Bộ đề thi học kì 1 Hoạt động trải nghiệm 7 năm học 2024 - 2025
Top 6 đề thi Hoạt động trải nghiệm 7 học kì 1 có đáp án
Bộ đề thi học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm 7 năm 2024 - 2025 bộ 3 sách mới: Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức, Cánh diều có đầy đủ đáp án cho các em tham khảo và luyện tập. Đây là tài liệu hay cho các em học sinh ôn luyện, chuẩn bị cho kì thi học kì 1 lớp 7 sắp tới. Đây cũng là tài liệu cho thầy cô tham khảo ra đề.
Lưu ý: Dưới đây là một số đề thi mẫu trong bộ đề, để xem toàn bộ 6 đề thi và đáp án, mời thầy cô và các em tải về trọn bộ.
Link tải chi tiết từng đề:
- Bộ đề thi học kì 1 Hoạt động trải nghiệm 7 Chân trời sáng tạo
- Đề kiểm tra học kì 1 Hoạt động trải nghiệm 7 Kết nối tri thức.
- Đề kiểm tra học kì 1 Hoạt động trải nghiệm 7 Cánh diều.
1. Đề thi học kì 1 HĐTN 7 Chân trời sáng tạo
Phần I: Trắc nghiệm (6,0 điểm)
Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất, sau đó ghi đáp án vào bài kiểm tra theo từng câu.
Câu 1: Những việc làm để giúp nhà cửa, lớp học gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ là?
A. Sắp xếp sách vở gọn gàng.
B. Gấp quần áo và đồ dùng gọn gàng.
C. Quét và lau nhà.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 2: Những khó khăn khi chúng ta sắp xếp nhà cửa, lớp học là?
A. Tạo không gian sống thoáng đãng, thoải mái.
B. Khó khăn trong việc di chuyển các đồ vật to, nặng.
C. Tiết kiệm thời gian tìm kiếm các đồ dùng cần thiết.
D. Giữ nhà cửa gọn gàng ngăn nắp giúp học tập, làm việc tại nhà hiệu quả hơn.
Câu 3: Thói quen bừa bộn, thiếu ngăn nắp bị ảnh hưởng như thế nào đến học tập và cuộc sống của mỗi người?
A. Mất nhiều thời gian cho việc tìm đồ, ảnh hưởng tới thời gian làm việc hữu ích.
B. Tiết kiệm được thời gian tìm kiếm đồ đạc cũng như thời gian dọn dẹp.
C. Không gian sống và học tập bừa bộn, gây mất thiện cảm với những người xung quanh.
D. Cả A, C đều đúng.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây là KHÔNG đúng về những việc làm tạo thói quen sạch sẽ?
A. Lau chùi bàn ghế, nhà cửa mỗi ngày.
B. Thực hiện thường xuyên những việc như thay, giặt quần áo, chăn màn thường xuyên sẽ tạo thói quen sạch sẽ.
C. Để bát đũa sử dụng xong từ trưa đến lúc xong bữa tối rửa một thể.
D. Rửa bát đũa, cốc chén sạch sẽ ngay sau khi sử dụng.
Câu 5: Thực hiện thường xuyên những việc làm nào sau để tạo thói quen ngăn lắp, gọn gàng?
A. Xếp các đồ dùng vào đúng vị trí và cất lại sau mỗi lần sử dụng.
B. Loại bớt những đồ dùng không cần thiết.
C. Sáng tạo thêm không gian lưu trữ mới.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 6: Hà luôn ăn vặt xong rồi nhét vỏ vào gầm bàn vì sợ bẩn cặp mình. Theo em đó có phải thói quen ngăn nắp, sạch sẽ không? Vì sao?
