Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề cương ôn tập học kì 1 GDCD 7 năm học 2024 - 2025

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 7 bộ 3 sách: Cánh diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho thầy cô trong quá trình giảng dạy, ôn luyện kiến thức đã học cho các em đồng thời cũng giúp học sinh lên kế hoạch ôn tập, làm quen nhiều dạng đề thi cuối học kì 1 lớp 7. Mời thầy cô và các em tham khảo tải về tham khảo chi tiết.

1. Đề cương ôn tập học kì 1 GDCD 7 Cánh diều

I. Giới hạn nội dung ôn thi học kì 1 GDCD 7

Nắm được các kiến thức trọng tâm các bài:

  • Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương
  • Bài 2: Bảo tồn di sản văn hóa
  • Bài 3: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ
  • Bài 4: Học tập tự giác, tích cực
  • Bài 5: Giữ chữ tín
  • Bài 6: Quản lí tiền

II. Kiến thức lý thuyết trọng tâm

1.Tự hào về truyền thống quê hương

- Truyền thống quê hương là những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miề địa phương được hình thành và khẳng định qua thời gian, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

- Những truyền thống tốt đẹp của quê hương như: yêu nước, đoàn kết, kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm; cần cù, sáng tạo trọng lao động; tôn sư trọng đạo, hiếu học, hiếu thảo; các lễ hội văn hóa truyền thống, những loại hình nghệ thuật dân gian, nghề truyền thống... được biểu hiện cụ thể ở mỗi vùng miền địa phương.

- Để giữ gìn truyền thống tốt đẹp của quê hương, mỗi người cần:

+ Siêng năng, kiên trì học tập và rèn luyện, đoàn kết giúp đỡ nhau, chủ động và tích cực tham gia các hoạt động của cộng đồng, góp phần vào sự phát triển của quê hương.

+ Phê phán những hành động làm tổn hại đến truyền thống tốt đẹp của quê hương.

2. Bảo tồn di sản văn hóa

- Di sản văn hóa là những sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.

- Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể.

+ Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

+ Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác.

- Di sản văn hóa là tài sản, niềm tự hào của dân tộc, thể hiện lịch sử sự sáng tạo và bản sắc dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, làm cơ sở cho thế hệ sau phát huy và phát triển.

- Di sản văn hóa góp phần phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, làm phong phú kho tàng di sản văn hóa nhân loại.

*Quyền và nghĩa vụ của tổ chức cá nhân đối với việc bảo vệ di sản văn hóa:

- Tôn trọng, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

- Thông báo kịp thời địa điểm phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh; giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất.

- Ngăn chặn hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ngăn chặn, xử lí kịp thời khi thấy có những hành vi làm sai lệch, phá hoại, chiếm đoạt, sử dụng trái phép di sản văn hóa; hoặc thấy di sản văn hóa có nguy cơ bị làm sai lệch giá trị, bị hủy hoại, bị mất.

- Thực hiện các biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

- Chuyển giao di sản văn hóa cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp không có đủ điều kiện và khả năng bảo vệ và phát huy giá trị.

3. Quan tâm, cảm thông và chia sẻ

- Quan tâm là thường xuyên chú ý đến mọi người và sự việc xung quanh; cảm thông là đặt mình vào vị trí người khác để hiểu được cảm xúc của người đó; chia sẻ là sự cho đi hay giúp đỡ người khác lúc khó khăn, hoạn nạn theo khả năng cua mình

- Quan tâm cảm thông, chia sẻ được biểu hiện thông qua các hành vi, việc làm cụ thể như an ủi, động viên, hỏi thăm, lắng nghe; giúp đỡ khi khó khăn, hoạn nạn; tham gia các hoạt động thiện nguyện trong nhà trường và ngoài xã hội;...

- Quan tâm, cảm thông và chia sẻ giúp con người gần gũi gắn bó; có thêm sức mạn để vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống.

- Người biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ được mọi người yêu quý, tôn trọng.

- Để quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác, mỗi người cần;

+ Khích lệ, động viên bạn bè quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác.

+ Phê phán thói ích kỉ, thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác.

4. Học tập tự giác, tích cực

- Biểu hiện của học tập tự giác, tích cực:

+ Có mục tiêu học tập rõ ràng;

+ Chủ động lập kế hoạch học tập để đạt được mục tiêu đã đặt ra;

+ Hoàn thành nhiệm vụ học tập và không cần ai nhắc nhở;

+ Luôn cố gắng vượt khó, kiên trì học tập;

+ Có phương pháp học tập chủ động;

+ Biết vận dụng điều đã học vào cuộc sống.

- Tự giác, tích cực trong học tập giúp chúng ta:

+ Chủ động, sáng tạo và không ngừng tiến bộ trong học tập;

+ Đạt được kết quả và mục tiêu học tập đã đề ra;

+ Được mọi người tin tương, tôn trọng và quý mến.

5. Giữ chữ tín

- Chữ tín là niềm tin của con người đối với nhau.

- Giữ chữ tín là giữ niềm tin của người khác đối với mình.

- Biểu hiện của giữ chữ tín:

+ Thực hiện lời hứa;

+ Nói đi đôi với làm;

+ Đúng hẹn;

+ Hoàn thành nhiệm vụ được giao;

+ Giữ được niềm tin với người khác.

- Giữ chữ tín sẽ giúp cho chúng ta mang đến niềm tin và hi vọng cho mọi người, được mọi người tin tưởng và tôn trọng, góp phần làm cho các mối quan hệ xã hội trở nên tốt đẹp hơn.

