Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề cương ôn tập học kì 1 GDCD 7 Cánh diều

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 7 Cánh diều là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho thầy cô trong quá trình giảng dạy, ôn luyện kiến thức đã học cho các em, đồng thời cũng giúp học sinh lên kế hoạch ôn tập, chuẩn bị cho kì thi cuối học kì 1 lớp 7 sắp tới. Mời các em tham khảo.

I. Giới hạn nội dung ôn thi học kì 1 GDCD 7

Nắm được các kiến thức trọng tâm các bài:

· Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương

· Bài 2: Bảo tồn di sản văn hóa

· Bài 3: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ

· Bài 4: Học tập tự giác, tích cực

· Bài 5: Giữ chữ tín

· Bài 6: Quản lí tiền

II. Kiến thức lý thuyết trọng tâm

1.Tự hào về truyền thống quê hương

- Truyền thống quê hương là những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miề địa phương được hình thành và khẳng định qua thời gian, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

- Những truyền thống tốt đẹp của quê hương như: yêu nước, đoàn kết, kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm; cần cù, sáng tạo trọng lao động; tôn sư trọng đạo, hiếu học, hiếu thảo; các lễ hội văn hóa truyền thống, những loại hình nghệ thuật dân gian, nghề truyền thống... được biểu hiện cụ thể ở mỗi vùng miền địa phương.

- Để giữ gìn truyền thống tốt đẹp của quê hương, mỗi người cần:

+ Siêng năng, kiên trì học tập và rèn luyện, đoàn kết giúp đỡ nhau, chủ động và tích cực tham gia các hoạt động của cộng đồng, góp phần vào sự phát triển của quê hương.

+ Phê phán những hành động làm tổn hại đến truyền thống tốt đẹp của quê hương.

2. Bảo tồn di sản văn hóa

- Di sản văn hóa là những sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.

- Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể.

+ Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

+ Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác.

- Di sản văn hóa là tài sản, niềm tự hào của dân tộc, thể hiện lịch sử sự sáng tạo và bản sắc dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, làm cơ sở cho thế hệ sau phát huy và phát triển.

- Di sản văn hóa góp phần phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, làm phong phú kho tàng di sản văn hóa nhân loại.

*Quyền và nghĩa vụ của tổ chức cá nhân đối với việc bảo vệ di sản văn hóa:

- Tôn trọng, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

- Thông báo kịp thời địa điểm phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh; giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất.

- Ngăn chặn hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ngăn chặn, xử lí kịp thời khi thấy có những hành vi làm sai lệch, phá hoại, chiếm đoạt, sử dụng trái phép di sản văn hóa; hoặc thấy di sản văn hóa có nguy cơ bị làm sai lệch giá trị, bị hủy hoại, bị mất.

- Thực hiện các biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

- Chuyển giao di sản văn hóa cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp không có đủ điều kiện và khả năng bảo vệ và phát huy giá trị.

3. Quan tâm, cảm thông và chia sẻ

- Quan tâm là thường xuyên chú ý đến mọi người và sự việc xung quanh; cảm thông là đặt mình vào vị trí người khác để hiểu được cảm xúc của người đó; chia sẻ là sự cho đi hay giúp đỡ người khác lúc khó khăn, hoạn nạn theo khả năng cua mình

- Quan tâm cảm thông, chia sẻ được biểu hiện thông qua các hành vi, việc làm cụ thể như an ủi, động viên, hỏi thăm, lắng nghe; giúp đỡ khi khó khăn, hoạn nạn; tham gia các hoạt động thiện nguyện trong nhà trường và ngoài xã hội;...

- Quan tâm, cảm thông và chia sẻ giúp con người gần gũi gắn bó; có thêm sức mạn để vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống.

- Người biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ được mọi người yêu quý, tôn trọng.

- Để quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác, mỗi người cần;

+ Khích lệ, động viên bạn bè quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác.

+ Phê phán thói ích kỉ, thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác.

4. Học tập tự giác, tích cực

- Biểu hiện của học tập tự giác, tích cực:

+ Có mục tiêu học tập rõ ràng;

+ Chủ động lập kế hoạch học tập để đạt được mục tiêu đã đặt ra;

+ Hoàn thành nhiệm vụ học tập và không cần ai nhắc nhở;

+ Luôn cố gắng vượt khó, kiên trì học tập;

+ Có phương pháp học tập chủ động;

+ Biết vận dụng điều đã học vào cuộc sống.