A. Phải, vì Hà đã giữ cho cặp của mình sạch sẽ.
B. Phải, vì bác lao công sẽ dọn bàn.
C. Không phải, vì Hà ích kỷ và đã làm bẩn môi trường lớp học.
D. Cả 3 ý trên.
Câu 7: Học sinh có thể rèn luyện tính chăm chỉ học tập bằng cách
A. đọc và tìm hiểu bài.
B. hoàn thành bài tập ngay sau giờ học.
C. luôn soạn bài các môn đầy đủ.
D. cả 3 đáp án trên.
Câu 8: Nhận xét nào sau đây là SAI về ảnh hưởng của tính kiên trì, chăm chỉ tới hiệu quả công việc?
A. Tính kiên trì, chăm chỉ giúp chúng ta tích lũy được nhiều kinh nghiệm có ích cho công việc sau này.
B. Tính kiên trì, chăm chỉ làm tốn thời gian của bản thân mà không hiệu quả.
C. Người có tính kiên trì, chăm chỉ sẽ nhận được sự đánh giá cao của lãnh đạo và đồng nghiệp.
D. Tính kiên trì, chăm chỉ giúp hoàn thành công việc nhanh chóng, đúng hạn, năng suất công việc cao.
Câu 9: Đâu là điểm hạn chế của học sinh trong học tập?
A. Làm bài tập về nhà đầy đủ.
B. Chú ý lắng nghe cô giảng bài.
C. Nghe cô giảng bài nhưng lại ngồi suy nghĩ về việc khác.
D. Cả 3 ý trên.
Câu 10: Nhận định nào sau đây là SAI?
A. Điểm mạnh của học sinh trong học tập có thể kể đến như sẵn sàng giúp đỡ mọi người.
B. Điểm mạnh của học sinh trong học tập có thể kể đến như tự tin trước đám đông.
C. Điểm mạnh của học sinh trong học tập có thể kể đến như chưa gọn gàng, ngăn nắp trong sinh hoạt.
D. Điểm mạnh của học sinh trong học tập có thể kể đến như vui vẻ, hòa đồng với mọi người.
Câu 11: Nhận ra điểm yếu của mình sẽ giúp ích điều gì?
A. Học cách cải thiện, thay đổi điểm yếu.
B. Ỷ lại vào điểm yếu để cho phép bản thân phạm lỗi.
C. Để cảm thấy xấu hổ, tự ti.
D. Cả 3 ý trên.
Câu 12: Trong giờ trả bài kiểm tra, trước khi phát bài cho các bạn cô giáo thường sẽ đọc và sửa lỗi cho từng bạn. Hùng cảm thấy không hài lòng khi cô làm như vậy vì bạn không muốn biết lỗi sai của mình. Theo em, hành động đó thể hiện điều gì?
A. Không biết rút kinh nghiệm.
B. Tự ái vì điểm yếu của mình.
C. Không biết đánh giá điểm yếu của mình.
D. Cả 3 ý trên.
Câu 13: Hoạt động gia đình có tác dụng gì?
A. Gắn kết các thành viên trong gia đình.
B. Chia rẽ các thành viên trong gia đình.
C. Rèn luyện kỹ năng mềm.
D. A và C đúng.
Câu 14: Làm cách nào để tuyên truyền các bạn cùng lao động tại nhà?
A. Làm clip chia sẻ.
B. Thực hiện thi đua làm việc nhà.
C. Tuyên truyền tác dụng của lao động tại nhà.
D. Cả 3 ý trên.
Câu 15: Chọn phát biểu đúng nhất?
A. Chăm sóc người thân khi ốm, mệt là nghĩa vụ của mỗi người.
B. Chăm sóc người thân khi ốm, mệt cần theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
C. Chăm sóc người thân khi ốm, mệt là không cần thiết.
D. Cả 3 ý trên.
Câu 16: Hôm nay mẹ đi chợ về bị say nắng, em sẽ làm gì với trường hợp này?