6. Quản lý tiền

- Quản lí tiền hiệu quả là sự dụng tiền một cách hợp lí nhằm đạt được mục tiêu như dự kiến.

- Quản lí tiền hiệu quả giúp mỗi người có thể cân bằng tài chính hiện tại; chủ động tiền bạc để thực hiện các dự định tương lại; đề phòng trường hợp bất trắc xảy ra và có thể giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn.

* Một số nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả;

- Xác định rõ mục tiêu quản lí tiền trên cơ sơ các khoản thu thực tế của bản thân.

- Tiết kiệm trước khi chi tiêu, tiết kiệm phải thường xuyên, đều đặn.

- Chỉ chi tiêu các khoản cần thiết, tránh lãng phí.

*Để tạo nguồn thu nhập, mỗi người có thể tìm cho mình một công việc phù hợp với độ tuổi, sở thích và điều kiện, để biết quý trọng đồng tiề của bản thân, gia đinh và xã hội.

III. Bài tập ôn tập

1. Trắc nghiệm

Câu 1. Những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miền, địa phương, được hình thành và khẳng định qua thời gian, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Nét đẹp bản địa.

B. Phong tục tập quán.

C. Truyền thống gia đình.

D. Truyền thống quê hương.

Đáp án: D

Giải thích: Những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miền, địa phương, được hình thành và khẳng định qua thời gian, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác là nội dung của khái niệm truyền thống quê hương.

Câu 2. Truyền thống quê hương là những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miền, địa phương, được hình thành và khẳng định qua

A. quan niệm.

B. định kiến.

C. thời gian.

D. lối sống.

Đáp án: C

Giải thích: Truyền thống quê hương là những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miền, địa phương, được hình thành và khẳng định qua thời gian được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Câu 3. Làm đá mĩ nghệ ở làng Non Nước là nét đẹp nghề truyền thống của tỉnh thành nào sau đây?

A. Đà Nẵng.

B. Ninh Bình.

C. Thái Bình.

D. Hưng Yên.

Đáp án: A

Giải thích: Làng điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước nằm ngay dưới chân dãy núi Ngũ Hành Sơn. Nơi đây cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 8 km và thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

Câu 4. Di sản văn hóa là những sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị về mặt

A. kinh tế, giáo dục, tôn giáo.

B. kinh tế, chính trị, xã hội.

C. lịch sử, văn hóa, khoa học.

D. văn hóa, chính trị, xã hội.

Đáp án: C

Giải thích: Di sản văn hóa là những sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.

Câu 5. Sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Di sản văn hóa vật thể.

B. Di sản văn hóa tập thể.

C. Di sản văn hóa phi vật thể.

D. Di sản văn hóa cộng đồng.

Đáp án: C

Giải thích: Di sản văn hoá vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

Câu 6. Sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hoá liên quan, có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Di sản văn hóa phi vật thể.

B. Di sản văn hóa cộng đồng.

C. Di sản văn hóa vật thể.

D. Di sản văn hóa tập thể.

Đáp án: A

Giải thích: Di sản văn hoá phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hoá liên quan, có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác.

Câu 7. Di sản văn hóa được phân chia thành hai loại hình đó là

A. di sản văn hóa vật chất và di sản văn hóa phi vật chất.

B. di sản văn hóa tập thể và di sản văn hóa công cộng.

C. di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa vật chất.

D. di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể.

Đáp án: D

Giải thích: Di sản văn hóa được phân chia thành hai loại hình đó là di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể.

Câu 8. Chia sẻ là sự cho đi hay giúp đỡ người khác lúc khó khăn, hoạn nạn theo

A. nhu cầu của mình.

B. khả năng của mình.

C. mong muốn của mình.

D. nguyện vọng của mình.

Đáp án: B

Giải thích: Chia sẻ là sự cho đi hay giúp đỡ người khác lúc khó khăn, hoạn nạn theo khả năng của mình.

Câu 9. Để cảm thông, quan tâm, chia sẻ với người khác mỗi chúng ta không nên làm điều gì sau đây?

A. Luôn đặt lợi ích của bản thân lên trên sau đó mới quan tâm người khác.

B. Phê phán thói thờ ơ, ích kỷ với những khó khăn của người khác.

C. Luôn mở lòng để trao những quan tâm, chia sẻ đến mọi người.

D. Khích lệ người khác biết quan tâm và chia sẻ.

Đáp án: A

Giải thích: Để cảm thông, quan tâm, chia sẻ với người khác mỗi chúng ta không nên đặt lợi ích của bản thân lên trên sau đó mới quan tâm người khác.

Câu 10. Sự cho đi hay giúp đỡ người khác lúc khó khăn, hoạn nạn theo khả năng của mình là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Cảm thông.

B. Đồng cảm.

C. Chia sẻ.

D. Quan tâm.

Đáp án: C

Giải thích: Chia sẻ là sự cho đi hay giúp đỡ người khác lúc khó khăn, hoạn nạn theo khả năng của mình.

Câu 11. Để cảm thông, quan tâm, chia sẻ với người khác mỗi chúng ta nên có biểu hiện nào sau đây?

A. Quan tâm người khác khi bản thân thấy có lợi.

B. Có lối sống ích kỷ, nhỏ nhen trước mọi người.

C. Sẵn sàng cho đi khi người khác gặp khó khăn, mất mát.

D. Sống khép mình, không quan tâm đến mối quan hệ xung quanh.

Đáp án: C

Giải thích: Để cảm thông, quan tâm, chia sẻ với người khác mỗi chúng ta nên sẵn sàng cho đi khi người khác gặp khó khăn, mất mát.

Câu 12. Tự giác, tích cực trong học tập mang lại ý nghĩa nào sau đây?

