Đề cương ôn tập học kì 1 Hoạt động trải nghiệm 7 năm 2024 - 2025
Mời các bạn tham khảo Đề cương ôn tập học kì 1 Hoạt động trải nghiệm 7 năm 2024 - 2025. Đây là tài liệu hay cho các em học sinh lên kế hoạch ôn luyện, chuẩn bị cho kì thi học kì 1 lớp 7 sắp tới. Đây cũng là tài liệu cho thầy cô tham khảo ra đề. Mời thầy cô và các em tham khảo chi tiết sau đây.
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ 1
MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM- HƯỚNG NGHIỆP 7
I/ Nội dung ôn tập:
- Chủ đề 1: Em với nhà trường
- Chủ đề 2: Khám phá bản thân
- Chủ đề 3: Trách nhiệm với bản thân
- Chủ đề 4: Rèn luyện bản thân
II/ Hình thức: Tự luận kết hợp trắc nghiệm
III/ Một số câu hỏi gợi ý: HS ôn tập lại kiến thức các bài đã học để hoàn thành bài kiểm tra.
A/ Trắc nghiệm:
Câu 1: Khi xây dựng “Lớp học hạnh phúc”, tiêu chí chia sẻ được hiểu là?
A. Thân thiện, cởi mở với các bạn
B. Thầy cô và học sinh cùng nhau chia sẻ với những bạn có hoàn cảnh khó khăn
C. Tôn trọng sự khác biệt của các thành viên trong lớp
D. Cùng nhau bàn bạc kế hoạch và thực hiện kế hoạch của lớp
Câu 2: Làm thế nào để phát triển được mối quan hệ hoà đồng với thầy cô và các bạn?
A. Không nên giao tiếp với nhiều bạn
B. Kì thị sự khác biệt
C. Luôn tôn trọng, lắng nghe để thấu hiểu ý kiến của thầy cô và các bạn
D. Giữ khoảng cách với thầy cô
Câu 3: Đâu là vai trò của giáo viên trong việc gìn giữ và phát huy truyền thống nhà trường?
A. Nỗ lực học tập, rèn luyện không ngừng nghỉ để đạt kết quả tốt, góp phần phát huy truyền thống của nhà trường
B. Tích cực xây dựng, đẩy mạnh các hoạt động nhằm phát huy truyền thống của nhà trường và vận động học sinh tham gia
C. Đóng vai trò là cầu nối vững chắc giữa phụ huynh học sinh và nhà trường để phổ biến, khuyến khích các em tham gia các hoạt động của nhà trường
D. Cùng với nhà trường đẩy mạnh, phát triển các hoạt động chung
Câu 4: Đâu là ý kiến đúng về việc học góp phần giữ gìn truyền thống nhà trường?
A. Nỗ lực học tập, rèn luyện không ngừng nghỉ để đạt kết quả tốt, góp phần phát huy truyền thống của nhà trường
B. Tích cực xây dựng, đẩy mạnh các hoạt động nhằm phát huy truyền thống của nhà trường và vận động học sinh tham gia
C. Đóng vai trò là cầu nối vững chắc giữa phụ huynh học sinh và nhà trường để phổ biến, khuyến khích các em tham gia các hoạt động của nhà trường
D. Cùng với nhà trường đẩy mạnh, phát triển các hoạt động chung
Câu 5: Khi có người đóng góp ý kiến về điểm yếu của mình, đâu là cách cư xử đúng?
A. Trở nên tức giận
B. Lắng nghe để tự thay đổi
C. Tự ái trước lời góp ý thiện chí của họ
D. Cho rằng họ là người xấu
Câu 6: Nhận định nào sau đây là sai?
A. Điểm mạnh của học sinh trong học tập có thể kể đến như sẵn sàng giúp đỡ mọi người
B. Điểm mạnh của học sinh trong học tập có thể kể đến như tự tin trước đám đông
C. Điểm mạnh của học sinh trong học tập có thể kể đến như chưa gọn gàng, ngăn nắp trong sinh hoạt
D. Điểm mạnh của học sinh trong học tập có thể kể đến như vui vẻ, hòa đồng với mọi người
Câu 7: Bước đầu tiên trong quá trình xác định điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân là gì?
A. So sánh, đối chiếu giữa tự đánh giá và nhận xét của người khác.
B. Xác định điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân
C. Tích cực tham gia các hoạt động học tập, lao động, giao tiếp, hoạt động cộng đồng,...để bộc lộ điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân
D. Tự đánh giá dựa trên kết quả học tập, lao động, giao tiếp, ... của bản thân
Câu 8: Bước thứ hai trong quá trình xác định điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân là gì?
