bé là một ông cụ tóc bạc trắng. (14) Ông cụ nói xong liền đứng dậy và chậm rãi bước đi.

(15) Hôm sau, khi cô bé đến công viên đã thấy cụ già ngồi ở chiếc ghế đá hôm trước, khuôn mặt hiền từ mỉm cười chào cô bé. (16) Cô bé lại hát, cụ già vẫn chăm chú lắng nghe. (17) Cụ vỗ tay nói lớn : “(18) Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ của ta, cháu hát hay quá !”. (19) Nói xong cụ già lại chậm rãi một mình bước đi.

(20) Cứ như vậy nhiều năm trôi qua, cô bé giờ đây đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng. (21) Cô gái vẫn không quên cụ già ngồi tựa lưng vào thành ghế đá trong công viên nghe cô hát. (22) Một buổi chiều mùa đông, cô đến công viên tìm cụ nhưng ở đó chỉ còn lại chiếc ghế đá trống không.

“(23) Cụ già ấy đã qua đời rồi. (24) Cụ ấy điếc đã hơn 20 năm nay.” — (25) Một người trong công viên nói với cô. (26) Cô gái sững người. (27) Một cụ già ngày ngày vẫn chăm chú lắng nghe và khen cô hát lại là một người không có khả năng nghe?

(https://truyencotich.vn/qua-tang-cuoc-song)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là:

A. Biểu cảm

B. Miêu tả

C. Tự sự

D. Nghị luận

Câu 2. Chủ đề của văn bản trên là:

A. Lối sống sẻ chia, giàu tình thương yêu.

B. Lòng biết ơn

C. Đức tính trung thực

D. Lòng hiếu thảo

Câu 3. Câu chuyện trong tác phẩm là lời kể của ai?

A. Cô bé

B. Người kể chuyện giấu mặt

C. Ông cụ

D. Người thầy giáo

Câu 4. Vì sao cô bé buồn tủi khóc một mình trong công viên ?

A. Vì cô không có quần áo đẹp.

B. Vì cô không có ai chơi cùng.

C. Vì cô bé bị thầy giáo loại ra khỏi dàn đồng ca.

D. Vì cô bé bị mẹ mắng

Câu 5. Cuối cùng trong công viên cô bé đã làm gì ?

A. Suy nghĩ xem tại sao mình không được hát trong dàn đồng ca.

B. Đi chơi với bạn

C. Ngồi trò chuyện với cụ già.

D. Cất giọng hát khe khẽ hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả.

Câu 6. Tình tiết bất ngờ gây xúc động nhất trong câu chuyện là gì ?

A. Cụ già vẫn lắng nghe và động viên cô hát lại là một người bị điếc, không có khả năng nghe.

B. Cụ già đã qua đời.

C. Cô bé không được gặp lại ông cụ nữa

D. Cô bé đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng.

Câu 7. Nhận xét nào đúng nhất để nói về cụ già trong câu chuyện ?

A. Là một người kiên nhẫn.

B. Là một con người hiền hậu.

C. Là một con người nhân hậu, luôn biết quan tâm, chia sẻ, động viên người khác.

D. Là một người trung thực, nhân hậu.

Câu 8. Cụm từ một buổi chiều mùa đông trong câu văn (22) là thành phần mở rộng trạng ngữ bởi?

A. Vị ngữ

B. Cụm danh từ

C. Cụm động từ

D. Cụm tính từ

Câu 9. Theo em, vì sao câu chuyện có tên là “Đôi tai của tâm hồn”?

Câu 10. Thông điệp mà em tâm đắc nhất sau khi đọc văn bản trên là gì?

VIẾT (4,0 điểm)

Hãy viết bài văn trình bày cảm xúc về người mẹ kính yêu của em.

---------------- Hết ---------------

Đáp án

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

6,0

1

C

0,5

2

A

0,5

3

B

0,5

4

C

0,5

5

D

0,5

6

A

0,5

7

C

0,5

8

B

0,5

9

- Xuất phát từ điều bất ngờ trong câu chuyện: Cụ già trong công viên đã khen ngợi, cổ vũ cho cô gái hát lại là người điếc. Cụ không thể nghe được bằng tai nhưng lại nghe bằng chính tâm hồn.

- Nhờ trái tim yêu thương, tấm lòng nhân hậu mà ông cụ đã giúp cô bé có suy nghĩ tích cực, đạt được thành công.