- Tự giác, tích cực trong học tập giúp chúng ta:

+ Chủ động, sáng tạo và không ngừng tiến bộ trong học tập;

+ Đạt được kết quả và mục tiêu học tập đã đề ra;

+ Được mọi người tin tương, tôn trọng và quý mến.

5. Giữ chữ tín

- Chữ tín là niềm tin của con người đối với nhau.

- Giữ chữ tín là giữ niềm tin của người khác đối với mình.

- Biểu hiện của giữ chữ tín:

+ Thực hiện lời hứa;

+ Nói đi đôi với làm;

+ Đúng hẹn;

+ Hoàn thành nhiệm vụ được giao;

+ Giữ được niềm tin với người khác.

- Giữ chữ tín sẽ giúp cho chúng ta mang đến niềm tin và hi vọng cho mọi người, được mọi người tin tưởng và tôn trọng, góp phần làm cho các mối quan hệ xã hội trở nên tốt đẹp hơn.

6. Quản lý tiền

- Quản lí tiền hiệu quả là sự dụng tiền một cách hợp lí nhằm đạt được mục tiêu như dự kiến.

- Quản lí tiền hiệu quả giúp mỗi người có thể cân bằng tài chính hiện tại; chủ động tiền bạc để thực hiện các dự định tương lại; đề phòng trường hợp bất trắc xảy ra và có thể giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn.

* Một số nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả;

- Xác định rõ mục tiêu quản lí tiền trên cơ sơ các khoản thu thực tế của bản thân.

- Tiết kiệm trước khi chi tiêu, tiết kiệm phải thường xuyên, đều đặn.

- Chỉ chi tiêu các khoản cần thiết, tránh lãng phí.

*Để tạo nguồn thu nhập, mỗi người có thể tìm cho mình một công việc phù hợp với độ tuổi, sở thích và điều kiện, để biết quý trọng đồng tiề của bản thân, gia đinh và xã hội.

III. Bài tập ôn tập

1. Trắc nghiệm

Câu 1. Những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miền, địa phương, được hình thành và khẳng định qua thời gian, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Nét đẹp bản địa.

B. Phong tục tập quán.

C. Truyền thống gia đình.

D. Truyền thống quê hương.

Đáp án: D

Giải thích: Những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miền, địa phương, được hình thành và khẳng định qua thời gian, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác là nội dung của khái niệm truyền thống quê hương.

Câu 2. Truyền thống quê hương là những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miền, địa phương, được hình thành và khẳng định qua

A. quan niệm.

B. định kiến.

C. thời gian.

D. lối sống.

Đáp án: C

Giải thích: Truyền thống quê hương là những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miền, địa phương, được hình thành và khẳng định qua thời gian được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Câu 3. Làm đá mĩ nghệ ở làng Non Nước là nét đẹp nghề truyền thống của tỉnh thành nào sau đây?

A. Đà Nẵng.

B. Ninh Bình.

C. Thái Bình.

D. Hưng Yên.

Đáp án: A

Giải thích: Làng điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước nằm ngay dưới chân dãy núi Ngũ Hành Sơn. Nơi đây cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 8 km và thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

Câu 4. Di sản văn hóa là những sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị về mặt

A. kinh tế, giáo dục, tôn giáo.

B. kinh tế, chính trị, xã hội.

C. lịch sử, văn hóa, khoa học.

D. văn hóa, chính trị, xã hội.

Đáp án: C

Giải thích: Di sản văn hóa là những sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.

Câu 5. Sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Di sản văn hóa vật thể.

B. Di sản văn hóa tập thể.

C. Di sản văn hóa phi vật thể.

D. Di sản văn hóa cộng đồng.

Đáp án: C

Giải thích: Di sản văn hoá vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

Câu 6. Sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hoá liên quan, có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Di sản văn hóa phi vật thể.

B. Di sản văn hóa cộng đồng.

C. Di sản văn hóa vật thể.

D. Di sản văn hóa tập thể.

Đáp án: A

Giải thích: Di sản văn hoá phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hoá liên quan, có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác.

