Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề cương ôn tập học kì 1 Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo năm 2023

Đề cương LSĐL 7 học kì 1 năm 2023

VnDoc giới thiệu tới các bạn Đề cương ôn thi học kì 1 lớp 7 môn Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo năm 2023. Tài liệu ôn tập Lịch sử Địa lí 7 bao gồm lý thuyết và câu hỏi ôn tập phần Lịch sử 7 và Địa lí 7 có đáp án đi kèm cho các bạn ôn luyện. Đây không chỉ là tài liệu hay cho các em ôn luyện trước kỳ thi mà còn là tài liệu cho thầy cô tham khảo ra đề.

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HK1 MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 7

CHÂN TRỜI SÁNG TẠO 

1. Nội dung ôn tập LSĐL 7

1.1. Phần Lịch sử

- Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu.

- Lãnh địa phong kiến và quan hệ xã hội của chế độ phong kiến Tây Âu.

- Thành thị trung đại ra đời.

- Sự ra đời của Thiên Chúa giáo.

- Hành trình và hệ quả của một số cuộc phát kiến địa lí

- Những thay đổi về kinh tế - xã hội Tây Âu.

- Sự nảy sinh quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa

- Những thành tựu tiêu biểu của phong trào Văn hóa Phục hưng

- Nguyên nhân, nội dung và tác động của phong trào Cải cách tôn giáo

- Khái lược tiến trình lịch sử của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX

- Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường.

- Sự phát triển kinh tế thời Minh- Thanh

- Các thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX

- Điều kiện tự nhiên, tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của Ấn Độ thời Giúp-ta

- Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội và thành tựu tiêu biểu về văn hóa của Vương triều hồi giáo Đê-li

- Sự ra đời và tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của Ấn Độ thời Đế quốc Môn-gô. Những thành tựu tiêu biểu

1.2. Phần Địa lí

- Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước; dân cư, đô thị hóa ở châu Âu.

- Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên châu Âu

- Khái quát về Liên minh châu Âu

- Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước; dân cư, đô thị hóa ở châu Á.

- Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước; dân cư, đô thị hóa ở châu Phi.

- Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên châu Phi

2. Câu hỏi ôn tập LSĐL 7 

2.1. Phần Lịch sử

Câu 1: Cư dân đầu tiên lập nên thành thị ở Tây Âu thời trung đại là:

A. nông nô.

B. thương nhân.

C. nông dân.

D. thợ thủ công.

Câu 2: Phường hội là tổ chức của

A. Thợ thủ công

B. Thương nhân

C. Nông dân tự do

D. Các chủ xưởng

Câu 3: Chế độ phong kiến châu Âu thời sơ kì trung đại được gọi là chế độ phong kiến phân quyền vì

A. Chính quyền được phân thành nhiều bộ với những chức năng, nhiệm vụ độc lập.

B. Mỗi lãnh địa như một nước nhỏ, một pháo đài kiên cố, bất khả xâm phạm

C. Nhà vua có quyền lực tối cao nhưng quyền hành của bộ máy giúp việc, đứng đầu là Tể tướng, cũng không nhỏ

D. Có sự phân biệt rõ giữa quyền lập pháp của nhà vua và quyền hành pháp của lãnh chúa

Câu 4: Quá trình hình thành quan hệ sản xuất phong kiến ở Tây Âu là quá trình

A. Tập trung ruộng đất thành những lãnh địa lớn

B. Chia tách đế quốc Rôma cổ đại thành nhiều vương quốc nhỏ

C. Xác lập quan hệ bóc lột của lãnh chúa đối với nông nô

D. Hình thành các vương quốc phong kiến

Câu 5: Lãnh chúa bóc lột nông nô thông qua

A. Tô thuế

B. Sản phẩm cống nạp

C. Tô hiện vật

D. Tô lao dịch

Câu 6: Cuộc sống của họ luôn gắn với ruộng đất trong các lãnh địa phong kiến. Đó là đời sống của:

A. lãnh chúa.

B. nông nô.

C. nô lệ.

D. nông dân.

Câu 7. Các cuộc phát kiến địa lý do tầng lớp nào tiến hành?

A. Nông dân và nô lệ.

B. Tướng lĩnh quân đội.

C. Lãnh chúa và nông nô.

D. Thương nhân và quý tộc.

Câu 8. Những quốc gia nào đi đầu trong các cuộc phát kiến địa lý thời trung đại?

A. Mĩ, Anh.

B. Trung Quốc, Ấn Độ.

C. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.

D. Pháp, Đức.

Câu 9. Mũi cực Nam châu Phi được B. Đi-a-xơ đặt tên là gì?

A. Mũi Bão Tố.

B. Mũi Hảo Vọng.

C. Mũi Né.

D. Mũi Cà Mau.

Câu 10. Những quốc gia nào đi đầu trong các cuộc phát kiến địa lý thời trung đại?

A. Mĩ, Anh.

B. Trung Quốc, Ấn Độ.

C. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.

