Bộ đề thi học kì 1 Hoạt động trải nghiệm 7 Cánh diều năm học 2023 - 2024

Mời các bạn tham khảo Bộ đề thi học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm 7 Cánh diều năm 2023 - 2024. Đề thi HĐTN 7 học kì 1 có đầy đủ đáp án và bảng ma trận. Đây không chỉ là tài liệu hay cho các em ôn luyện trước kỳ thi mà còn là tài liệu cho thầy cô tham khảo ra đề.

Đề thi cuối kì 1 Hoạt động trải nghiệm 7 CD - Đề 1

Phần I: Trắc nghiệm (Lựa chọn chữ cái in hoa đứng đầu đáp án trả lời đúng nhất điền vào bảng trả lời tương ứng).

Câu 1. Việc làm nào không thể hiện sự hợp tác với thầy cô?

A. Chủ động bày tỏ các ý kiến của bản thân với thầy cô.

B. Tích cực tham gia các hoạt động.

C. Đưa ra lí do để có thời gian đi chơi.

D. Ứng xử lễ phép với thầy cô.

Câu 2. Cách thức rèn luyện bản thân trong học tập và cuộc sống là gì?

1 – Cách khắc phục; 2- Các điểm hạn chế;

3- Kết quả mong đợi; 4- Dự kiến việc sẽ làm;

A. 2-1-4-3.

B. 2-1-3-4.

C. 4-1-2-3.

D. 2-4-1-3.

Câu 3. Trình tự cách khắc phục những hành vi chưa ngăn nắp gọn gàng, sạch sẽ là gì?

A. Cách khắc phục → Nguyên nhân → Hành vi.

B. Nguyên nhân → Hành vi → Cách khắc phục.

C. Hành vi → Cách khắc phục → Nguyên nhân.

D. Hành vi → Nguyên nhân → Cách khắc phục.

Câu 4. Đầu năm học, lớp em có một bạn học sinh mới chuyển đến. Bạn chưa quen nên hầu như không nói chuyện với ai. Em cần làm gì để bạn trở nên hòa đồng hợp tác với các bạn?

A. Chú ý quan sát bạn.

B. Chủ động đến làm quen và hỏi thăm để tìm hiểu thông tin của bạn.

C. Ra chơi hỏi vài câu qua loa.

D. Đến ra lệnh yêu cầu bạn học sinh mới đến giới thiệu về mình để làm quen.

Câu 5. Em đã làm thế nào để xác định được điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân?

A. Tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện để bộc lộ điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân.

B. Điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân là những điểm có sẵn ở mỗi người nên em không cẩn làm gì cũng xác định được.

C. Lắng nghe nhận xét, đánh giá của các bạn và những người xung quanh.

D. Kết họp tự đánh giá bản thân dựa trên kết quả giao tiếp,... với nhận xét, đánh giá của mọi người.

Câu 6. Khi vào lớp học, cảm xúc đang dâng trào trở nên ồn lớp, em đã giải toả cảm xúc đó bằng cách nào?

A. Để cảm xúc tiêu cực bộc lộ một cách tự nhiên, không cẩn giải toả.

B. Hít vào sâu 5 giây, thở ra sâu 5 giây. Lặp lại 3 lần.

C. Quát hoặc nói thật to với người đối diện cho hả giận.

D. Cả A, C và B.

Câu 7. Hành vi thể hiện thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ ở trường là gì?

1. Sắp xếp bàn ghế ngay ngắn, gọn gàng.

2. Để đồ dùng đúng nơi quy định.

3. Thấy lớp có giấy, rác thì để nguyên vì không phải mình thải ra.

4. Không viết vẽ lên bàn.

5. Vẽ lên bàn.

A. 1, 2 và 3.

B. 1, 2 và 4.

C. 1, 2 và 5.

D. 3, 4 và 5.

Câu 8. Cách thức hợp tác với thầy cô để giải quyết các vấn đề nảy sinh là gì?

A. Cùng thầy cô tìm phương án giải quyết "Cùng thầy cô thực hiện phương án đã chọn " Trao đổi với thầy cô về vấn đề nảy sinh.

B. Cùng thầy cô tìm phương án giải quyết "Trao đổi với thầy cô về vấn đề nảy sinh " Cùng thầy cô thực hiện phương án đã chọn.