Câu 7. Di sản văn hóa được phân chia thành hai loại hình đó là

A. di sản văn hóa vật chất và di sản văn hóa phi vật chất.

B. di sản văn hóa tập thể và di sản văn hóa công cộng.

C. di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa vật chất.

D. di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể.

Đáp án: D

Giải thích: Di sản văn hóa được phân chia thành hai loại hình đó là di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể.

Câu 8. Chia sẻ là sự cho đi hay giúp đỡ người khác lúc khó khăn, hoạn nạn theo

A. nhu cầu của mình.

B. khả năng của mình.

C. mong muốn của mình.

D. nguyện vọng của mình.

Đáp án: B

Giải thích: Chia sẻ là sự cho đi hay giúp đỡ người khác lúc khó khăn, hoạn nạn theo khả năng của mình.

Câu 9. Để cảm thông, quan tâm, chia sẻ với người khác mỗi chúng ta không nên làm điều gì sau đây?

A. Luôn đặt lợi ích của bản thân lên trên sau đó mới quan tâm người khác.

B. Phê phán thói thờ ơ, ích kỷ với những khó khăn của người khác.

C. Luôn mở lòng để trao những quan tâm, chia sẻ đến mọi người.

D. Khích lệ người khác biết quan tâm và chia sẻ.

Đáp án: A

Giải thích: Để cảm thông, quan tâm, chia sẻ với người khác mỗi chúng ta không nên đặt lợi ích của bản thân lên trên sau đó mới quan tâm người khác.

Câu 10. Sự cho đi hay giúp đỡ người khác lúc khó khăn, hoạn nạn theo khả năng của mình là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Cảm thông.

B. Đồng cảm.

C. Chia sẻ.

D. Quan tâm.

Đáp án: C

Giải thích: Chia sẻ là sự cho đi hay giúp đỡ người khác lúc khó khăn, hoạn nạn theo khả năng của mình.

Câu 11. Để cảm thông, quan tâm, chia sẻ với người khác mỗi chúng ta nên có biểu hiện nào sau đây?

A. Quan tâm người khác khi bản thân thấy có lợi.

B. Có lối sống ích kỷ, nhỏ nhen trước mọi người.

C. Sẵn sàng cho đi khi người khác gặp khó khăn, mất mát.

D. Sống khép mình, không quan tâm đến mối quan hệ xung quanh.

Đáp án: C

Giải thích: Để cảm thông, quan tâm, chia sẻ với người khác mỗi chúng ta nên sẵn sàng cho đi khi người khác gặp khó khăn, mất mát.

Câu 12. Tự giác, tích cực trong học tập mang lại ý nghĩa nào sau đây?

A. Bị mọi người xa lánh.

B. Chúng ta luôn phải chịu thiệt thòi.

C. Giúp chúng ta đạt được mọi mục đích.

D. Giúp chúng ta đạt được mục tiêu đã đề ra.

Đáp án: D

Giải thích: Tự giác, tích cực trong học tập giúp chúng ta chủ động, sáng tạo và không ngừng tiến bộ trong học tập; đạt được kết quả và mục tiêu học tập đã đề ra; được mọi người tin tưởng, tôn trọng và quý mến.

Câu 13. Để rèn luyện tính tự giác, chủ động trong học tập, mỗi học sinh nên

A. luôn mong sự giúp đỡ từ người khác.

B. dễ dàng từ bỏ khi gặp một vấn đề khó.

C. bỏ bê công việc học để chơi game.

D. tích cực học hỏi qua những người xung quanh.

Đáp án: D

Giải thích: Để rèn luyện tính tự giác, chủ động trong học tập, mỗi học sinh nên tích cực học hỏi qua những người xung quanh.

Câu 14. Biểu hiện của ai dưới đây thể hiện tự giác, tích cực trong học tập?

A. P thường xuyên đi học muộn vì ngủ nướng.

B. Trong giờ học K luôn mất tập trung và nói chuyện riêng.

C. Bạn H thường tìm các các bài toán hay trên mạng để tự giải.

D. Mỗi khi không làm được bài tập T thường mượn vở bạn để chép.

Đáp án: C

Giải thích: H thường tìm các các bài toán hay trên mạng để tự giải là một biểu hiện của tự giác, tích cực trong học tập.

Câu 15. Phương án nào dưới đây là biểu hiện trái với giữ chữ tín?