A. Bị mọi người xa lánh.

B. Chúng ta luôn phải chịu thiệt thòi.

C. Giúp chúng ta đạt được mọi mục đích.

D. Giúp chúng ta đạt được mục tiêu đã đề ra.

Đáp án: D

Giải thích: Tự giác, tích cực trong học tập giúp chúng ta chủ động, sáng tạo và không ngừng tiến bộ trong học tập; đạt được kết quả và mục tiêu học tập đã đề ra; được mọi người tin tưởng, tôn trọng và quý mến.

Câu 13. Để rèn luyện tính tự giác, chủ động trong học tập, mỗi học sinh nên

A. luôn mong sự giúp đỡ từ người khác.

B. dễ dàng từ bỏ khi gặp một vấn đề khó.

C. bỏ bê công việc học để chơi game.

D. tích cực học hỏi qua những người xung quanh.

Đáp án: D

Giải thích: Để rèn luyện tính tự giác, chủ động trong học tập, mỗi học sinh nên tích cực học hỏi qua những người xung quanh.

Câu 14. Biểu hiện của ai dưới đây thể hiện tự giác, tích cực trong học tập?

A. P thường xuyên đi học muộn vì ngủ nướng.

B. Trong giờ học K luôn mất tập trung và nói chuyện riêng.

C. Bạn H thường tìm các các bài toán hay trên mạng để tự giải.

D. Mỗi khi không làm được bài tập T thường mượn vở bạn để chép.

Đáp án: C

Giải thích: H thường tìm các các bài toán hay trên mạng để tự giải là một biểu hiện của tự giác, tích cực trong học tập.

Câu 15. Phương án nào dưới đây là biểu hiện trái với giữ chữ tín?

A. Nói và làm luôn đi đôi với nhau.

B. Hứa nhưng không thực hiện lời hứa.

C. Quyết tâm làm xong nhiệm vụ được giao.

D. Đến hẹn đúng giờ, không để người khác chờ.

Đáp án: B

Giải thích: Hứa nhưng không thực hiện lời hứa là biểu hiện trái với giữ chữ tín.

Câu 16. Câu thành ngữ, tục ngữ nào sau đây bàn về vấn đề giữ chữ tín?

A. Một lần bất tín, vạn lần bất tin.

B. Nhất bên trọng nhất bên khinh.

C. Có công mài sắt có ngày nên kim.

D. Thương người như thể thương thân.

Đáp án: A

Giải thích: “ Một lần bất tín, vạn lần bất tin” bàn về vấn đề giữ chữ tín, muốn nhắc nhở chúng ta nên biết giữ lời hứa vì một lần không giữ lời hứa sẽ đánh mất đi lòng tin của người khác về mình.

Câu 17. Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về vấn đề quản lí tiền hiệu quả?

A. Muốn có thêm thu nhập thì chúng ta cần phải lao động.

B. Những nhà giàu thì không cần lao động, chỉ cần hưởng thụ.

C. Quản lý tiền hiệu quả giúp chúng ta có thêm một khoản tiền tiết kiệm.

D. Quản lý tiền hiệu quả giúp mỗi người có thể cân bằng tài chính hiện tại.

Đáp án: D

Giải thích: Quản lý tiền hiệu quả giúp mỗi người có thể cân bằng tài chính hiện tại là nhận định đúng khi bàn về vấn đề quản lí tiền hiệu quả.

Câu 18. Phương án nào sau đây không thuộc nội dung ý nghĩa của quản lí tiền hiệu quả?

A. Chủ động tiền bạc để thực hiện các dự định tương lai.

B. Giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn.

C. Nâng cao thu nhập hàng tháng.

D. Cân bằng tài chính hiện tại.

Đáp án: C

Giải thích: Nâng cao thu nhập hàng tháng không thuộc nội dung ý nghĩa của quản lí tiền hiệu quả.

Câu 19. Trường hợp nào sau đây biểu hiện của chi tiêu tiền hợp lí?

A. Anh M dùng tất cả số tiền mình có để đi bài bạc.

B. H tiết kiệm tiền bằng cách nuôi lợn đất mỗi ngày.

C. Chị K thường xuyên vay tiền của bạn để đi mua sắm.

D. Chị M đi shoping thường xuyên mặc dù không cần thiết.

Đáp án: B

Giải thích: H tiết kiệm tiền bằng cách nuôi lợn đất mỗi ngày là biểu hiện của chi tiêu tiền hợp lí.

Câu 20. Phương án nào sau đây không thuộc nội dung nguyên tắc quản lý tiền hiệu quả?

A. Chỉ chi tiêu các khoản cần thiết, tránh lãng phí, thừa thãi.

B. Sử dụng tất cả số tiền bản thân có để chi tiêu các khoản cần thiết.

C. Tiết kiệm trước khi chi tiêu tiết kiệm phải thường xuyên, đều đặn.

D. Xác định rõ mục tiêu quản lý tiền trên cơ sở các khoản thu thực tế của bản thân.

Đáp án: B

Giải thích: Sử dụng tất cả số tiền bản thân có để chi tiêu các khoản cần thiết không thuộc nội dung nguyên tắc quản lý tiền hiệu quả.

Câu 21. Anh P rất hào hứng khi nhận giấy báo tham gia nhập ngũ. Tuy nhiên ông S và bà K (là bố mẹ P) lại lo lắng con vào quân đội sẽ phải chịu khổ nên đã dùng một khoản tiền để đưa cho anh M (xã đội trưởng), với mục đích: nhờ anh M loại bỏ tên của P khỏi danh sách nhập ngũ. Anh M đã kiên quyết từ chối lời đề nghị này. Trong trường hợp trên, những ai vi phạm truyền thống yêu nước của dân tộc?

