Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề cương ôn tập Vật lý 7 học kì 1 năm học 2023 - 2024

Đề cương ôn tập Khoa học tự nhiên 7 phần Vật lý do VnDoc sưu tầm và đăng tải bao gồm lý thuyết và hệ thống các câu hỏi và bài tập liên quan về trọng tâm kiến thức được học trong học kì 1 Vật lý 7, giúp các bạn ôn tập và củng cố kiến thức hiệu quả, từ đó đạt kết quả cao trong kì thi học kì 1 sắp tới.

A. Nội dung ôn tập

I. TỐC ĐỘ

de-cuong-on-thi-hoc-ki-1-khtn-lop-7-5

1. Tốc độ

– Tốc độ cho ta biết một vật chuyển động nhanh hay là chậm.

  • Đơn vị đo tốc độ: m/s và km/h.
  • Công thức tính tốc độ: v = s/t

– Một số đơn vị của quãng đường (s), thời gian (t) và tốc độ (v)

s

mkmkmm

t

shphútphút
vm/skm/hkm/phút

m/phút

– Đo tốc độ

  • Bằng đồng hồ bấm giây
  • Bằng đồng hồ đo thời gian có hiện số và cổng quang điện
  • Thiết bị “bắn tốc độ”: Thường được sử dụng để xác định tốc độ của những phương tiện giao thông đường bộ.

– Tốc độ và an toàn giao thông:

  • Tuân thủ Luật Giao thông đường bộ
  • Điều khiển phương tiện trong giới hạn tốc độ cho phép để giữ an toàn cho bản thân và cho những người khác.

2. Đồ thị quãng đường thời gian

– Đồ thị quãng đường – thời gian mô tả nên liên hệ giữa quãng đường đi được của vật và thời gian để vật đi hết quãng đường đó

– Vận dụng đồ thị quãng đường – thời gian: Từ đồ thị quãng đường – thời gian cho trước, ta có thể tìm được quãng đường vật đi (hoặc tốc độ, thời gian chuyển động của vật).

II. ÂM THANH

de-cuong-on-thi-hoc-ki-1-khtn-lop-7-6

1. Sóng âm

– Sóng âm (âm) được phát ra từ các vật đang dao động.

– Môi trường truyền âm: Sóng âm truyền được ở trong các môi trường, rắn, lỏng khí.

– Sự truyền sóng âm ở trong không khí: Sóng âm ở trong không khí được lan truyền bởi sự dao động (dãn hoặc nén) của lớp không khí.

2. Độ cao và độ to của âm

– Biên độ và độ to của âm:

  • Biên độ là độ lệch lớn nhất của vật dao động khi so với vị trí cân bằng của nó.
  • Biên độ dao động của vật nếu phát ra âm càng lớn ⇒ âm càng to.

– Tần số và độ cao của âm:

  • Tần số là số dao động trong 01 giây. Đơn vị: Hz
  • Tần số của dao động càng lớn ⇒ âm càng cao (càng bổng).
  • Tần số của dao động càng nhỏ ⇒ âm càng thấp (càng trầm).

3. Phản xạ âm – Chống ô nhiễm tiếng ồn

– Sóng âm phản xạ lại khi gặp vật cản. Các vật cứng, có bề mặt nhẵn thì phản xạ âm tốt. Ngược lại, những vật mềm, xốp, có bề mặt gồ ghề thì phản xạ âm kém.

– Tiếng vang hình thành khi âm phản xạ nghe được chậm hơn so với âm truyền trực tiếp đến tai ít nhất là 1/15 giây.

– Ô nhiễm tiếng ồn xảy ra lúc tiếng ồn to và kéo dài, gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ và hoạt động của con người.

– Các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn là: Ngăn chặn sự truyền âm; tác động vào nguồn âm, phân tán âm trên đường truyền,…

III. Ánh sáng

de-cuong-on-thi-hoc-ki-1-khtn-lop-7-7

1. Ánh sáng, tia sáng

– Ánh sáng là một dạng của năng lượng. Nó có thể thu được bằng nhiều cách khác nhau.