A. Nói và làm luôn đi đôi với nhau.

B. Hứa nhưng không thực hiện lời hứa.

C. Quyết tâm làm xong nhiệm vụ được giao.

D. Đến hẹn đúng giờ, không để người khác chờ.

Đáp án: B

Giải thích: Hứa nhưng không thực hiện lời hứa là biểu hiện trái với giữ chữ tín.

Câu 16. Câu thành ngữ, tục ngữ nào sau đây bàn về vấn đề giữ chữ tín?

A. Một lần bất tín, vạn lần bất tin.

B. Nhất bên trọng nhất bên khinh.

C. Có công mài sắt có ngày nên kim.

D. Thương người như thể thương thân.

Đáp án: A

Giải thích: “ Một lần bất tín, vạn lần bất tin” bàn về vấn đề giữ chữ tín, muốn nhắc nhở chúng ta nên biết giữ lời hứa vì một lần không giữ lời hứa sẽ đánh mất đi lòng tin của người khác về mình.

Câu 17. Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về vấn đề quản lí tiền hiệu quả?

A. Muốn có thêm thu nhập thì chúng ta cần phải lao động.

B. Những nhà giàu thì không cần lao động, chỉ cần hưởng thụ.

C. Quản lý tiền hiệu quả giúp chúng ta có thêm một khoản tiền tiết kiệm.

D. Quản lý tiền hiệu quả giúp mỗi người có thể cân bằng tài chính hiện tại.

Đáp án: D

Giải thích: Quản lý tiền hiệu quả giúp mỗi người có thể cân bằng tài chính hiện tại là nhận định đúng khi bàn về vấn đề quản lí tiền hiệu quả.

Câu 18. Phương án nào sau đây không thuộc nội dung ý nghĩa của quản lí tiền hiệu quả?

A. Chủ động tiền bạc để thực hiện các dự định tương lai.

B. Giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn.

C. Nâng cao thu nhập hàng tháng.

D. Cân bằng tài chính hiện tại.

Đáp án: C

Giải thích: Nâng cao thu nhập hàng tháng không thuộc nội dung ý nghĩa của quản lí tiền hiệu quả.

Câu 19. Trường hợp nào sau đây biểu hiện của chi tiêu tiền hợp lí?

A. Anh M dùng tất cả số tiền mình có để đi bài bạc.

B. H tiết kiệm tiền bằng cách nuôi lợn đất mỗi ngày.

C. Chị K thường xuyên vay tiền của bạn để đi mua sắm.

D. Chị M đi shoping thường xuyên mặc dù không cần thiết.

Đáp án: B

Giải thích: H tiết kiệm tiền bằng cách nuôi lợn đất mỗi ngày là biểu hiện của chi tiêu tiền hợp lí.

Câu 20. Phương án nào sau đây không thuộc nội dung nguyên tắc quản lý tiền hiệu quả?

A. Chỉ chi tiêu các khoản cần thiết, tránh lãng phí, thừa thãi.

B. Sử dụng tất cả số tiền bản thân có để chi tiêu các khoản cần thiết.

C. Tiết kiệm trước khi chi tiêu tiết kiệm phải thường xuyên, đều đặn.

D. Xác định rõ mục tiêu quản lý tiền trên cơ sở các khoản thu thực tế của bản thân.

Đáp án: B

Giải thích: Sử dụng tất cả số tiền bản thân có để chi tiêu các khoản cần thiết không thuộc nội dung nguyên tắc quản lý tiền hiệu quả.

Câu 21. Anh P rất hào hứng khi nhận giấy báo tham gia nhập ngũ. Tuy nhiên ông S và bà K (là bố mẹ P) lại lo lắng con vào quân đội sẽ phải chịu khổ nên đã dùng một khoản tiền để đưa cho anh M (xã đội trưởng), với mục đích: nhờ anh M loại bỏ tên của P khỏi danh sách nhập ngũ. Anh M đã kiên quyết từ chối lời đề nghị này. Trong trường hợp trên, những ai vi phạm truyền thống yêu nước của dân tộc?

A. Anh P.

B. Anh M

C. Ông S và bà K.

D. Anh M và anh P.

Đáp án: C

Giải thích: Trong trường hợp này ông S và bà K vi phạm truyền thống yêu nước của dân tộc khi có hành vi chạy chọt để con không tham gia nghĩa vụ công dân của mình.