A. Anh P.

B. Anh M

C. Ông S và bà K.

D. Anh M và anh P.

Đáp án: C

Giải thích: Trong trường hợp này ông S và bà K vi phạm truyền thống yêu nước của dân tộc khi có hành vi chạy chọt để con không tham gia nghĩa vụ công dân của mình.

Câu 22. Chị T sau khi học đại học đã về quê để phát triển nghề làm nước mắm của quê hương, sau nhiều năm hãng nước mắm mà chị T phát triển đã được tiêu thụ nhiều nơi trên đất nước và giải quyết việc làm cho nhiều người dân. Trường hợp này cho thấy chị T là người

A. không biết bắt kịp kinh tế thời đại mới.

B. chưa có tầm nhìn xa về việc kinh doanh.

C. biết giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương.

D. không biết giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương.

Đáp án: C

Giải thích: Trường hợp này cho thấy chị T là người biết giữ gìn và phát huy truyền thống làm nước mắm của quê hương.

Tài liệu vẫn còn trong file tải

2. Đề cương ôn tập học kì 1 GDCD 7 Kết nối tri thức

A. TRỌNG TÂM

I. Kiến thức:

Ôn tập các nội dung:

1. Tự hào về truyền thống quê hương

· Nêu được một số truyền thống văn hoá của quê hương.

· Nêu được truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của quê hương.

· Phê phán những việc làm trái ngược với truyền thống tốt đẹp của quê hương.

· Xác định được những việc cần làm phù hợp với bản thân để giữ gìn phát huy truyền thống quê hương.

2. Quan tâm, cảm thông và chia sẻ

· Nêu được những biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác.

· Giải thích được vì sao mọi người phải quan tâm, cảm thông và chia sẻ với nhau.

· Đưa ra lời/cử chỉ động viên bạn bè quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác.

· Phê phán thói ích kỉ, thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác.

3. Học tập tự giác, tích cực

· Nêu được các biểu hiện của học tập tự giác, tích cực.

· Giải thích được vì sao phải học tập tự giác, tích cực.

· Góp ý, nhắc nhở những bạn chưa tự giác, tích cực học tập để khắc phục hạn chế này.

4. Giữ chữ tín

· Trình bày được chữ tín là gì.

· Nêu được biểu hiện của giữ chữ tín.

· Giải thích được vì sao phải giữ chữ tín.

· Phân biệt được hành vi giữ chữ tín và không giữ chữ tín.

· Phê phán những người không biết giữ chữ tín.

5. Bảo tồn di sản văn hoá

· Nêu được khái niệm di sản văn hoá.

· Liệt kê được một số loại di sản văn hoá của Việt Nam.

· Nêu được quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với việc bảo vệ di sản văn hoá.

· Liệt kê được các hành vi vi phạm pháp luật về bảo tồn di sản văn hoá và cách đấu tranh, ngăn chặn các hành vi đó.

· Giải thích được ý nghĩa của di sản văn hoá đối với con người và xã hội.

· Trình bày được trách nhiệm của học sinh trong việc bảo tồn di sản văn hoá.

6. Ứng phó với tâm lí căng thẳng

· Nêu được các tình huống thường gây căng thẳng.

· Nêu được biểu hiện của cơ thể khi bị căng thẳng.

· Xác định được nguyên nhân và ảnh hưởng của căng thẳng

· Dự kiến được cách ứng phó tích cực khi căng thẳng.

· Xác định được một cách ứng phó tích cực khi căng thẳng.

· Thực hành được một số cách ứng phó tích cực khi căng thẳng.

2. Bài tập ôn tập

Câu 1: Di sản văn hóa là gì?

A. Là kết tinh từ kinh nghiệm lao động sáng tạp mà ông cha ta đã dày công tạo dựng, là sự nhắc nhở con cháu về cội nguồn dân tộc.

B. Là những đức tính, tập quán, tư tưởng và lối sống được hình thành trong đời sống và được xã hội công nhận

C. Là sự sáng tạo trong mọi hoạt động để tạo ra các sản phẩm chứa đựng những giá trị tinh thần, văn hóa...

D. Là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.

Câu 2: Gần nhà K có một ngôi chùa cổ lâu đời, chùa có rất nhiều cổ vật có giá trị cao. Một lần khi đi học về muộn, K phát hiện một nhóm người lén lút trèo qua tường chùa ở một góc vắng. Theo em, K nên làm gì trong trường hợp này?

A. Mặc kệ đi về nhà vì đó không phải việc của mình.

B. Đi theo rình xem họ làm gì.

C. Nhanh chóng tìm người dân, bảo vệ ngôi chùa để báo cáo.

D. Xông vào đánh nhau nhóm người kia.

Câu 3: Đâu là di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam?

A. Quần thể danh thắng Tràng An.

B. Nhã nhạc cung đình Huế.

C. Nhạc tế lễ Tông miếu.

D. Chùa Hương.

Câu 4: Di sản văn hóa là những sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị về mặt

A. Lịch sử, văn hóa, khoa học.

B. Văn hóa, chính trị, xã hội.

C. Kinh tế, giáo dục, tôn giáo.

D. Kinh tế, chính trị, xã hội.

Câu 5: Quy định nào sau đây về nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ di sản văn hóa là đúng theo pháp luật hiện nay?

A. Không được phép sở hữu di sản văn hoá.

B. Thông báo kịp thời địa điểm phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh.

C. Không bắt buộc phải giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

D. Cả 2 phương án A, C đều đúng.

Câu 6: Những câu ca dao, tục ngữ nào nói về di sản văn hoá của Việt Nam?