A. So sánh, đối chiếu giữa tự đánh giá và nhận xét của người khác.
B. Xác định điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân
C. Tích cực tham gia các hoạt động học tập, lao động, giao tiếp, hoạt động cộng đồng,...để bộc lộ điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân
D. Tự đánh giá dựa trên kết quả học tập, lao động, giao tiếp, ... của bản thân
Câu 9: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Thông tin cá nhân là bảo mật không nên chia sẻ trên mạng xã hội tránh mục đích xấu của người lạ
B. Mạng xã hội là nơi thích hợp để tìm ra những người bạn và chia sẻ các thông tin, khó có thể có nguy hiểm gì ở đây
C. Mạng xã hội là nơi có nhiều thành phần của xã hội, không phải ai cũng an toàn, khó để tìm kiếm người bạn từ việc làm quen người lạ
D. Mạng xã hội là nơi không ai biết rõ về ai, không thể dễ dàng tin tưởng
Câu 10: Người có thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ ở gia đình thường
A. Để đồ dùng không đúng vị trí
B. Đồ đạc lộn xộn, không ngăn nắp
C. Cất đồ đạc vào đúng vị trí sau khi sử dụng
D. Không dọn dẹp nhà cửa thường xuyên
Câu 11: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Cách để rèn luyện tính kiên trì không bỏ cuộc khi gặp khó khăn là điều chỉnh suy nghĩ và tự kiểm tra lại ý kiến của bản thân về sự việc khiến mình tức giận.
B. Cách để rèn luyện tính kiên trì không bỏ cuộc khi gặp khó khăn là học cách hít sâu, thở đều.
C. Cách để rèn luyện tính kiên trì không bỏ cuộc khi gặp khó khăn là viết, vẽ lời nhắc cho bản thân và để ở nơi dễ thấy.
D. Cách để rèn luyện tính kiên trì không bỏ cuộc khi gặp khó khăn là nghỉ ngơi, thư giãn bằng cách nghe nhạc, đọc sách.
Câu 12: Cách hợp tác với thầy cô có thể là?
A. Xây dựng kế hoạch và phân công nhiệm vụ với các bạn.
B. Tôn trọng, lắng nghe ý kiến của các bạn.
C. Sẵn sàng giúp đỡ các bạn.
D. Chủ động xin ý kiến của thầy cô khi gặp khó khăn.
Câu 13: Những cách hợp tác với thầy cô và giải quyết những vấn đề nảy sinh như
A. Luôn lắng nghe thầy cô hướng dẫn
B. Có trách nhiệm với công việc được giao, vô tư, ngay thẳng, không ghen tị khi hợp tác và làm việc nhóm
C. Tìm kiếm sở thích chung và tôn trọng sự khác biệt
D. Kiềm chế cảm xúc, bình tĩnh nói rõ quan điểm cá nhân, cùng đặt câu hỏi và đưa ra phương hướng giải quyết.
Câu 14: Khi xây dựng “Lớp học hạnh phúc”, tiêu chí yêu thương được hiểu là?
A. Cùng nhau bàn bạc kế hoạch và thực hiện kế hoạch của lớp.
B. Tôn trọng ý kiến của mọi thành viên trong lớp.
C. Chia sẻ, hỗ trợ, động viên những bạn có hoàn cảnh khó khăn.
D. Tôn trọng sự khác biệt của các thành viên trong lớp
Câu 15: Khi xây dựng “Lớp học hạnh phúc”, tiêu chí chia sẻ được hiểu là?
A. Cùng nhau bàn bạc kế hoạch và thực hiện kế hoạch của lớp.
B. Thân thiện, cởi mở với các bạn.
C. Thầy cô và học sinh cùng nhau chia sẻ với những bạn có hoàn cảnh khó khăn
D. Tôn trọng sự khác biệt của các thành viên trong lớp
Câu 16: Ý kiến nào sau đây là đúng đối với các cách hợp tác với thầy cô?
A. Cách hợp tác với thầy cô có thể là xây dựng kế hoạch và phân công nhiệm vụ với các bạn.
B. Cách hợp tác với thầy cô có thể là tôn trọng, lắng nghe ý kiến của các bạn.
C. Cách hợp tác với thầy cô có thể là sẵn sàng giúp đỡ các bạn.
D. Cách hợp tác với thầy cô có thể là chủ động xin ý kiến của thầy cô khi gặp khó khăn.
Câu 17: Việc ăn uống đầy đủ, đúng bữa sẽ có ảnh hưởng như thế nào tới học tập và cuộc sống?