D. Pháp, Đức.

Câu 11. Người thực hiện chuyến hành trình thám hiểm qua cực Nam châu Phi, cập bến Ca-li-cút (Ấn Độ) năm 1498 là

A. C. Cô-lôm-bô.

B. Đi-a-xơ.

C. Ph. Ma-gien-lan.

D. Va-xcô đơ Ga-ma.

Câu 12. Vì sao nông nô phải bán sức lao động của mình cho các ông chủ tư sản?

A. Họ bị quý tộc và tư sản cướp hết ruộng đất

B. Họ không muốn lao động bằng nông nghiệp

C. Họ có thể giàu lên trở thành tư sản

D. Họ có điều kiện làm việc tốt hơn trong các xí nghiệp

Câu 13. Sự hình thành chủ nghĩa tư bản đã dẫn đến những biến đổi về kinh tế, giai cấp ở châu Âu như thế nào?

A. Ra đời hình thức kinh doanh tư bản, hình thành hai giai cấp tư sản và công nhân.

B. Giữ nguyên hình thức bóc lột phong kiến, hình thành hai giai cấp quí tộc và công nhân.

C. Cải cách hình thức bóc lột phong kiến, hình thành hai giai cấp quí tộc và nông nô.

D. Ra đời hình thức kinh doanh tư bản, hình thành hai giai cấp thương nhân và thợ thủ công.

Câu 14. Hoàn thành nội dung sau: là hình thức sản xuất mang tính chất tư bản chủ nghĩa đầu tiên trong lĩnh vực công nghiệp.

A. Hộ chăn nuôi

B. Xưởng dịch vụ

C. Khu công nghiệp

D. Công trường thủ công

Câu 15: Trong tác phẩm của mình, các nhà văn hóa thời Phục hưng đã đề cao

A. giáo lý của Thiên Chúa giáo.

B. giá trị và vẻ đẹp của con người.

C. trật tự và lễ giáo phong kiến.

D. quá trình cướp bóc và buôn bán nô lệ.

Câu 16: Văn hóa Phục hưng là gì?

A. là phong trào văn hóa mới của giai cấp tư sản Tây Âu thời trung đại trên cơ sở phục hồi những giá trị, thành tựu của nền văn minh Hy Lạp, Rô-ma thời cổ đại.

B. là cải cách cái mới

C. là cuộc khởi nghĩa cái mới về văn hóa thời trung đại

D. là cuộc đấu tranh đòi chính quyền

Câu 17: Một trong những tác phẩm tiêu biểu của M. Xéc-van-téc là

A. tiểu thuyết “Đôn Ki-hô-tê”.

B. tiểu thuyết “Những người khốn khổ”.

C. tập thơ “Mùa hái quả”.

D. sử thi “I-li-át”.

Câu 18: Ai là người khởi xướng phong trào Cải cách tôn giáo ở châu Âu thời trung đại?

A. Ma-gien-lăng.

B. Sếch-xpia.

C. Mác-tin Lu-thơ.

D. Mi-ken-lăng-giơ.

Câu 19: Thế kỉ III, người Giéc-man và các bộ tộc khác từ phương Bắc đã

A. tràn xuống nhâm nhập La Mã.

B. hình thành nên các vương quốc mới ở Tây Âu.

C. tấn công, làm sụp đổ đế chế La Mã.

D. sáng tạo ra đạo Thiên Chúa.

Câu 20: Ý nào sau đây không phản ánh đúng đặc điểm của nông nô?

A. Là lực lượng sản xuất chính trong lãnh địa.

B. Thuê ruộng đất của lãnh chúa để cày cấy và phải nộp tô.

C. Ngoài địa tô, nông nô phải nộp nhiều loại thuế khác cho lãnh chúa.

·D. Nông nô bị đối xử tàn tệ và không có quyền xây dựng gia đình riêng. Câu 21: Ý nào sau đây không đúng khi nói về lãnh địa phong kiến?

A. Trong lãnh địa, hoạt động trao đổi, buôn bán diễn ra tấp nập.

B. Là vùng đất thuộc quyền sở hữu của các lãnh chúa phong kiến.

C. Trong lãnh địa, kinh tế nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo.

D. Nông nô là lực lượng lao động chủ yếu trong các lãnh địa.

Tài liệu vẫn còn dài, mời các bạn xem toàn bộ tài liệu và đáp án trong file tải về. 

...........................

Trên đây, VnDoc đã gửi tới các bạn Đề cương ôn tập học kì 1 Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo. Để chuẩn bị cho kì thi học kì 1 lớp 7 sắp tới, VnDoc giới thiệu tới các bạn chuyên mục Đề thi học kì 1 lớp 7 với đầy đủ các môn, được biên soạn sát với chương trình học trong SGK lớp 7 mới. Đây là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo ra đề, cũng là nguồn tài liệu để các em học sinh ôn luyện trước kì thi. Mời thầy cô và các em tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi học kì 1 lớp 7

    Xem thêm