A. Có công mài sắt, có ngày nên kim.

B. Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng Ba.

C. Bán anh em xa, mua láng giềng gần.

D. Ăn ngay nói thật, mọi tật mọi lành.

Câu 7: Có mấy loại di sản văn hóa?

A. 3.

B. 4.

C. 2.

D. 5.

Câu 8: Tính đến năm 2022, Việt Nam có bao nhiêu di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận?

A. 14.

B. 15.

C. 16.

D. 17.

Câu 9: Bảo tồn di sản văn hóa có ý nghĩa như thế nào đối với người dân địa phương và cả nước?

A. Mang lại thu nhập cho ngành du lịch địa phương nói riêng và cả nước nói chung

B. Thể hiện bản sắc và nét đẹp truyền thống của dân tộc, là niềm tự hào của người dân Việt Nam.

C. Lưu giữ tranh ảnh về di sản văn hoá ở địa phương

D. Cả 2 phương án A, B đều đúng.

Câu 10: Những sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác được gọi là gì?

A. Di vật, cổ vật

B. Bảo vật quốc gia.

C. Di sản văn hóa.

D. Di sản lịch sử.

Câu 11: Muốn giữ được lòng tin của mọi người đối với mình thì mỗi người cần phải làm gì?

A. Làm tốt chức trách, nhiệm vụ.

B. Giữ đúng lời hứa.

C. Đúng hẹn trong mối quan hệ của mình với mọi người xung quanh.

D. Cả A, B, C.

Câu 12: Bà P mở cửa hàng bán rau sạch bà quan niệm rằng mặc dù lãi ít nhưng bà thấy vui vì cung cấp rau sạch là niềm vui cho mọi người, bảo vệ sức khỏe mọi người. Nhiều lần bà C ngỏ lời bảo bà P nhập thêm rau Trung Quốc cho rẻ, mã đẹp và thu lợi nhuận cao nhưng bà nhất quyết không đồng ý. Việc làm đó của bà P thể hiện điều gì?

A. Bà P là người giữ lời hứa.

B. Bà P là người thật thà.

C. Bà P là người giữ chữ tín.

D. Bà P là người tốt bụng.

Câu 13: Coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và tin tưởng nhau được gọi là?

A. Liêm khiết.

B. Công bằng.

C. Lẽ phải.

D. Giữ chữ tín.

Câu 14: Theo em, học sinh muốn giữ chữ tín cần phải:

A. Phân biệt được đâu là hành vi giữa chữ tín và đâu là hành vi không giữ chữ tín.

B. Học tập và noi gương những người biết giữ chữ tín

C. Thật thà, trung thực và tôn trọng người khác.

D. Tất cả các ý trên

Câu 15: Giữ chữ tín sẽ nhận được điều gì điều gì?

A. Nhận được sự tin cậy, tín nhiệm của mọi người.

B. Giúp mọi người đoàn kết.

C. Giúp mọi người dễ dàng hợp tác với nhau.

D. Cả A, B, C.

Câu 16: Biểu hiện của giữ chữ tín là?

A. Giữ đúng lời hứa.

B. Không buôn bán hàng kém chất lượng.

C. Quyết tâm làm cho đến cùng.

D. Cả A, B, C.

Câu 17: Biểu hiện không có chữ tín là?

A. Hứa suông.

B. Buôn bán hàng giả thu lợi nhuận cao.

C. Nói một đằng làm một nẻo.

D. Cả A, B, C.

Câu 18: Làm thế nào để tích cực, tự giác?

A. Phải có kế hoạch học tập phù hợp.

B. Phải quyết tâm thực hiện kế hoạch đã định.

C. Tham gia đầy đủ các buổi học trên lớp.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 19: Nội dung nào dưới đây là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực?

A. Xác định đúng mục đích học tập.

B. Không làm bài tập khi ở nhà.

C. Đi học muộn.

D. Trốn học đi chơi.

Câu 20: Tích cực, tự giác là:

A. Chủ động có trách nhiệm, hăng say trong công việc.

B. Thích thì làm, không thích thì nghỉ.

C. Chỉ làm khi có người giám sát.

D. Lười biếng, đùn đẩy việc cho người khác.

Câu 21: Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội là:

A. Tích cực dọn vệ sinh nơi công cộng.

B. Trời mưa nhỏ nên không tham gia lễ phát động trồng cây gây rừng.

C. Viện lí do ốm để không tham gia buổi vận động tình nguyện của câu lạc bộ.

D. Thường xuyên trốn tham gia các buổi tổng vệ sinh khu dân cư ở địa phương.

Câu 22: Nhận định nào dưới đây không đúng khi bàn về tự giác, tích cực trong học tập?

A. Người tự giác, tích cực thường sẽ thành công trong cuộc sống.

B. Tự giác, tích cực trong học tập giúp chúng ta chủ động, sáng tạo.

C. Tự giác, tích cực trong học tập giúp chúng ta không ngừng tiến bộ.

D. Chỉ những người yếu kém mới cần tích cực, tự giác trong công việc.

Câu 23: Người biết quan tâm, cảm thông, chia sẻ là những người

A. Luôn đặt lợi ích của bản thân lên vị trí hàng đầu.

B. Thường xuyên gây gổ, đánh nhau với mọi người.

C. Bất chấp làm mọi việc để đạt được mục đích của bản thân.

D. Thường xuyên động viên, an ủi người khác khi họ gặp khó khăn.

Câu 24: Hành động nào dưới đây thể hiện sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ?