1,0

10

- Thông điệp truyền tải qua đoạn trích:

+ Đừng nhìn vẻ bề ngoài mà đánh giá năng lực thật sự của họ

+ Hãy trao đi yêu thương, động viên, khích lệ, ta sẽ giúp ai đó tự tin hơn, thậm chí khiến cuộc đời họ thay đổi

+ Phải luôn nỗ lực, rèn luyện chăm chỉ, tin vào bản thân thì mới có thể đạt được thành công .......

- Thông điệp tâm đắc nhất và giải thích lí do: có thể chọn 1 trong 3 thông điệp trên hoặc lựa chọn một thông điệp khác mà bạn thấy được qua đoạn trích trên.

1,0

II

VIẾT

4,0

a. Đảm bảo bố cục bài văn biểu cảm về con người gồm 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.

0,25

b. Xác định đúng yêu cầu của đề.

Biểu cảm về người mẹ kính yêu của mình.

0,25

c.Trình bày cảm xúc về người mẹ kính yêu của em.

1. Mở bài:

· Giới thiệu được người mẹ mà em yêu quý nhất

· Tình cảm, ấn tượng của em về mẹ.

2. Thân bài

a. Giới thiệu một vài nét tiêu biểu về mẹ: Mái tóc, giọng nói, nụ cười, ánh mắt; hoàn cảnh kinh tế gia đình, công việc của mẹ, tính tình, phẩm chất…

b. Tình cảm của mẹ đối với những người xung quanh

· Ông bà nội, ngoại, với chồng con ...

· Với bà con họ hàng, làng xóm ...

c. Với riêng em, gợi lại những kỉ niệm của em với mẹ.

· Nêu những suy nghĩ và mong muốn của em đối với mẹ.

3. Kết bài:

· Ấn tượng, cảm xúc của em đối với mẹ

· Mong ước, lời hứa…

3,0

0,5

2,0

0,5

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,25

e. Sáng tạo: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn từ ngữ, hình ảnh thơ giàu sắc thái biểu cảm.

0,25

2. Đề thi học kì 1 Văn 7 số 2

Ma trận đề thi

TT

Kĩ năng

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Đọc

Thơ bốn chữ, năm chữ.

5

0

3

0

0

2

0

60

2

Viết

Kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử.

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

25

5

15

15

0

30

0

10

100

Tỉ lệ %

30%

30%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

Bản đặc tả đề

TT

Kĩ năng

Nội dung/Đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Thơ (thơ bốn chữ, năm chữ)

Nhận biết:

- Nhận biết được từ ngữ, thể thơ, các biện pháp tu từ trong bài thơ.

- Nhận diện được bố cục, những hình ảnh tiêu biểu, các yếu tố tự sự và miêu tả được sử dụng trong bài thơ.

- Xác định được phó từ.

Thông hiểu:

- Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.

- Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

- Phân tích được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ.

Vận dụng:

- Trình bày được những cảm nhận sâu sắc và rút ra được bài học ứng xử cho bản thân.

- Đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách nhìn riêng về thiên nhiên, con người; qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu.

5 TN

3TN

2TL

2

Viết

Kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử.

Nhận biết:

Thông hiểu:

Vận dụng:

Vận dụng cao:

Viết được bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kện lịch sử; bài viết có sử dụng các yếu tố miêu tả.

1*

1*

1*

1 TL*

Tổng

5 TN

3 TN

2 TL

1 TL

Tỉ lệ %

30

30

30

10

Tỉ lệ chung

60

40

Đề thi 

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

Môn Ngữ văn lớp 7

Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề

I. ĐỌC- HIỂU (6.0 điểm)

Đọc ngữ liệu và thực hiện các yêu cầu dưới đây:

Chiều sông Thương

Đi suốt cả ngày thu

Vẫn chưa về tới ngõ

Dùng dằng hoa quan họ

Nở tím bên sông Thương

Nước vẫn nước đôi dòng

Chiều vẫn chiều lưỡi hái

Những gì sông muốn nói

Cánh buồm đang hát lên

Đám mây trên Việt Yên

Rủ bóng về Bố H

Lúa cúi mình giấu quả

Ruộng bời con gió xanh

Nước màu đang chảy ngoan

Giữa lòng mương máng nổi

Mạ đã thò lá mới

Trên lớp bùn sếnh sang

Cho sắc mặt mùa màng

Đất quê mình thịnh vượng

Những gì ta gửi gắm

Sắp vàng hoe bốn bên

Hạt phù sa rất quen

Sao mà như cổ tích

Mấy cô coi máy nước

Mắt dài như dao cau

Ôi con sông màu nâu

Ôi con sông màu biếc

Dâng cho mùa sắp gặt

Bồi cho mùa phôi phai

Nắng thu đang trải đầy

Đã trăng non múi bưởi

Bên cầu con nghé đợi

Cả chiều thu sang sông.