A. Em dìu mẹ vào nghỉ và lấy nước mát cho mẹ.
B. Em vẫn làm việc của mình mà không quan tâm.
C. Em bảo mẹ đi tắm cho mát.
D. Cả 3 ý trên.
Câu 17: Bố mẹ Hồng đi công tác, Hồng ở nhà với em nhỏ. Khi đang ngồi chơi cùng em hồng phát hiện em có hiện tượng nóng, sốt. Nếu là Hồng trong trường hợp này, em sẽ làm gì?
A. Gọi tới cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ.
B. Cầu cứu sự trợ giúp từ các thành viên khác trong gia đình hoặc hàng xóm.
C. Chờ bố mẹ về giải quyết.
D. A và B đúng.
Câu 18: Cách chọn công việc lao động tại nhà KHÔNG hợp lí là
A. công việc phù hợp khả năng.
B. công việc mà mình thích.
C. công việc không ảnh hưởng tới việc học.
D. công việc đảm bảo an toàn.
Câu 19: Những việc làm mà em có thể thực hiện để hợp tác với bạn là?
A. Cùng nhau bàn bạc, trao đổi ý kiến.
B. Sẵn sàng làm giúp công việc của bạn khi bạn có lí do chính đáng: ốm, có việc đột xuất.
C. Hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 20: Khi phải làm bài tập nhóm thì KHÔNG có các cách thức hợp tác nào?
A. Trao đổi về yêu cầu học tập và thống nhất cách thức thực hiện.
B. Phân công nhiệm vụ phù hợp cho từng thành viên.
C. Giữ và sử dụng tài liệu của cá nhân.
D. Chia sẻ thông tin, tài liệu với các bạn.
Câu 21: Nhận định nào dưới đây là SAI về cách hợp tác với bạn bè?
A. Để hợp tác với bạn bè, chúng ta có thể xây dựng kế hoạch và phân công nhiệm vụ với các bạn.
B. Để hợp tác với bạn bè, chúng ta phải chơi thân và nghe lời bạn.
C. Để hợp tác với bạn bè, chúng ta có thể lắng nghe hướng dẫn của thầy cô.
D. Để hợp tác với bạn bè, chúng ta có thể chủ động xin ý kiến của thầy cô khi gặp khó khăn.
Câu 22: Ý nào sau đây thể hiện về vai trò của hợp tác?
A. Tạo các mối quan hệ.
B. Thể hiện sự độc lập.
C. Giúp các em phát triển mối quan hệ bạn bè hòa đồng và thực hiện những nhiệm vụ chung hiệu quả.
D. Cả ba đáp án trên đều đúng.
Câu 23: Cô giáo chia lớp thành các nhóm, giao cho mỗi nhóm một dự án học tập và báo cáo kết quả sau 1 tuần. Trong nhóm em, một số bạn muốn hoàn thành dự án mà không cần sự tham gia của các bạn khác. Em nên làm gì để thể hiện tinh thần hòa đồng và hợp tác?
A. Khuyên các bạn nên có sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong công việc chung.
B. Nêu lợi ích của tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau.
C. Khuyên bạn nên tham gia cùng nhóm.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 24: Khi không hợp tác với bạn bè thì mang lại cho em điều gì?
A. Bạn bè sẽ hòa đồng hơn vì không sảy ra mâu thuẫn.
B. Thực hiện nhiệm vụ hiệu quả hơn vì ít ý kiến trái chiều.
C. Cảm giác cô đơn, lạc lõng, làm việc không hiệu quả.
D. Cả A và B đều đúng.
Phần II. Tự luận (4,0 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Em hãy chỉ ra những hành vi thể hiện sự hợp tác với thầy cô.
Câu 2 (2 điểm): Em đã ứng xử như thế nào với những lời góp ý của bố mẹ. Em có cảm xúc gì sau khi trao đổi, tiếp thu những góp ý đó?
Đáp án đề kiểm tra cuối kì 1 HĐTN 7 CTST
Phần I. Trắc nghiệm (6.0 điểm). Mỗi câu đúng được 0,25 điểm.