A. Giúp đỡ người khác khi thấy việc đó đem lại lợi ích cho bản thân.

B. Tỏ thái độ thờ ơ trước khó khăn, mất mát, nỗi đau của người khác.

C. Khích lệ, động viên, an ủi khi bạn bè, người thân gặp khó khăn.

D. Lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của người khác để trục lợi cho bản thân.

Câu 25: Để cảm thông, quan tâm, chia sẻ với người khác mỗi chúng ta không nên làm điều gì sau đây?

A. Luôn mở lòng để trao những quan tâm, chia sẻ đến mọi người.

B. Phê phán thói ích kỉ, thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác.

C. Luôn đặt lợi ích của bản thân lên trên hết.

D. Quan sát, lắng nghe, đặt mình vò vị trí của người khác, sẵn sàng giúp đỡ họ.

Câu 26: Câu thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nói về sự chia sẻ?

A. Chia ngọt sẻ bùi.

B. Uống nước nhớ nguồn.

C. Con nhà lính, tính nhà quan.

D. Thắng không kiêu, bại không nản.

Câu 27: Sự đồng cảm, san sẻ với người khác khi gặp khó khăn, hoạn nạn theo khả năng của mình - đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Chia sẻ.

B. Cảm thông.

C. Đồng cảm.

D. Quan tâm.

Câu 28: Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về sự cảm thông?

A. Người biết cảm thông và thấu hiểu sẽ biết cách ứng xử phù hợp.

B. Tất cả mọi lỗi lầm đều có thể bỏ qua nếu biết cảm thông.

C. Chỉ những người giỏi giang mới biết cách cảm thông.

D. Người biết cảm thông thì luôn phải chịu thiệt thòi.

Câu 29: Thường xuyên chú ý đến mọi người và sự việc xung quanh là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Quan tâm.

B. Cảm thông.

C. Kiên trì.

D. Đồng cảm.

Câu 30: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ?

A. Người biết cảm thông, chia sẻ luôn bị người khác lợi dụng, chèn ép.

B. Giúp cuộc sống tràn ngập tình yêu thương, niềm vui và hạnh phúc.

C. Giúp con người có động lực vượt qua những khó khăn, thử thách.

D. Khiến cho các mối quan hệ sẽ trở nên tốt đẹp và bền vững hơn.

Câu 31: Phương án nào dưới đây là truyền thống tốt đẹp của quê hương?

A. Yêu nước, đoàn kết, kiên cường.

B. Dũng cảm, ích kỉ, bất khuất.

C. Cần cù lao động, hà tiện, ích kỉ.

D. Lười biếng, kiên cường, vị tha.

Câu 32: Phương án nào dưới đây là biểu hiện của truyền thống hiếu học?

A. Chị H thường xuyên tham gia các chương trình thiện nguyện.

B. Vì cần cù lao động nên cuối năm vựa lúa nhà ông P đạt sản lượng cao.

C. Anh T vận động bà con phát triển truyền thống làm gốm của quê hương.

D. Bạn K luôn tự giác trong học tập vì thế năm nào K cũng đạt thành tích cao.

Câu 33: Anh Q sau khi học đại học đã về quê để phát triển nghề làm gốm của quê hương, sau nhiều năm cơ sở sản xuất gốm của anh Q đã được mở rộng, sản phẩm gốm của gia đình anh đã được tiêu thụ nhiều nơi trên đất nước và giải quyết việc làm cho nhiều người dân địa phương. Trường hợp này cho thấy anh Q là người

A. Biết giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương.

B. Không biết giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương.

C. Không biết bắt kịp kinh tế thời đại mới.

D. Chưa có tầm nhìn xa về việc kinh doanh.

Tài liệu vẫn còn trong file tải

3. Đề cương ôn tập học kì 1 GDCD 7 Chân trời sáng tạo

1. Nội dung ôn tập

1.1. Tự hào về truyền thống quê hương

- Nêu được một số truyền thống văn hoá, truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của quê hương

- Thực hiện được những việc làm phù hợp để giữ gìn, phát huy truyền thống của quê hương

- Phê phán được những việc làm trái ngược với truyền thống tốt đẹp của quê hương

1.2. Quan tâm, cảm thông và chia sẻ

- Nêu được những biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác

- Giải thích được vì sao mọi người phải quan tâm, cảm thông và chia sẻ với nhau

- Thường xuyên có những lời nói, việc làm thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với mọi người

- Khích lệ, động viên bạn bè quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác; phê phán thói ích kỉ, thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác

1.3. Học tập tự giác, tích cực

- Nêu được các biểu hiện của học tập tự giác, tích cực

- Giải thích được Vì sao phải học tập tự giác, tích cực

- Thực hiện được việc học tập tự giác, tích cực

- Biết góp ý, nhắc nhở những bạn chưa tự giác, tích cực học tập để khắc phục, hạn chế

1.4. Giữ chữ tín

- Trình bày được chữ tín là gì, biểu hiện của gió dữ tín và vì sao phải giữ chữ tín

- Phân biệt được hành vi giữ chữ tín và không giữ chữ tín

- Luôn giữ lời hứa với người thân, thầy cô, bạn bè và người có trách nhiệm

- Phê phán những người không biết giữ chữ tín

1.5. Bảo tồn di sản văn hóa

- Nêu được khái niệm di sản văn hoá và một số loại di sản văn hoá của Việt Nam

- Giải thích được ý nghĩa của di sản văn hoá đối với con người và xã hội

- Nêu được quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với việc bảo vệ di sản văn hoá

- Nêu được trách nhiệm của học sinh trong việc bảo tồn di sản văn hoá

- Nêu được các hành vi vi phạm pháp luật về bảo tồn di sản văn hoá và cách đấu tranh, ngăn chặn các hành vi đó

- Thực hiện được một số việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để góp phần bảo vệ di sản văn hoá

1.6. Nhận diện tình huống gây căng thẳng

- Nêu được các tình huống thường gây căng thẳng.

