Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm học 2023 - 2024
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 Sách mới
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm học 2023 - 2024 khái quát phần kiến thức trọng tâm được học trong học kì 1 Văn 7 bộ 3 sách mới: Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức, Cánh diều, giúp các bạn ôn tập là củng cố kiến thức hiệu quả, từ đó đạt kết quả cao trong kì thi học kì 1 sắp tới. Mời các bạn tham khảo.
Đề cương ôn tập học kì 1 Văn 7 Kết nối tri thức
A. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1. Truyện
a) Đề tài:
- Đề tài là phạm vi đời sống được thể hiện trong tác phẩm văn học.
- Để xác định đề tài, có thể dựa vào:
- Loại sự kiện được miêu tả (đề tài chiến tranh, đề tài trinh thám, đề tài phiêu lưu…)
- Không gian được tái hiện (đề tài miền núi, đề tài nông thôn, đề tài thành thị…)
- Loại nhân vật được đặt ở vị trí trung tâm của tác phẩm (đề tài trẻ em, đề tài người nông dân, đề tài người lính)
- Một tác phẩm có thể gồm nhiều đề tài, trong đó có một đề tài chính
b) Chi tiết:
- Chi tiết là yếu tố nhỏ nhất tạo nên thế giới hình tượng (thiên nhiên, con người, sự kiện...) nhưng có tầm quan trọng đặc biệt trong việc đem lại sự sinh động, lôi cuốn cho tác phẩm văn học
c) Tính cách nhân vật
- Tính cách nhân vật là những đặc điểm riêng tương đối ổn định của nhân vật
- Tính cách nhân vật được bộc lộ, thể hiện qua:
- Mọi hành động, cách ứng xử, cảm xúc, suy nghĩ…
- Các mối quan hệ với những nhân vật khác
- Lời kể và suy nghĩ của nhân vật khác
d) Văn bản tóm tắt
- Văn bản tóm tắt là một dạng rút gọn của văn bản gốc (có thể do tác giả của văn bản gốc hay người đọc thực hiện), tuy có dung lượng nhỏ nhưng vẫn phản ánh trung thành nội dung cơ bản của văn bản gốc.
2. Thơ bốn chữ, năm chữ
Nhận biết
- Nhận biết được từ ngữ, vần, nhịp, các biện pháp tu từ trong bài thơ.
- Nhận biệt được bố cục, những hình ảnh tiểu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ.
- Xác định được số từ, phó từ.
Thông hiểu
- Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn Ngữ văn bản.
- Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.
- Phân tích được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ.
- Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của thành ngữ, tục ngữ; nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng; nghĩa của từ trong ngữ cảnh; công dụng của dấu chấm lửng.
Vận dụng
- Trình bày được những cảm nhận sâu sắc và rút ra được những bài học ứng xử cho bản thân.
- Đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách nhìn riêng về con người, cuộc sống; qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu.
B. THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
1. Mở rộng thành phần chính và trạng ngữ của câu bằng cụm từ
2. Biện pháp tu từ: Nói giảm nói tránh, so sánh...
3. Phó từ
C. VIẾT
Phát biểu cảm nghĩ về con người hoặc sự việc.
- Nhận biết: Nhận biết đúng kiểu bài văn biểu cảm.
- Thông hiểu: Hiểu được những đặc điểm, hình ảnh, tính cách, những kỉ niệm về người thân có tác động đến tình cảm của bản thân.
- Vận dụng: Viết được bài văn biểu cảm về người thân. Có bố cục rõ ràng, mạch lạc; tình cảm xúc động, chân thành.
- Vận dụng cao: Viết được bài văn biểu cảm (về con người hoặc sự việc): thể hiện được thái độ, tình cảm của người viết với con người / sự việc; nêu được vai trò của con người / sự việc đối với bản thân.
Đề cương ôn tập học kì 1 Văn 7 Chân trời sáng tạo
I. Phần Đọc – Hiểu văn bản: Tập trung ôn tập các văn bản
- Thơ bốn chữ, năm chữ
- Truyện ngụ ngôn
- Truyện ngắn
II. Phần tiếng Việt:
1. Phó từ
2. Dấu chấm lửng
III. Phần tập làm văn: ôn kỹ lý thuyết và thực hành văn biểu cảm
- Cách làm bài văn Biểu cảm về con người
- Các bước làm bài văn Biểu cảm về con người
B. Cấu trúc đề thi học kì 1 Văn 7
Đề gồm hai phần:
1. Kiểm tra Đọc - Hiểu: Hình thức tự luận
Nhận biết - Thông hiểu (5.0 điểm) Kiểm tra kiến thức kĩ năng của phần “Đọc – hiểu văn bản” và tiếng Việt.