(Hữu Thỉnh - trong Từ chiến hào đến thành phố, NXB văn học, Hà Nội, 1991)

Câu 1. Bài thơ trên thuộc thể thơ nào? (Nhận biết)

A. Thơ bốn chữ

B. Thơ năm chữ

C. Thơ sáu chữ

D. Thơ bảy chữ

Câu 2. Xác định biện pháp tu từ có trong khổ thơ sau: (Nhận biết)

“Nước màu đang chảy ngoan

Giữa lòng mương máng nổi

Mạ đã thò lá mới

Trên lớp bùn sếnh sang”

A. So sánh

B. Nhân hóa

C. Ẩn dụ

D. Hoán dụ

Câu 3. Cảnh vật trong bài thơ được miêu tả qua những màu sắc nào? (Nhận biết)

A. Tím, xanh, vàng, nâu

B. Đỏ, xanh, vàng, nâu

C. Xanh, tím, đen, trắng

D. Trắng, vàng, nâu, tím

Câu 4. Bài thơ nói về mùa nào trong năm? (Nhận biết)

A. Xuân

B. Thu

C. Hạ

D. Đông

Câu 5. Cảm xúc của nhà thơ được bộc lộ như thế nào qua khổ thơ sau: (Thông hiểu)

“Ôi con sông màu nâu

Ôi con sông màu biếc

Dâng cho mùa sắp gặt

Bồi cho mùa phôi phai”

A. Bồi hồi, xao xuyến

B. Đau đớn, xót xa

C. Nhớ nhung, tiếc nuối

D. Vui mừng, phấn khởi

Câu 6. Giọng điệu chính của bài thơ trên được thể hiện như thế nào? (Thông hiểu)

A. Sôi nổi, hào hứng

B. Nhẹ nhàng, trong sáng

C. Trang trọng, thành kính

D. Thiết tha, xúc động

Câu 7. Em hiểu từ “dùng dằng” trong hai câu thơ sau có nghĩa là gì? (Thông hiểu)

“Dùng dằng hoa quan họ

Nở tím bên sông Thương”

A. Ung dung, thoải mái

B. Rụt rè, ngập ngừng

C. Chậm chạp, thong thả

D. Lưỡng lự, không quyết đoán

Câu 8. Trong khổ thơ sau có bao nhiêu phó từ?(Nhận biết)

“Nước màu đang chảy ngoan

Giữa lòng mương máng nổi

Mạ đã thò lá mới

Trên lớp bùn sếnh sang”

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 9. Nêu cảm xúc của em sau khi đọc xong bài thơ trên (viết không quá 5 dòng). (Vận dụng)

Câu 10. Kể ra 2 hành động cụ thể của em để thể hiện tình yêu đối với quê hương đất nước. (Vận dụng)

II. VIẾT (4.0 điểm)

Em hãy viết một bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử. (Vận dụng cao)

------------------------- Hết ------------------------

Đáp án đề thi

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

6,0

1

B

0,5

2

B

0,5

3

A

0,5

4

B

0,5

5

A

0,5

6

D

0,5

7

D

0,5

8

B

0,5

9

HS có thể trình bày được những suy nghĩ, nhận thức riêng, song cần xoáy quanh các ý trọng tâm sau:

- Bức tranh đẹp về quê hương

- Cảm xúc yêu quý, tự hào, hãnh diện của nhà thơ về con sông quê hương mình.

- Cảm xúc của HS: yêu quê hương đất nước mình,…

0,5

0,5

10

HS nêu hành động cụ thể để thể hiện tình yêu đối với quê hương đất nước. Có thể diễn đạt bằng nhiều cách:

- Chăm chỉ học tập và lao động, phấn đấu thành con ngoan trò giỏi.

- Kế thừa và tiếp nối những truyền thống quý báu của dân tộc khi trở thành chủ nhân của đất nước.

-...

0,5

0,5

II

VIẾT

4,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự

0,25

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử.

0,25

c. Triển khai nộ dung bài văn tự sự

HS triển khai vấn đề theo nhiều cách, nhưng cần lựa chọn chi tiết, thông tin chọn lọc, tin cậy về sự việc. Đồng thời, vận dụng tốt kĩ năng kể chuyện có kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm trong bài viết; sau đây là một số gợi ý:

2.5

- Giới thiệu được sự việc có thật liên quan đến nhân vật/sự kiện lịch sử.

- Nêu được không gian, thời gian diễn ra sự việc.