Câu 22. Chị T sau khi học đại học đã về quê để phát triển nghề làm nước mắm của quê hương, sau nhiều năm hãng nước mắm mà chị T phát triển đã được tiêu thụ nhiều nơi trên đất nước và giải quyết việc làm cho nhiều người dân. Trường hợp này cho thấy chị T là người

A. không biết bắt kịp kinh tế thời đại mới.

B. chưa có tầm nhìn xa về việc kinh doanh.

C. biết giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương.

D. không biết giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương.

Đáp án: C

Giải thích: Trường hợp này cho thấy chị T là người biết giữ gìn và phát huy truyền thống làm nước mắm của quê hương.

Câu 23. Sau khi học xong cao đẳng, anh T có ý định về quê phát triển nghề truyền thống dệt vải của quê hương, biết chuyện ông M và bà N là bố mẹ của T đã ra sức ngăn cản và khuyên T nên học lên để làm kinh doanh, không theo nghề truyền thống vì thu nhập thấp. Chị gái của anh T là P không đồng ý với bố mẹ và khuyên em trai nên về tiếp tục phát triển nghề truyền thống của quê hương. trong trường hợp này, chủ thể nào dưới đây có ý thức giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương?

A. Anh T.

B. Chị P.

C. Anh T và chị P.

D. Ông M và bà N.

Đáp án: C

Giải thích: Trong trường hợp này, biểu hiện của anh T và chị P thể hiện là người có ý thức giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương.

Câu 24. Khi bài tập về nhà có một bài toán khó, em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây cho phù hợp?

A. Ôn lại nội dung kiến thức phần đó để suy nghĩ lại cách giải bài toán.

B. Bỏ qua để chờ ngày hôm sau cô giáo chữa bài rồi chép vào vở.

C. Lên mạng tìm đáp án để chép vào vở cho có.

D. Hỏi bạn bè xem ai đã làm thì mượn vở chép.

Đáp án: A

Giải thích: Trong trường hợp này, em nên ôn lại nội dung kiến thức phần đó để suy nghĩ lại cách giải bài toán.

Câu 25. Bạn P đến rủ T đi chơi trong khi ngày hôm sau có giờ kiểm tra Toán. Nếu em là T, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. làm ngơ và mặc kệ bạn rủ rê.

B. đồng ý, bỏ việc học để đi chơi với P.

C. từ chối và hẹn bạn lúc khác đi chơi để ở nhà học bài.

D. mắng cho P một trận vì làm phiền trong lúc học bài.

Đáp án: C

Giải thích: Nếu em là T, em nên từ chối và hẹn bạn lúc khác đi chơi để ở nhà học bài.

Câu 26. Một nhóm bạn hẹn nhau đi chơi cuối tuần và hẹn nhau 7h sáng chủ nhật xuất phát. Vì ngủ quên nên 7h bạn T mới chuẩn bị đến điểm hẹn, bạn H xuất phát từ 6h30p và 6h50 đã có mặt tại điểm hẹn, bạn M xuất phát từ 6h40p nhưng do qua đón N đi cùng nên 7h15p mới có mặt tại điểm hẹn. Trong trường hợp này, chủ thể nào không giữ chữ tín?

A. Bạn M.

B. Bạn N.

C. Bạn T.

D. Bạn H.

Đáp án: D

Giải thích: Trong trường hợp này, chỉ có H là đến điểm hẹn đúng 7h nên chỉ có bạn H được coi là giữ chữ tín, còn các bạn khác đến muộn hơn so với kế hoạch ban đầu.

Câu 27. Anh X rao bán mặt hàng mỹ phẩm Hàn Quốc, tuy nhiên thực chất mặt hàng mỹ phẩm anh X nhập về bán lại không rõ nguồn gốc. Trường hợp này cho thấy anh X là người

A. bội tín.

B. liêm khiết.

C. giữ chữ tín.

D. trung thực.

Đáp án: A

Giải thích: Trường hợp này cho thấy anh X là người bội tín, bán mặt hàng không đúng như đã quảng cáo.

Câu 28. T được bố mẹ cho năm trăm ngàn đồng để tiêu tết, T có rất nhiều thứ muốn mua. Theo em T cần làm gì để chi tiêu hợp lí với số tiền bố mẹ cho?