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
Đáp án | D | B | D | C | D | C | D | B | C | C | A | D |
Câu | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 |
Đáp án | D | D | B | A | D | B | D | C | B | C | D | C |
Phần II. Tự luận (4,0 điểm).
Câu 1. (2,0 điểm)
Học sinh nêu được ít nhất 4 việc. (Mỗi việc tương ứng 0,5 điểm)
- Dơ tay phát biểu xây dựng bài.
- Trật tự lắng nghe thầy/cô giảng bài.
- Nghiêm túc trong kiểm tra.
- Tham gia biểu diễn văn nghệ với thầy/cô giáo.
Câu 2. (2,0 điểm)
Học sinh nêu được ít nhất 03 cách ứng xử. (Mỗi việc tương ứng 0,5 điểm)
- Lắng nghe và nhận lỗi với lời nói thể hiện thái độ lễ phép, đúng mực.
- Giải thích, chia sẻ ý kiến của mình để bố mẹ hiểu khi bố mẹ đã bình tĩnh.
- Suy nghĩ tích cực về những lời góp ý của bố mẹ và cảm thông với thái độ gay gắt của bố mẹ.
Học sinh bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc sau khi trao đổi, tiếp thu những góp ý đó. (0,5 điểm)
- Cảm thấy thoải mái trong tư tưởng và suy nghĩ.
- Nhận thức đúng đắn và trưởng thành hơn qua những lời góp ý tích cực.
- Yêu quý và gần gũi với bố mẹ hơn.
Ma trận đề kiểm tra học kì 1 HĐTN 7 CTST
Chủ đề | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||
Tự luận | Trắc nghiệm | Tự luận | Trắc nghiệm | Tự luận | Trắc nghiệm | Tự luận | Trắc nghiệm | Tự luận | Trắc nghiệm | ||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
1. Rèn luyện thói quen | 4 | 2 | 6 | 1,5 | |||||||
2. Rèn luyện sự kiên trì và chăm chỉ | 4 | 2 | 6 | 1,5 | |||||||
3. Hợp tác thực hiện nhiệm vụ chung | 3 | 1 | 2 | 1 | 1 | 6 | 3,5 | ||||
4. Chia sẻ trách nhiệm trong gia đình | 3 | 2 | 1 | 1 | 1 | 6 | 3,5 | ||||
Số câu | 14 | 8 | 2 | 2 | 24 | 10 | |||||
Điểm số | 3,5 | 2 | 2 | 2 | 0,5 | 4 | 6 |
2. Đề thi học kì 1 HĐTN 7 Kết nối tri thức
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
Khoanh tròn vào phương án trả lời đúng nhất
Câu 1: Em đã làm thế nào để xác định được điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân?
A. Điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân là những điểm có sẵn ở mỗi người nên em không cần làm gì cũng xác định được.
B. Luôn cho mình là đúng trong mọi trường hợp, không lắng nghe mọi ý kiến góp ý của người xung quanh.
C. Tích cực tham gia các hoạt động để bộc lộ điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân. Lắng nghe nhận xét, đánh giá những người xung quanh.
D. Luôn cho mình là giỏi, là trung tâm không quan tâm đến ý kiến góp ý của bạn bè, người khác.
Câu 2: Em đã phát triển mối quan hệ hòa đồng với thầy cô và các bạn bằng cách nào?
A. Cởi mở tâm sự, chia sẻ với thầy cô về những khó khăn của bản thân.
B. Giữ khoảng cách nhất định với mọi người và không làm phiền thầy cô.
C. Không chia sẻ với bạn , thầy cô và người xung quanh.
D. Chỉ chia sẻ, nói chuyện với những bạn chơi thân trong lớp.
Câu 3: Khi xuất hiện cảm xúc tiêu cực, em giải tỏa cảm xúc đó bằng cách nào?