- Gợi lại bối cảnh câu chuyện, dấu tích liên quan đến nhân vật/sự kiện

- Thuật lại nội dung/diễn biến của sự việc có thật liên quan đến nhân vật/sự kiện lịch sử.

- Ý nghĩa, tác động của sự việc đối với đời sống hoặc đối với nhận thức về nhân vật và sự kiện.

- Khẳng định ý nghĩa của sự việc hoặc nêu cảm nhận của người viết về nhân vật/sự kiện.

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,5

e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời văn sinh động, gợi cảm, sáng tạo.

0,5

3. Đề thi học kì 1 Văn 7 - Đề 3

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I

Môn Ngữ văn lớp 7

Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc văn bản sau:

CÂU CHUYỆN BÓ ĐŨA

Ngày xưa, ở một gia đình kia, có hai anh em. Lúc nhỏ, anh em rất hòa thuận. Khi lớn lên, anh có vợ, em có chồng, tuy mỗi người một nhà nhưng vẫn hay va chạm.

Thấy các con không yêu thương nhau, người cha rất buồn phiền. Một hôm, ông đặt một bó đũa và một túi tiền trên bàn, rồi gọi các con, cả trai, gái, dâu, rể lại và bảo:

- Ai bẻ gãy được bó đũa này thì cha thưởng túi tiền.

Bốn người con lần lượt bẻ bó đũa. Ai cũng cố hết sức mà không sao bẻ gãy được. Người cha bèn cởi bó đũa ra, rồi thong thả bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng.

Thấy vậy, bốn người con cùng nói:

- Thưa cha, lấy từng chiếc mà bẻ thì có khó gì!

Người cha liền bảo:

- Đúng. Như thế là các con đều thấy rằng chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Vậy các con phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Có đoàn kết thì mới có sức mạnh.

(Theo Ngụ ngôn Việt Nam)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Câu chuyện bó đũa thuộc thể loại nào?

A. Truyện truyền thuyết B. Truyện cổ tích

C. Truyện ngụ ngôn D. Truyện cười

Câu 2. Câu chuyện được kể bằng lời của ai?

A. Lời của người cha B. Lời của người kể chuyện

C. Lời của người em gáiD. Lời của người anh cả

Câu 3.Thấy anh em không yêu thương nhau, người cha có thái độ ra sao?

A. Khóc thương B. Tức giận

C. Thờ ơ D. Buồn phiền

Câu 4.Tại sao bốn người con không ai bẻ gãy được bó đũa?

A. Họ chưa dùng hết sức để bẻ

B. Không ai muốn bẻ cả

C. Cầm cả bó đũa mà bẻ

D. Bó đũa được làm bằng kim loại

Câu 5.Người cha đã làm gì để răn dạy các con?

A. Cho thừa hưởng cả gia tài B. Lấy ví dụ về bó đũa

C. Trách phạt D. Giảng giải đạo lý của cha ông

Câu 6. Các trạng ngữ trong câu: “Ngày xưa, ở một gia đình kia, có hai anh em” bổ sung ý nghĩa gì?

Top of Form

A. Thời gian, nơi chốn B. Thời gian, phương tiện

C. Thời gian, cách thức D. Thời gian, mục đích

Câu 7. Từ “đoàn kết” trái nghĩa với từ nào?

A. Đùm bọc B. Chia rẽ

C. Yêu thương D.Giúp đỡ

Câu 8.Nhận xét nào sau đây đúng với Câu chuyện bó đũa?

A. Ca ngợi tình cảm cộng đồng bền chặt.

B. Ca ngợi tình cảm anh, em đoàn kết, thương yêu nhau.

C. Giải thích các bước bẻ đũa.

D. Giải thích các hiện tượng thiên nhiên.

Câu 9. Qua câu chuyện trên, rút ra bài học mà em tâm đắc nhất.

Câu 10. Cách dạy con của người cha có gì đặc biệt.

II. LÀM VĂN (4.0 điểm)

Cảm nghĩ về người thân.

------------------------- Hết -------------------------

Tài liệu còn dài, mời các bạn tải về xem trọn bộ

Chia sẻ, đánh giá bài viết
968
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Biết Tuốt
    Biết Tuốt

    Thanks

    Thích Phản hồi 08/11/22
    • Bảo Bình
      Bảo Bình

      tài liệu hữu ích

      Thích Phản hồi 08/11/22
      • Bảo Ngân
        Bảo Ngân

        ôn thôi

        Thích Phản hồi 08/11/22
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Đề thi học kì 1 lớp 7

        Xem thêm