- Nhận biết được biểu hiện của cơ thể khi bị căng thẳng.

- Nêu được nguyên nhân và ảnh hưởng của căng thẳng.

2. Bài tập ôn tập

Câu 1: Phản ứng của cơ thể trước những áp lực cuộc sống hay một yếu tố tác động nào đó gây ảnh hưởng xấu đến thể chất lẫn tinh thần của con người - đó là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. Căng thẳng.

B. Yêu thương con người.

C. Dũng cảm.

D. Đoàn kết chống ngoại xâm.

Câu 2: Trong các tình huống dưới đây, tình huống nào có biểu hiện của tâm lí căng thẳng?

A. D vi phạm quy chế thi nên bị lập biên bản.

B. H cảm thấy lười biếng khi đến giờ tự học.

C. K cảm thấy sợ khi bị phát hiện lấy trộm đồ dùng học tập của bạn.

D. V có gia đình không được hạnh phúc nên lúc nào cũng cảm thấy tự ti.

Câu 3: Đâu không phải là biểu hiện của căng thẳng?

A. Thường xuyên đau đầu, đau cơ bắp, đau bụng, đổ mồ hôi, chóng mặt,...

B. Đảo lộn các sinh hoạt hằng ngày như ăn uống, giấc ngủ.

C. Mất tập trung, hay quên hoặc trở nên vụng về.

D. Trở nên hưng phấn, phấn khích với mọi điều xung quanh.

Câu 4: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng tác hại của tâm lý căng thẳng?

A. Tác động xấu đến sức khỏe.

B. Gây nên những rối loạn về mặt tinh thần.

C. Ảnh hưởng đến mối quan hệ với mọi người.

D. Khiến con người luôn lạc quan, yêu đời.

Câu 5: Nội dung nào dưới đây không phải là biểu hiện của căng thẳng?

A. Thường xuyên đau đầu, đau cơ bắp, chóng mặt…

B. Cảm thấy chán nản, lo lắng, khó chịu, buồn bã…

C. Dễ nổi cáu, bực bội hoặc nóng tính.

D. Tinh thần phấn chấn, vui tươi.

Câu 6: Trong những tình huống dưới đây, tình huống nào không tạo căng thẳng cho con người?

A. Xung đột, tranh cãi với bạn bè.

B. Gia đình không hạnh phúc.

C. Bị ốm đau, bệnh tật, tai nạn.

D. Được bố mẹ đưa đi du lịch.

Câu 7. Di sản văn hoá phi vật thể bao gồm:

A. tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, danh lam thắng cảnh, lễ hội, trang phục,...

B. tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, lễ hội, trang phục, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia,...

C. di tích lịch sử văn hoá, tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, lễ hội,...

Câu 8. Di sản văn hoá bao gồm:

A. di sản văn hoá tỉnh thần và di sản văn hoá vật thể.

B. di sản văn hoá phi vật thể và di sản văn hoá vật thể.

C. di sản văn hoá vật chất và di sản văn hoá tỉnh thần.

D. di sản văn hoá thể chất và di sản văn hoá tinh thần.

Câu 9. Khi tìm được các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, các cá nhân có quyền và nghĩa vụ nào dưới đây?

A. Thông báo kịp thời địa điểm phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia với cơ quan chức năng.

B. Tự do mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

C. Sở hữu những dỉ vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được.

D. Cho, tặng di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

Câu 10. Di sản văn hoá phi vật thể là:

A. sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng.

B. sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng.

C. sản phẩm tỉnh thần có giá trị lịch sử thể hiện bản sắc của cộng đồng.

D. sản phẩm vật chất có giá trị văn hoá, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng.

Câu 11. Di sản văn hoá vật thể bao gồm:

A. sản phẩm vật thể, di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh quốc gia.

B. sản phẩm phi vật thể, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

C. di tích lịch sử- văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

D. di tích lịch sử— văn hoá, danh lam thắng cảnh và sản phẩm vật chất quốc gia.

Câu 12. Chữ tín là:

A. sự tự tin vào bản thân mình.

B. sự kì vọng vào người khác.

C. sự tin tưởng đặc biệt giữa những người bạn thân.

D. sự tin tưởng giữa người với người.

Câu 13. Khi biết giữ chữ tín, chúng ta sẽ:

A. nhận được sự tin tưởng của người khác.

B. dễ dàng hợp tác với nhau trong công việc.

C. chịu nhiều thiệt thòi vì bị người khác lợi dụng.

D. mất thời gian, công sức để thực hiện lời hứa.

Câu 14. Muốn trở thành một người biết giữ chữ tín, học sinh phải:

A. phân biệt được hành vi giữ chữ tín và hành vi không giữ chữ tín.

B. tôn trọng mọi người.

C. chăm chỉ làm việc giúp đỡ ông bà, bố mẹ.

D. phải giữ lời hứa với người thân, thầy cô, bạn bè và người khác một cách có trách nhiệm.

Câu 15. Biểu hiện của giữ chữ tín là:

A. giữ đúng lời hứa, coi trọng lòng tin của người khác đối với mình.

B. biết giữ lời hứa, đúng hẹn, trung thực, hoàn thành nhiệm vụ,...

C. luôn luôn giữ đúng lời hứa trong mọi hoàn cảnh và đối với tất cả mọi người.

D. luôn biết giữ lời hứa và tin tưởng lẫn nhau trong quá trình làm việc.

Câu 16: Sự tin tưởng, niềm tin giữa người với người là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. Chữ tín.