C. Trao đổi với thầy cô về vấn đề nảy sinh "Cùng thầy cô tìm phương án giải quyết " Cùng thầy cô thực hiện phương án đã chọn.

D. Trao đổi với thầy cô về vấn đề nảy sinh "Cùng thầy cô thực hiện phương án đã chọn " Cùng thầy cô tìm phương án giải quyết.

Phần II. Tự luận

Câu 9. Chia sẽ cách em thể hiện những hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hóa mà em đã tham gia trong một hoạt động cộng đồng ở địa phương.

Câu 10. Chia sẽ một hoạt động thiện nguyện, nhân đạo mà em đã tham gia (Tên hoạt động, thời gian tổ chức hoạt động, nội dung và hình thức tổ chức hoạt động, ý nghĩa của hoạt động).

Câu 11. Vẽ tranh thể hiện sự hòa đồng của bản thân với các bạn.

Đáp án đề thi học kì 1 Hoạt động trải nghiệm 7 Cánh diều

Phần I. Trắc nghiệm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

C

A

D

B

D

B

B

C

Phần II.Tự luận

Yêu cầu cần đạt

Đánh giá

Đạt

Chưa đạt

Câu 9 :

- HS có thể đưa ra các đáp án khác nhau. Trang phục, chuẩn bị, hành động....

Câu 10 : HS có thể đưa ra các đáp án khác nhau.

Tên hoạt động, thời gian tổ chức hoạt động, nội dung và hình thức tổ chức hoạt động, ý nghĩa của hoạt động).

-

Câu 11 :

Vẽ đúng chủ đề, tô màu.

Đề thi cuối kì 1 Hoạt động trải nghiệm 7 CD - Đề 2

I. Trắc nghiệm: (6.0 điểm)

Khoanh tròn vào phương án trả lời đúng nhất

Câu 1: Em đã phát triển mối quan hệ hòa đồng với thầy cô và các bạn bằng cách nào?

A. Cùng học, cùng tham gia các hoạt động với các bạn. Cởi mở tâm sự, chia sẻ với thầy cô về những khó khăn của bản thân.

B. Giữ khoảng cách nhất định và không làm phiền thầy cô.

C. Không chia sẻ với bạn bè.

D. Chỉ chia sẻ, nói chuyện với những bạn chơi thân trong lớp.

Câu 2: Em đã hợp tác với các bạn như thế nào khi giải quyết những nhiệm vụ chung?

A. Im lặng, không quan tâm đến việc chung.

B. Cùng các bạn trao đổi, chia sẻ khi thực hiện nhiệm vụ chung. Tôn trọng, lắng nghe ý kiến của các bạn và tin tưởng lẫn nhau.

C. Chỉ quan tâm thực hiện công việc của mình, không quan tâm đến việc chung.

D. Im lặng hoặc lảng tránh khi có vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ chung.

Câu 3: Em đã làm thế nào để xác định được điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân?

A. Điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân là những điểm có sẵn ở mỗi người nên em không cần làm gì cũng xác định được.

B. Luôn cho mình là đúng.

C. Tích cực tham gia các hoạt động để bộc lộ điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân. Lắng nghe nhận xét, đánh giá của các bạn và những người xung quanh.

D. Luôn cho mình là giỏi.

Câu 4: Khi xuất hiện cảm xúc tiêu cực, em giải tỏa cảm xúc đó bằng cách nào?

A. Để cảm xúc tiêu cực bộc lộ một cách tự nhiên, không cần giải tỏa.

B. Giữ kín cảm xúc trong lòng.

C. Quát hoặc nói thật to với người đối diện cho hả giận.

D. Tâm sự, chia sẻ với bạn bè, người thân. Hít thở sâu hoặc đi dạo

Câu 5: Khi gặp khó khăn trong học tập hoặc trong cuộc sống, em đã làm gì?

A. Xác định nguyên nhân và tìm cách khắc phục. Tìm sự hỗ trợ từ thầy cô, bạn bè hoặc người thân để vượt qua khó khăn.

B. Cân nhắc xem có nên tiếp tục làm không vì sợ mất thời gian.

C. Tìm việc khác dễ hơn để làm (dễ làm, khó bỏ).

D. Bỏ qua khó khăn đó. tìm việc khác dễ hơn để làm (dễ làm, khó bỏ).

Câu 6: Khi chứng kiến hành động bạo lực, em cần làm gì?