A. Cố gắng lấy lí do để xin thêm bố mẹ một khoản tiền nữa.

B. Mua hết những thứ muốn mua nếu không đủ sẽ đi vay thêm.

C. Nói dối bố mẹ xin thêm tiền đóng học để có đủ tiền mua đồ.

D. Lên danh sách những thứ cần thiết trong khuôn khổ số tiền có.

Đáp án: D

Giải thích: Trong trường hợp này, T nên lên danh sách những thứ cần thiết trong khuôn khổ số tiền có.

Câu 29. Anh P sau khi học đại học đã về quê để phát triển nghề làm gốm truyền thống của quê hương, sau nhiều năm, sản phẩm gốm sứ từ cơ sở sản xuất của anh P đã được tiêu thụ nhiều nơi trên đất nước và giải quyết việc làm cho nhiều người dân trong vùng.

Trường hợp này cho thấy: anh P là người như thế nào?

A. Biết giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương.

B. Chưa có tầm nhìn xa trong việc sản xuất, kinh doanh.

C. Không biết giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương.

D. Không biết bắt kịp xu thế phát triển kinh tế trong thời đại mới.

Đáp án: A

Câu 30. Trong quá trình đào móng để lầm lại nhà, ông K đã phát hiện ra một số chén đĩa, bình hoa bằng gốm sứ có hoa văn đẹp mắt. Hoa văn và màu men gốm trên số chén đĩa, bình hoa đó mang nét đặc trưng của gốm hoa nâu thời Trần. Chuyện ông K đào được cổ vật truyền ra ngoài, có nhiều người tới hỏi mua và trả giá cao.

Trong trường hợp trên, theo em, ông K nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?

A. Tổ chức đấu giá để bán số cổ vật vừa tìm được.

B. Cất giữ số cổ vật đó và coi đó là “bảo vật gia truyền”.

C. Cất giữ một nửa, còn một nửa thì nộp lại cho chính quyền địa phương.

D. Nhanh chóng báo cáo và giao nộp toàn bộ cổ vật cho cơ quan chức năng.

Đáp án: D

2. Tự luận

Câu 1: Nêu ý nghĩa và các nguyên tắc quản lí tiền?

Trả lời:

Ý nghĩa của việc quản lí tiền.

- Quản kí tiền hiệu quả giúp mỗi người có thể cân bằng tài chính hiện tại; chủ động tiền bạc để thực hiện các dự định tương lai; đề phòng trường hợp bất trắc xảy ra và có thể giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn.

- Quản lí tiền giúp cho chúng ta biết cách sử dụng tiền vào những việc bổ ích, hợp lí.

Các nguyên tắc quản lí tiền.

Một số nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả:

- Xác định rõ mục tiêu quản lí tiền trên cơ sở các khoản thu thực tế của bản thân.

- Tiết kiệm trước khi chi tiêu, tiết kiệm phải thường xuyên, đều đặn.

- Chỉ chi tiêu các khoản cần thiết, tránh lãng phí.

Câu 2: Học tập tự giác, tích cực là gì? Nêu biểu hiện?

Trả lời:

Học tập tự giác, tích cực là tự mình thực hiện nhiệm vụ học tập một cách tốt nhất mà không cần ai nhắc nhở, tự mình xây dựng kế hoạch học tập và tự xác định được mục đích học tập.

iểu hiện của học tập tự giác, tích cực là có mục tiêu học tập rõ ràng; chủ động lập kế hoạch học tập để đạt được mục tiêu đã lập ra; hoàn thành nhiệm vụ học tập mà không cần ai nhắc nhở; luôn cố gắn, vượt khó, kiên trì học tập; có phương pháp học tập chủ động; biết vận dụng điều đã học vào cuộc sống.

Câu 3: Di sản văn hóa được chia làm mấy loại?

Trả lời:

Di sản văn hóa được chia làm 2 loại gồm di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể:

- Di sản văn hóa vật thể là những sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.Ví dụ như: Quần thể di tích cố đô Huế, Khu đền tháp Mỹ Sơn, Phố cổ Hội An,…

- Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác. Ví dụ như: Nhã nhạc cung đình Huế, Dân ca quan họ Bắc Ninh, ca trù,…

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi học kì 1 lớp 7

    Xem thêm