– Tia sáng là đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bởi một đường thẳng có mũi tên chỉ hướng. Một chùm sáng hẹp song song có thể được xem là một tia sáng.

– Vùng tối là vùng nằm phía sau vật cản sáng, hoàn toàn không nhận được ánh sáng bởi nguồn sáng truyền tới.

– Vùng nửa tối là vùng nằm phía sau vật cản sáng, nhận được một phần ánh sáng bởi nguồn sáng truyền tới.

2. Sự phản xạ ánh sáng

– Sự phản xạ ánh sáng ở trên bề mặt các vật:

  • Các vật có bề mặt nhẵn bóng ⇒ Gọi là sự phản xạ.
  • Các vật có bề mặt không nhẵn bóng ⇒ Gọi là phản xạ khuếch tán.

– Định luật phản xạ ánh sáng: Tia phản xạ nằm bên trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến của gương tại điểm tới; góc phản xạ bằng với góc tới.

3. Ảnh của vật qua gương phẳng

– Ảnh của vật được tạo bởi gương phẳng là ảnh ảo, không hứng được ở trên màn chắn, có độ lớn bằng với vật. Khoảng cách từ ảnh đến gương phẳng bằng khoảng cách từ vật tới gương phẳng.

– Các tia sáng từ điểm sáng S đến gương phẳng cho tia sáng phản xạ có đường kéo dài đi qua ảnh ảo S. Chúng ta nhìn thấy ảnh ảo S của điểm sáng S khi các tia sáng phản xạ lọt vào trong mắt có đường kéo dài đi qua ảnh S.

– Tập hợp ảnh của tất cả các điểm trên vật là ảnh của một vật sáng.

B. CÁC CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

Câu 1: Em hãy phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng?

Trả lời:

Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.

Câu 2: Người ta quy ước tia sáng như thế nào? Chùm sáng là gì? Có mấy loại. kể ra?

Trả lời:

  • Người ta quy ước đường truyền của ánh sáng bằng một đường thẳng có nũi tên chỉ hướng gọi là tia sáng.
  • Chùm sáng gồm nhiều tia sáng họp thành. Có 3 loại chùm sáng: chùm sáng song song; chùm sáng hội tụ và chùm sáng phân kỳ.

Câu 3: Hình của vật ở trong gương phẳng gọi là gì? Em hãy phát biểu định luật phản xạ ánh sáng.

Trả lời:

  • Hình của một vật quan sát được trong gương gọi là ảnh của vật tạo bởi gương.
  • Định luật phản xạ ánh sáng:

+ Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến vuông góc với gương ở điểm tới.

+ Góc phản xạ luôn luôn bằng góc tới.

Câu 4: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có mấy tính chất? kể ra?

Trả lời:

ảnh của vật tạo bởi gương phẳng có 3 tính chất:

  • ảnh ảo.
  • độ lớn của ảnh bằng độ lớn của vật.
  • khoảng cách từ vật tới gương bằng khoảng cách từ gương tới ảnh.

Câu 5: Em hãy trình bày tính chất của ảnh tạo bởi gương cầu lồi và gương cầu lõm.

Trả lời:

  • Ảnh của vật tạo bởi gường cầu lồi và gương cầu lõm đều là ảnh ảo.
  • Ảnh ảo của gương cầu lồi nhỏ hơn vật; còn ảnh ảo của gương cầu lõm lớn hơn vật.

Câu 6: Thế nào là nguồn âm? Cho ví dụ. Khi phát ra âm các nguồn âm có chung đặc điểm gì?

Trả lời:

  • Vật phát ra âm gọi là nguồn âm. Ví dụ như: Trống, đàn, kèn..
  • Khi phát ra âm các nguồn âm đều dao động.