A. Mất tập trung trong giờ học do mệt mỏi.
B. Sức khỏe giảm sút, cơ thể mệt mỏi.
C. Luôn uể oải mệt mỏi không có sức sống.
D. Có một sức khỏe tốt từ đó học tập sẽ hiệu quả và tràn đầy năng lượng tích cực cho cuộc sống.
Câu 18: Việc luôn giữ những suy nghĩ tiêu cực sẽ ảnh hưởng như thế nào tới học tập và cuộc sống?
A. Cuộc sống luôn vui vẻ, hạnh phúc.
B. Cuộc sống của trở nên mệt mỏi, và ảnh hưởng tới kết quả học tập.
C. Nhìn thấy mọi thứ thật đơn giản, yêu đời, yêu cuộc sống.
D. Kết quả học tập tốt vì luôn thấy hạnh phúc.
Câu 19: Biểu hiện của sự ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ là:
A. Vứt cặp sách lung tung mỗi khi đi học về.
B. Bày sách vở bừa bộ trên bàn.
C. Quy định vị trí của mỗi đồ dùng trong phòng.
D. Vứt quần áo lung tung mỗi khi thay.
Câu 20: Ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ sẽ giúp bản thân:
A. Tự tin hơn và được mọi người yêu quý.
B. Mất thời gian nhiều để dọn dẹp.
C. Thiếu tự tin, ngại đám đông.
D. Gây mất thiện cảm với mọi người xung quanh.
Câu 21: Mỗi ngày bạn Vân luôn thức dậy sớm để vệ sinh cá nhân sau đó dọn dẹp quét dọn lại phòng ngủ trước khi tới lớp. Vân luôn quy định sẵn vị trí các đồ dùng trong phòng và bàn học luôn được bạn sắp xếp rất gọn gàng ngắn nắp. Việc làm của Vân thể hiên đức tính nào dưới đây?
A. Ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ.
B. Thích thể hiện bản thân.
C. Tiết kiệm, khiêm tốn.
D. Dũng cảm, trung thực.
Câu 22: Nêu tên của chủ đề 1 mà em đã học?
A. Rèn luyện thân thể
B. Rèn luyện sự kiên trì và chăm chỉ
C. Rèn luyện thói quen.
D. Qùa tặng cuộc sống.
B/ Tự luận:
Câu 1: Trình bày cách phát triển mối quan hệ hòa đồng với thầy cô giáo và các bạn?
Câu 2: Giải quyết tình huống:
a/ Tình huống 1:Giờ ra chơi, Lan chạy đi lấy nước uống. Tình cờ khi đi ngang qua hành lang, Lan nghe thấy bạn Mai và Ly đang nói xấu sau lưng mình, khiến Lan rất tức giận. Nếu em là Lan, em sẽ giải quyết như thế nào?
b/ Tình huống 2: Hòa và Nam là đôi bạn thân, học cùng lớp, lại ngồi cùng một bàn. Trong giờ kiểm tra Toán tuần trước, Hòa không làm được nên cầu cứu Nam cho mình chép bài nhưng bị từ chối. Từ hôm ấy Hòa giận Nam nên tránh mặt, không nói chuyện cũng như không qua rủ bạn cùng đi học như mọi ngày. Thái độ của Hòa khiến Nam rất buồn. Nếu ý kiến của em về tình huống trên?
Câu 3: Nêu các cách tự bảo vệ bản thân trong một số tình huống nguy hiểm.
Câu 4: Cho tình huống sau: Bạn Hoa là bạn học cùng lớp với e từ cấp 1. Gia đình Hoa có hoàn cảnh khó khăn nhất vùng. Từ nhỏ, bố mẹ Hoa phải đi làm ăn xa, nên bạn sống với bà nội. Hai bà cháu tự nương tựa vào nhau. Sau mỗi buổi học, Hoa đều phải đi cắt cỏ cho trâu bò, nhặt thóc đổ ngoài ruộng cho gà, vịt. Không có nhiều thời gian học nhưng Hoa học rất giỏi. Hoa đã dạt được nhiều danh hiệu học tập khác nhau, mới đây Hoa đạt được giải nhất trong kì thi HSG tỉnh. Em rất ngưỡng mộ bạn Hoa.
Em rút ra bài học kinh nghiệm gì từ tình huống trên?