2. Viết tập làm văn (5.0 điểm) Hình thức tự luận
Vận dụng cao: (5 điểm) Viết bài văn tự sự. Chỉ cho một đề duy nhất.
Đề cương ôn tập học kì 1 Văn 7 Cánh diều
1. Phần Đọc – Hiểu văn bản: Tập trung ôn tập các văn bản
- Bài 1: Tiểu thuyết và truyện ngắn
- Bài 2: Thơ bốn chữ, năm chữ
- Bài 3: Truyện khoa học viễn tưởng
- Bài 4: Nghị luận văn học
2. Phần tiếng Việt:
- Từ địa phương
- Các biện pháp tu từ như so sánh, điệp từ, điệp ngữ, ẩn dụ, hoán dụ
- Số từ và phó từ
- Mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm chủ vị
- Mở rộng trạng ngữ
3. Phần tập làm văn
- Viết bài văn kể về một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử
- Viết bài văn biểu cảm về một con người hoặc sự việc
- Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật
- Viết bài văn thuyết minh về quy tắc luật lệ trong một hoạt động hay trò chơi
Đề mẫu thi học kì 1 Văn 7
Ma trận đề thi học kì 1 Văn 7 KNTT
tTT | Chương/ chủ đề | Nội dung/ đơn vị kiến thức | Mức độ đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||
| Đọc-hiểu | - Truyện ngắn - Tùy bút | Nhận biết: - Nhận biết được phương thức biểu đạt, lời kể trong văn bản. - Xác định được từ loại, BPTT, thành phần câu. Thông hiểu: - Hiểu được ý nghĩa của chi tiết trong văn bản. Vận dụng: - Lựa chọn thái độ sống và giải thích lí do. - Rút được bài học cho bản thân | 5TN | 3TN | TL |
|
| Viết | Văn biểu cảm | Nhận biết: Thông hiểu: Vận dụng: Vận dụng cao: Viết được bài văn biểu cảm về một người thân. |
|
|
| 1TL* |
Tổng |
| 5TN | 3TN | TL | 1TL* | ||
Tỉ lệ (%) |
| 25 | 15 | 20 | 40 | ||
Tỉ lệ chung |
| 40 | 60 |
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
GIÁ TRỊ CỦA HÒN ĐÁ
Có một học trò hỏi thầy mình rằng:
- Thưa thầy, giá trị của cuộc sống là gì ạ?
Người thầy lấy một hòn đá trao cho người học trò và dặn:
- Con đem hòn đá này ra chợ nhưng không được bán nó đi, chỉ cần để ý xem người ta trả giá bao nhiêu.
Vâng lời thầy, người học trò mang hòn đá ra chợ bán. Mọi người không hiểu tại sao anh lại bán một hòn đá xấu xí như vậy. Ngồi cả ngày, một người bán rong thương tình đã đến hỏi và trả giá hòn đá một đồng. Người học trò mang hòn đá về và than thở:
- Hòn đá xấu xí này chẳng ai thèm mua. Cũng may có người hỏi mua với giá một đồng thầy ạ.
Người thầy mỉm cười và nói:
- Tốt lắm, ngày mai con hãy mang hòn đá vào tiệm vàng và bán cho chủ tiệm, nhớ là dù chủ cửa hàng vàng có mua thì cũng không được bán.
Người học trò rất bất ngờ khi chủ tiệm vàng trả giá hòn đá là 500 đồng. Anh háo hức hỏi thầy tại sao lại như vậy. Người thầy cười và nói:
- Ngày mai, con hãy đem nó đến chỗ bán đồ cổ. Nhưng tuyệt đối đừng bán nó, chỉ hỏi giá mà thôi.
Làm theo lời thầy dặn, sau một hồi xem xét thì anh vô cùng ngạc nhiên khi chủ hiệu trả giá hòn đá là cả gia sản hiện có. Anh vẫn nhất quyết không bán và vội về kể lại với thầy. Lúc này người thầy mới chậm rãi nói:
- Hòn đá thực chất chính là một khối ngọc cổ quý giá, đáng cả một gia tài, và giá trị cuộc sống cũng giống như hòn đá kia, có người hiểu và có người không hiểu. Với người không hiểu và không thể cảm nhận thì giá trị cuộc sống chẳng đáng một xu, còn với người hiểu thì nó đáng giá cả một gia tài. Hòn đá vẫn vậy, cuộc sống vẫn thế, điều duy nhất tạo nên sự khác biệt là sự hiểu biết của con và cách con nhìn nhận cuộc sống.