Câu 7: Khi nào âm phát ra to, khi nào âm phát ra nhỏ?

Trả lời:

Am phát ra càng to khi biên độ dao động của nguồn âm càng lớn.

Âm phát ra càng nhỏ khi biên độ dao động của nguồn âm càng nhỏ.

Câu 8: Thế nào là biên độ dao động?

Trả lời:

Độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng của nó được gọi là biên độ dao động.

Câu 9: Âm truyền được trong các môi trường nào và không truyền trong môi trường nào? Em hãy cho biết vận tốc truyền âm trong các môi trường đó.

Trả lời:

  • Âm có thể truyền qua những môi trường như rắn, lỏng và không khí và không thể truyền qua môi trường chân không.
  • Vận tốc truyền âm trong các môi trường: không khí là 340 m/s; chất lỏng là 1500 m/s; của chất rắn là 6100 m/s.

Câu 10: Thế nào là âm phản xạ? Khi nào ta nghe được tiếng vang?

Trả lời:

  • Âm dội lại khi gặp một mặt chắn là âm phản xạ.
  • Ta nghe được tiếng vang khi âm phản xạ cách âm trực tiếp một khoảng thời gian ít nhất là 1/15 giây.

Câu 11: Em hãy cho biết vật phản xạ âm tốt và vật phản xạ âm kém là như thế nào?

Trả lời:

  • Những vật cứng có bề mặt nhẵn thì phản xạ âm tốt (hấp thụ âm kém)
  • Những vật mềm, xốp có bề mặt gồ ghề thì phản xạ âm kém.

Câu 12: Tiếng ồn như thế nào là tiếng ồn gây ô nhiễm?

Trả lời:

Tiếng ồn gây ô nhiễm là tiếng ồn to và kéo dài làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và hoạt động bình thường của con người.

Câu 13: Để chống ô nhiễm tiếng ồn ta cần có các biện pháp nào?

Trả lời:

Để chống ô nhiễm tiếng ồn cần làm giảm độ to của tiếng ồn phát ra. Bằng cách:

  • Ngăn chặn đường truyền âm.
  • Làm cho âm truyền theo hướng khác.

Câu 14: Em hãy tìm: 5 nguồn sáng tự nhiên; 5 nguồn sáng nhân tạo.

Trả lời:

Năm nguồn sáng tự nhiên là: Mặt Trời, ngôi sao, tia chớp, đom đóm, cục than hồng. Năm nguồn sáng nhân tạo là: đòn neon, hồ quang điện, màn hình vi tính, đèn pin, đèn tín hiệu giao thông.

Câu 15: Để chống ô nhiễm tiếng ồn ta cần làm gì? Nêu một phương án thí nghiệm chứng tỏ âm truyền được trong chất lỏng

Trả lời:

- Để chống ô nhiễm tiếng ồn ta cần: Giảm độ to của âm, ngăn chặn đường truyền âm, làm cho âm truyền theo hướng khác.

- Nêu phương án thí nghiệm chứng tỏ âm truyền dược trong chất lỏng: Đặt đồng hồ trong hộp kín thả lơ lửng trong nước, ta vẫn nghe tiếng đồng hồ chạy.

Câu 16: Để đo độ sâu của đáy biển người ta dùng máy phát siêu âm theo nguyên tắc: “ Tia siêu âm được phát thẳng đứng từ máy phát đặt trên tàu, khi gặp đáy biển sẽ phản xạ lại máy thu đặt liền với máy phát". Tính độ sâu của đáy biển, biết rằng máy thu nhận được âm phản xạ sau khi phát 6 giây và vận tốc siêu âm truyền trong nước biển là 1500m/s.

Trả lời:

Quãng đường siêu âm truyền trong nước biển trong 6s là:

S=v.t=1500.6=9000(m)

Vì siêu âm truyền cả đi lẫn về nên độ sâu biển là: H=S/2=4500(m)

C. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Âm thanh được tạo ra nhờ:

A. Nhiệt.

B. Điện.

C. Ánh sáng.

D. Dao động.

Câu 2: Tai ta nghe được tiếng vang khi nào?