B. Tự chủ.

C. Lòng biết ơn.

D. Niềm tự hào.

Câu 17: Nội dung nào dưới đây là biểu hiện của giữ chữ tín?

A. Thực hiện đúng như lời hứa.

B. Hứa nhưng không thực hiện.

C. Không hoàn thành nhiệm vụ được giao.

D. Đến trễ so với thời gian đã hẹn.

Câu 18: Phương án nào dưới đây không phải là ý nghĩa của giữ chữ tín?

A. Được mọi người quý mến, kính nể.

B. Mang đến niềm tin và hi vọng cho mọi người.

C. Giúp chúng ta hoàn thiện bản thân.

D. Nâng cao đời sống vật chất của mỗi người.

Câu 19: Câu ca dao “Nói lời phải giữ lấy lời/ Đừng như con bướm đậu rồi lại bay” khuyên chúng ta nên

A. dũng cảm.

B. giữ chữ tín.

C. tích cực học tập.

D. tiết kiệm.

Câu 20: Người giữ chữ tín sẽ có hành động nào sau đây?

A. Tới trễ so với giờ đã hẹn.

B. Hứa nhưng không thực hiện.

C. Thực hiện đúng những gì đã hứa.

D. Đổ lỗi cho người khác khi phạm sai lầm.

Câu 21: Trong những trường hợp dưới đây, trường hợp nào thể hiện tinh thần học tập tự giác tích cực?

A. H ăn cơm xong, đợi bố mẹ nhắc nhở rồi mới ngồi học và làm bài tập về nhà.

B. T không làm bài tập về nhà và hôm sau đến lớp sớm để chép bài các bạn.

C. Ngoài giờ học trên lớp, N còn lên thư viện đọc tài liệu, tư liệu tham khảo.

D. Bạn A cho rằng chỉ cần học thuộc tốt lí thuyết để làm bài kiểm tra được điểm cao là nhiệm vụ của học sinh.

Câu 22: Em đồng tình với trường hợp nào?

A. H thường xuyên rủ bạn cùng chau trốn học đi tụ tập với các bạn trường khác.

B. Kỳ thi sắp tới, K dành nhiều thời gian để học và ôn bài hơn trước.

C. L thường xuyên ngủ gật trong lớp do thức khuya đọc truyện.

D. T thường xuyên nghỉ học thêm môn toán để tham gia lớp vẽ.

Câu 23: Học tập tự giác, tích cực là:

A. Chủ động, nỗ lực học tập mỗi khi đến kì thi.

B. chủ động thực hiện đầy đủ và hiệu quả nhiệm vụ học tập đã đề ra.

C. Tập trung học tập khi có sự nhắc nhở của thầy, cô.

D. Chủ động, nỗ lực hết mình trong học tập khi được bố mẹ hứa thưởng nếu đạt kết quả cao.

Câu 24: Học tập tự giác, tích cực giúp chúng ta rèn luyện được đức tính nào sau đây?

A. Tự lập, tự chủ, kiên trì.

B. Yêu thương con người.

C. Quan tâm, cảm thông và chia sẻ.

D. Khoan dung.

Câu 25: Câu ca dao tục ngữ nào dưới đây nói lên tinh thần học tập tự giác tích cực?

A. Kìa ai học sách thánh hiền/Lắng tai nghe lấy cho chuyên ân cần.

B. Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

C. Công cha như núi Thái Sơn/Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

D. Ai ơi bưng bát cơm đầy/Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.

Câu 26: Trong các biểu hiện dưới đây, biểu hiện nào không phải là biểu hiện của học tập tự giác tích cực?

A. Có mục tiêu học tập rõ ràng, chủ động lập kế hoạch học tập để đạt được mục tiêu đã lập ra.

B. Hoàn thành nhiệm vụ học tập mà không cần ai nhắc nhở.

C. Luôn cố gắng, vượt khó, kiên trì học tập.

D. Lười thức dậy sớm, tập thể dục đúng giờ.

Câu 27: Đâu không phải là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực?

A. Hoàn thành nhiệm vụ học tập mà không cần ai nhắc nhở.

B. Có mục tiêu học tập rõ ràng.

C. Chủ động lập kế hoạch học tập để đạt được mục tiêu đã lập ra.

D. Hoàn thành những nhiệm vụ học tập dễ, còn những nhiệm vụ khó bỏ qua.

Câu 28: Các câu tục ngữ, thành ngữ khuyên người ta phải chăm chỉ?

A. Cần cù bù thông minh.

B. Là lành đùm lá rách.

C. Đói cho sạch, rách cho thơm.

D. Uống nước nhớ nguồn.

Câu 29: Kì thi gần đến, dù M chưa ôn bài nhưng vẫn cắm cúi chơi game. Nếu em là bạn M, em sẽ làm gì?

A. Không quan tâm.

B. Khuyên M học cùng mình.

C. Chơi game cùng M.

D. Rủ M đi ra ngoài chơi.

Câu 30: Một trong những biểu hiện của học tập tự giác, tích cực là

A. Chép kết quả có sẵn trên mạng.

B. Có kế hoạch học tập cụ thể.

C. Thường xuyên đi chơi.

D. Ngủ trong giờ học.

Tài liệu vẫn còn dài, mời các bạn tải về tham khảo trọn bộ

Chia sẻ, đánh giá bài viết
384
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Tố Nhi Trần
    Tố Nhi Trần

    hay qué😘

    Thích Phản hồi 18/11/21
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi học kì 1 lớp 7

    Xem thêm