A. Để cảm xúc tiêu cực bộc lộ một cách tự nhiên, không cần giải tỏa.
B. Tâm sự, chia sẻ với bạn bè, người thân. Hít thở sâu hoặc đi dạo.
C. Quát hoặc nói thật to với người đối diện cho hả giận.
D. Giữ kín cảm xúc trong , không chia sẻ cùng ai, sống khép kín.
Câu 4: Em đã hợp tác với các bạn như thế nào khi giải quyết những nhiệm vụ chung?
A. Im lặng, không quan tâm đến việc, không cần trao đổi, chia sẻ với bất kì ai.
B. Chỉ quan tâm thực hiện công việc của mình, không quan tâm đến việc chung.
C. Im lặng hoặc lảng tránh khi có vấn đề phát sinh trong thực hiện các nhiệm vụ chung.
D. Cùng các bạn trao đổi, chia sẻ khi thực hiện nhiệm vụ chung. Tôn trọng, lắng nghe ý kiến của các bạn.
Câu 5: Khi chứng kiến hành động bạo lực, em cần làm gì?
A. Quay video clip để đăng lên mạng xã hội.
B. Lặng im không nói gì, tránh liên lụy sau này.
C. Gọi ngay đến số 111, người có trách nhiệm (thầy cô, cảnh sát, bảo vệ...)
D. Quay video clip để tố cáo hành động đó trên mạng.
Câu 6: Để rèn luyện thói quen ngăn nắp, sạch sẽ em cần làm gì?
A. Tiện đâu để đồ dùng ở đó, tới lúc cần mới tìm sau.
B. Khi nào thích thì em sắp xếp, lau dọn nhà .
C. Đồ dùng cá nhân không ngăn nắp, không đúng chỗ quy định.
D. Để đồ dùng cá nhân, sách vở ở những chỗ tiện sử dụng.
Câu 7: Khi gặp khó khăn trong học tập hoặc trong cuộc sống, em đã làm gì?
A. Tìm việc khác dễ hơn để làm (dễ làm, khó bỏ).
B. Xác định nguyên nhân tìm sự hỗ trợ từ thầy cô, bạn bè.
C. Bỏ qua khó khăn đó. tìm việc khác dễ hơn để làm (dễ làm, khó bỏ).
D. Cân nhắc xem có nên tiếp tục làm không vì sợ mất thời gian.
Câu 8: Em đã rèn luyện tính kiên trì, chăm chỉ trong lao động và cuộc sống hằng ngày như thế nào?
A. Không ngại khó, luôn cố gắng, hoàn thành công việc.
B. Chỉ tham gia làm việc nhà khi bố mẹ hay người lớn nhắc.
C. Chỉ làm những việc nhẹ nhàng khi có thời gian.
D. Việc khó thì bỏ, việc khó không bao giòa động đến.
Câu 9: Biện pháp nào không phù hợp để giải tỏa cảm xúc tiêu cực trong những biện pháp sau?
A. Hít thở thật sâu.
B. Tìm ai đó để gây gổ.
C. Nghe một bài hát mình yêu .
D. Đi đâu đó nơi có thể thư giãn.
Câu 10: Bạn Anh là một học sinh mới chuyển trường đến lớp 7B nên còn rất rụt rè và nhút nhát. Vậy nếu em là bạn của Anh em sẽ giúp bạn như thế nào để bạn tự tin hơn?
A. Tâm sự, gần gũi và cùng bạn tham gia các hoạt động chung.
B. Chê bai bạn, tìm cách kể xấu bạn với bàn bè và những người xung quanh.
C. Lôi kéo bạn khác cùng trêu bạn làm cho bạn cảm thấy bị cô lập.
D. Mặc kệ bạn, ai có thân người ấy lo.
Câu 11: Em đã kiểm soát việc chi tiêu và tiết kiệm tiền như thế nào?