A. Khi âm phát ra đến tai sau âm phản xạ.

B. Khi âm phát ra đến tai gần như cùng một lúc với âm phản xạ.

C. Khi âm phát ra đến tai trước âm phản xạ.

D. Cả 3 trường hợp trên đều nghe thấy tiếng vang.

Câu 3: Vật nào dưới đây phản xạ âm tốt?

A. Miếng xốp.

B. Tấm gỗ.

C. Mặt gương.

D. Đệm cao su.

Câu 4: Khi ta đang nghe đài thì:

A. Màng loa của đài bị nén.

B. Màng loa của đài bị bẹp.

C. Màng loa của đài bị dao động.

D. màng loa của đài bị căng ra.

Câu 5: Số dao động trong một giây gọi là:

A. Vận tốc của âm.

B. Tần số của âm.

C. Biên độ của âm.

D. Độ cao của âm.

Câu 6: Đơn vị của tần số là:

A. m/s

B. Hz (héc)

C. dB (đê xi ben)

D. s (giây)

Câu 7: Vật phản xạ tốt là những vật có bề mặt:

A. Phẳng và sáng.

B. Nhẵn và cứng.

C. Gồ ghề và mềm.

D. Mấp mô và cứng.

Câu 8: Âm phát ra càng to khi:

A. Nguồn âm có kích thước càng lớn.

B. Biên độ dao động của nguồn âm càng lớn.

C. Nguồn âm dao động càng nhanh.

D. Nguồn âm có khối lượng càng lớn.

Câu 9: Em đi xa dần khán đài có dàn nhạc đang biểu diễn tiếng nhạc mà em nghe được:

A. Càng kéo dài.

B. Có vận tốc càng giảm.

C. Càng nhỏ.

D. Có tần số càng giảm.

Câu 10: Hãy chọn câu đúng:

A. Âm không thể truyền qua nước.

B. Âm không thể phản xạ.

C. Âm truyền nhanh hơn ánh sáng.

D. Âm không thể truyền trong chân không.

Câu 11: Âm nào dưới đây gây ô nhiễm tiếng ồn?

A. Tiếng sấm rền.

B. Tiếng xình xịch của bánh tàu hoả đang chạy.

C. Tiếng sóng biển ầm ầm.

D. Tiếng máy móc làm việc phát ra to, kéo dài.

Câu 12: Vì sao nhờ có gương phản xạ đèn pin lại có thể chiếu ánh sáng đi xa?

A. Vì gương hắt ánh sáng trở lại. B. Vì gương cho ảnh ảo rõ hơn.

C. Vì đó là gương cầu lõm cho chùm phản xạ song song.

D. Vì nhờ có gương ta nhìn thấy những vật ở xa.

Câu 13. Khoảng cách từ một điểm sáng S Đến gương phẳng bằng : 1m.

Hỏi khoảng cách ảnh S’ của điểm sáng S đến gương phẳng bằng bao nhiêu?

A. 1m

B. 2m

C. 0,5m

D. 1,5m

Câu 14. Nếu nhìn vào gương , thấy ảnh ảo nhỏ hơn vật thì kết luận đó là:

A. Gương phẳng

B. Gương cầu lồi

C. A hoặc B

D. Gương cầu lõm

Câu 15. Âm thanh được tạo ra nhờ?

A. Điện.

B. Nhiệt.

C. Ánh sáng

D. Dao động

.........................

Ngoài Đề cương ôn thi học kì 1 môn Vật lý lớp 7, mời các bạn tải đề thi học kì 1 lớp 7 với đầy đủ các môn được cập nhật liên tục trên VnDoc để có sự chuẩn bị tốt cho kì thi học kì 1 lớp 7 sắp tới.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
37
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi học kì 1 lớp 7

    Xem thêm