(Quà tặng cuộc sống)
Câu 1. Câu chuyện trong tác phẩm là lời kể của ai?
A. Người học trò.
B. Người kể chuyện.
C. Hòn đá.
D. Người thầy.
Câu 2. Chủ đề của văn bản trên là:
A. Giá trị cuộc sống.
B. Lòng biết ơn.
C. Đức tính trung thực.
D. Lòng hiếu thảo.
Câu 3. Số từ trong câu: “Cũng may có người hỏi mua vàng với giá một đồng thầy ạ.” là:
A. May.
B. Hỏi.
C. Giá.
D. Một.
Câu 4. Vì sao người thầy trong câu chuyện lại yêu cầu học trò của mình mang hòn đá xấu xí đi hỏi giá mà lại không bán?
A. Để người học trò hiểu được giá trị to lớn của hòn đá.
B. Để người học trò biết được hòn đá là một viên ngọc quý, tuyệt đối không được bán.
C. Để người học trò nhận ra giá trị của hòn đá thông qua cách định giá của những người hiểu và không hiểu về nó, từ đó rút ra bài học về cách nhìn nhận về cuộc sống.
D. Để người học trò nhận ra giá trị của hòn đá. Tuy bề ngoài xấu xí nhưng thực chất nó là một khối ngọc quý đáng giá cả một gia tài.
Câu 5. Tìm 1 từ địa phương Nam Bộ có nghĩa tương đương với từ “vào”?
A. Không. B. Ra.
C. Té. D. Vô.
Câu 6. Chi tiết tiêu biểu trong văn bản trên là:
A. Hòn đá. B. Người học trò.
C. Người thầy. D. Chủ tiệm đồ cổ.
Câu 7. Phó từ “hãy” trong câu: “Tốt lắm, ngày mai con hãy mang hòn đá vào tiệm vàng và bán cho chủ tiệm, nhớ là dù chủ cửa hàng vàng có mua thì cũng không được bán” bổ sung ý nghĩa gì cho câu (hoặc động từ trung tâm)?
A. Bổ sung ý nghĩa về thời gian. B. Bổ sung ý nghĩa về mức độ.
C. Bổ sung ý nghĩa về cầu khiến. D. Bổ sung ý nghĩa về sự khẳng định.
Câu 8. Tác dụng của điệp từ bán, mua trong văn bản trên có tác dụng gì?
A. Thể hiện công việc mà người học trò phải làm theo lời dặn của thầy, qua đó phê phán sự thiếu chủ động, thiếu tích cực trong cách sống, cách làm việc của cậu học trò.
B. Thể hiện công việc của người học trò làm theo lời dặn của thầy để người học trò nhận ra giá trị của hòn đá, từ đó rút ra bài học về cách nhìn nhận cuộc sống.
C. Thể hiện sự thiếu chủ động, tích cực của người học trò trong học tập và cuộc sống.
D. Thể hiện công việc của người học trò làm theo lời dặn của thầy, qua đó nhấn mạnh giá trị của hòn đá.
Câu 9. Thông điệp mà em tâm đắc nhất sau khi đọc văn bản trên là gì?
Câu 10: Hãy nêu những hành động cụ thể em có thể làm để làm cho cuộc sống giá trị hơn?
II. VIẾT (4,0 điểm)
Hãy viết bài văn phát biểu cảm nghĩ của em về người thân mà em yêu quý.
HẾT
Đề thi học kì 1 Văn 7 năm 2023 - 2024 sách mới
- Đề thi học kì 1 Ngữ văn 7 Kết nối tri thức
- Đề thi học kì 1 Ngữ văn 7 Cánh diều
- Đề thi học kì 1 Văn 7 Chân trời sáng tạo
- Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 có đáp án năm học 2023 - 2024
.................................
Ngoài Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7, các bạn có thể tham khảo thêm các tài liệu khác như: Ngữ văn lớp 7 và các đề thi học kì 1 lớp 7 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì 1 lớp 7 này giúp các em rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn, Chúc các em ôn thi tốt.