A. Em chưa biết cách kiểm soát chi tiêu và tiết kiệm tiền.
B. Có tiền đến đâu thì tiêu đến đó, tiêu hết ngay cũng không vấn đề gì.
C. Không tiêu tiền khi không cần thiết. Lập kế hoạch chi tiêu cá nhân.
D. Gặp thứ mình thích, nếu có tiền là em mua luôn, không cần cân nhắc.
Câu 12: Em đã rèn luyện tính kiên trì, chăm chỉ trong học tập như thế nào?
A. Khi gặp bài tập khó em nhờ anh chị, người thân làm giúp.
B. Chỉ học khi lên bảng trả lời lấy điểm.
C. Chỉ học bài và làm bài tập đầy đủ trước khi kiểm tra.
D. Đi học chuyên cần. Học bài và làm bài tập đầy đủ.
II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1. (1,5 điểm)
Giới thiệu vài nét nổi bật, tự hào của trường mình (Tên trường, cảnh quan, các hoạt động mà trường tổ chức...). Nêu bốn việc em đã làm để góp phần phát huy truyền thống nhà trường?.
Câu 2. (3 điểm)
Nêu hai điểm mạnh, hai điểm hạn chế của bản thân và biện pháp em đã thực hiện để khắc phục điểm một hạn chế đó?.
Câu 3. (2,5 điểm)
Trình bày cách thức em đã thực hiện để vượt qua một khó khăn cụ thể trong học tập hoặc trong cuộc sống. Nêu cảm xúc của em khi vượt qua được khó khăn đó?.
Đáp án đề thi học kì 1 HĐTN 7 KNTT
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM.(3 điểm)- Mỗi ý đúng 0,25 điểm.
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
Đáp án | C | A | B | D | C | D | B | A | B | A | C | D |
II. PHẦN TỰ LUẬN.(7 điểm)
Câu | Hướng dẫn chấm | Điểm |
Câu 1 | - Học sinh có thể nêu: Tên trường TH-THCS Ninh Thuận, khuân viên trường luôn sạch đẹp, hàng năm có nhiều HS giỏi cấp huyện, chào mừng các ngày lễ lớn trường luôn tổ chức các hoạt động VH-VN, thường xuyên tổ chức các hoạt động quyên góp, thiện nguyện..... - Nêu được 4 việc trong các gợi ý sau: + Chăm chỉ học tập. + Chấp hành tốt các nội quy của nhà trường, lớp. + Tích cực tham gia các hoạt động. + Tuyên truyền để các bạn khác cùng thực hiện ... + Thực hiện tốt năm điều Bác Hồ dạy.... | (1,5 điểm) 0,75 0,75 |
Câu 2 | -- Nêu được ít nhất hai điểm mạnh: (VD: Tự tin, có khả năng giao tiếp, chơi thể thao tốt.... học tốt môn học nào đó, biết nấu cơm, làm việc nhà giúp gia đình ...) - Nêu được ít nhất hai điểm yếu: (VD: Rụt rè, luộm thuộm, không biết chơi thể thao .... học yếu môn học nào đó, không làm việc nhà giúp gia đình ...) - Nêu được ít nhất hai biện pháp để khắc phục điểm hạn chế của bản thân. (VD: Thường xuyên tự học, luôn cố gắng nỗ lực để làm tốt hơn nhằm khắc phục hạn chế, dành nhiều thời gian hơn cho môn học mình còn yếu...) | (3 điểm) 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 |
Câu 3 | HS trình bày được 1 khó khăn của mình và biện pháp vượt qua khó khăn đó. VD: Khó khăn khi học tiếng Anh. Biện pháp vượt qua: - Chăm chỉ học từ vựng về tiếng Anh. - Sử dụng từ điển để tra những từ khó. - Luyện phát âm từ vựng và các hội thoại hàng ngày. - Trau dồi khả năng nghe và từ vựng thông qua những bài hát tiếng anh, phim hoạt hình bằng tiếng anh có phụ đề. VD: Khó khăn khi tiếp thu các bài học mới. Biện pháp vượt qua: - Chuẩn bị bài trước khi đến lớp. - Tham khảo các bạn khác hoặc học nhóm để trao đổi bài kỹ hơn. - Hỏi thầy cô giáo khi không hiểu bài học hoặc những kiến thức khó hiểu - Tra cứu trên mạng internet để mở rộng thêm kiến thức xung quanh. * Nêu được cảm xúc của bản thân khi vượt qua được khó khăn: Lúc đó em cảm thấy rất vui, hạnh phúc và sung sướng, thấy mình tự tin hơn... | (2,5 điểm) 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 |
3. Đề thi cuối kì 1 Hoạt động trải nghiệm 7 CD
I. Trắc nghiệm: (6.0 điểm)
Khoanh tròn vào phương án trả lời đúng nhất
Câu 1: Em đã phát triển mối quan hệ hòa đồng với thầy cô và các bạn bằng cách nào?
A. Cùng học, cùng tham gia các hoạt động với các bạn. Cởi mở tâm sự, chia sẻ với thầy cô về những khó khăn của bản thân.
B. Giữ khoảng cách nhất định và không làm phiền thầy cô.
C. Không chia sẻ với bạn bè.
D. Chỉ chia sẻ, nói chuyện với những bạn chơi thân trong lớp.
Câu 2: Em đã hợp tác với các bạn như thế nào khi giải quyết những nhiệm vụ chung?
A. Im lặng, không quan tâm đến việc chung.
B. Cùng các bạn trao đổi, chia sẻ khi thực hiện nhiệm vụ chung. Tôn trọng, lắng nghe ý kiến của các bạn và tin tưởng lẫn nhau.
C. Chỉ quan tâm thực hiện công việc của mình, không quan tâm đến việc chung.
D. Im lặng hoặc lảng tránh khi có vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ chung.
Câu 3: Em đã làm thế nào để xác định được điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân?
A. Điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân là những điểm có sẵn ở mỗi người nên em không cần làm gì cũng xác định được.
B. Luôn cho mình là đúng.
C. Tích cực tham gia các hoạt động để bộc lộ điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân. Lắng nghe nhận xét, đánh giá của các bạn và những người xung quanh.
D. Luôn cho mình là giỏi.
Câu 4: Khi xuất hiện cảm xúc tiêu cực, em giải tỏa cảm xúc đó bằng cách nào?
A. Để cảm xúc tiêu cực bộc lộ một cách tự nhiên, không cần giải tỏa.
B. Giữ kín cảm xúc trong lòng.
C. Quát hoặc nói thật to với người đối diện cho hả giận.
D. Tâm sự, chia sẻ với bạn bè, người thân. Hít thở sâu hoặc đi dạo
Câu 5: Khi gặp khó khăn trong học tập hoặc trong cuộc sống, em đã làm gì?
A. Xác định nguyên nhân và tìm cách khắc phục. Tìm sự hỗ trợ từ thầy cô, bạn bè hoặc người thân để vượt qua khó khăn.
B. Cân nhắc xem có nên tiếp tục làm không vì sợ mất thời gian.
C. Tìm việc khác dễ hơn để làm (dễ làm, khó bỏ).
D. Bỏ qua khó khăn đó. tìm việc khác dễ hơn để làm (dễ làm, khó bỏ).
Câu 6: Khi chứng kiến hành động bạo lực, em cần làm gì?
A. Gọi ngay đến số 111, người có trách nhiệm (thầy cô, cảnh sát, bảo vệ...)
B. Lặng im.
C. Quay video clip
D. Quay video clip để tố cáo hành động đó trên mạng.
Câu 7: Để rèn luyện thói quen ngăn nắp, sạch sẽ em cần làm gì?
A. Để đồ dùng cá nhân, sách vở ở những chỗ tiện sử dụng.
B. Khi nào thích thì em sắp xếp, lau dọn nhà cửa
C. Thường xuyên sắp xếp sách vở, đồ dùng cá nhân ngăn nắp, gọn gàng, đúng chỗ quy định.
D. Tiện đâu để đồ dùng ở đó.
Câu 8: Em đã rèn luyện tính kiên trì, chăm chỉ trong học tập như thế nào?
A. Khi gặp bài tập khó em nhờ anh chị, người thân làm giúp.
B. Chỉ học khi lên bảng trả lời lấy điểm.
C. Chỉ học bài và làm bài tập đầy đủ trước khi kiểm tra.
D. Đi học chuyên cần. Học bài và làm bài tập đầy đủ.
Câu 9: Em đã rèn luyện tính kiên trì, chăm chỉ trong lao động và cuộc sống hằng ngày như thế nào?
A. Chỉ tham gia làm việc nhà khi bố mẹ nhắc.
B. Không ngại làm những việc khó. Luôn cố gắng, kiên trì hoàn thành công việc
C. Chỉ làm những việc nhẹ nhàng khi có thời gian.
D. Việc khó thì bỏ lại.
Câu 10: Em đã kiểm soát việc chi tiêu và tiết kiệm tiền như thế nào?
A. Em chưa biết cách kiểm soát chi tiêu và tiết kiệm tiền.
B. Không tiêu tiền vào những việc không cần thiết. Lập và thực hiện kế hoạch chi tiêu cá nhân
C. Có tiền đến đâu thì tiêu đến đó.
D. Gặp thứ mình thích, nếu có tiền là em mua luôn, không cần cân nhắc.
Câu 11: Bạn Anh là một học sinh mới chuyển trường đến lớp 7B nên còn rất rụt rè và nhút nhát. Vậy nếu em là bạn của Anh em sẽ giúp bạn như thế nào để bạn tự tin hơn?
A. Chê bai bạn, kể xấu bạn.
B. Lôi kéo bạn khác cùng trêu bạn.
C. Tâm sự, gần gũi và rủ bạn tham gia vào các hoạt động chung cùng với mình.
D. Mặc kệ bạn, ai có thân người ấy lo.
Câu 12: Biện pháp nào không phù hợp để giải tỏa cảm xúc tiêu cực trong những biện pháp sau?
A. Đi dạo
B. Hít thở sâu
C. Tìm ai đó để gây sự
D. Nghe một bài hát mình yêu thích
II. Tự luận: (4.0 điểm)
Câu 13: (2.0 điểm): Nêu những việc em đã làm để góp phần phát huy truyền thống nhà trường.
Câu 14: (2.0 điểm): Em đã làm thế nào để rèn luyện thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ? Nêu cảm nhận của em khi rèn luyện được những thói quen tích cực đó.
Đáp án đề thi học kì 1 Hoạt động trải nghiệm 7 Cánh diều
Phần I. Trắc nghiệm: (6.0 đ) : Mỗi câu đúng (0.5 điểm)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
Đáp án | A | B | C | D | A | A | D | D | B | B | C | C |
Phần II: (4.0đ) Tự luận
Yêu cầu cần đạt |
Câu 13: HS nêu ít nhất 3 việc đã làm để góp phần phát huy truyền thống nhà trường. HS có thể nêu theo suy nghĩ của mình. (2.0đ) *Ví dụ: - Tham gia các hội thi, hội diễn theo chủ đề. - Tham gia vào các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo chủ đề. - Tham gia vào khóa học giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh như: Ứng xử văn hóa, thân thiện, lành mạnh, chủ động học tập, nghiên cứu khoa học, thường xuyên đọc sách, trau dồi kiến thức …… |
Câu 14: HS kể những việc em đã làm để rèn luyện thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ của bản thân. (1.0đ) * Ví dụ: - Dọn dẹp nhà cửa hằng ngày. - Rửa dọn bát đĩa sau mỗi bữa ăn. - Cất đồ đạc vào đúng vị trí sau khi sử dụng…. - HS tự cảm nhận |
...........................