A. Gọi ngay đến số 111, người có trách nhiệm (thầy cô, cảnh sát, bảo vệ...)

B. Lặng im.

C. Quay video clip

D. Quay video clip để tố cáo hành động đó trên mạng.

Câu 7: Để rèn luyện thói quen ngăn nắp, sạch sẽ em cần làm gì?

A. Để đồ dùng cá nhân, sách vở ở những chỗ tiện sử dụng.

B. Khi nào thích thì em sắp xếp, lau dọn nhà cửa

C. Thường xuyên sắp xếp sách vở, đồ dùng cá nhân ngăn nắp, gọn gàng, đúng chỗ quy định.
D. Tiện đâu để đồ dùng ở đó.

Câu 8: Em đã rèn luyện tính kiên trì, chăm chỉ trong học tập như thế nào?

A. Khi gặp bài tập khó em nhờ anh chị, người thân làm giúp.

B. Chỉ học khi lên bảng trả lời lấy điểm.

C. Chỉ học bài và làm bài tập đầy đủ trước khi kiểm tra.

D. Đi học chuyên cần. Học bài và làm bài tập đầy đủ.

Câu 9: Em đã rèn luyện tính kiên trì, chăm chỉ trong lao động và cuộc sống hằng ngày như thế nào?

A. Chỉ tham gia làm việc nhà khi bố mẹ nhắc.

B. Không ngại làm những việc khó. Luôn cố gắng, kiên trì hoàn thành công việc

C. Chỉ làm những việc nhẹ nhàng khi có thời gian.

D. Việc khó thì bỏ lại.

Câu 10: Em đã kiểm soát việc chi tiêu và tiết kiệm tiền như thế nào?

A. Em chưa biết cách kiểm soát chi tiêu và tiết kiệm tiền.

B. Không tiêu tiền vào những việc không cần thiết. Lập và thực hiện kế hoạch chi tiêu cá nhân

C. Có tiền đến đâu thì tiêu đến đó.

D. Gặp thứ mình thích, nếu có tiền là em mua luôn, không cần cân nhắc.

Câu 11: Bạn Anh là một học sinh mới chuyển trường đến lớp 7B nên còn rất rụt rè và nhút nhát. Vậy nếu em là bạn của Anh em sẽ giúp bạn như thế nào để bạn tự tin hơn?

A. Chê bai bạn, kể xấu bạn.

B. Lôi kéo bạn khác cùng trêu bạn.

C. Tâm sự, gần gũi và rủ bạn tham gia vào các hoạt động chung cùng với mình.

D. Mặc kệ bạn, ai có thân người ấy lo.

Câu 12: Biện pháp nào không phù hợp để giải tỏa cảm xúc tiêu cực trong những biện pháp sau?

A. Đi dạo

B. Hít thở sâu

C. Tìm ai đó để gây sự

D. Nghe một bài hát mình yêu thích

II. Tự luận: (4.0 điểm)

Câu 13: (2.0 điểm): Nêu những việc em đã làm để góp phần phát huy truyền thống nhà trường.

Câu 14: (2.0 điểm): Em đã làm thế nào để rèn luyện thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ? Nêu cảm nhận của em khi rèn luyện được những thói quen tích cực đó.

Đáp án đề thi học kì 1 HĐTN 7 Cánh diều

Phần I. Trắc nghiệm: (6.0 đ) : Mỗi câu đúng (0.5 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

A

B

C

D

A

A

D

D

B

B

C

C

Phần II: (4.0đ) Tự luận

Yêu cầu cần đạt

Câu 13: HS nêu ít nhất 3 việc đã làm để góp phần phát huy truyền thống nhà trường. HS có thể nêu theo suy nghĩ của mình. (2.0đ)

*Ví dụ:

- Tham gia các hội thi, hội diễn theo chủ đề.

- Tham gia vào các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo chủ đề.

- Tham gia vào khóa học giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh như: Ứng xử văn hóa, thân thiện, lành mạnh, chủ động học tập, nghiên cứu khoa học, thường xuyên đọc sách, trau dồi kiến thức

……

Câu 14: HS kể những việc em đã làm để rèn luyện thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ của bản thân. (1.0đ)

* Ví dụ:

- Dọn dẹp nhà cửa hằng ngày.

- Rửa dọn bát đĩa sau mỗi bữa ăn.

- Cất đồ đạc vào đúng vị trí sau khi sử dụng….
* Cảm nhận của bản thân khi rèn luyện được những thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ. (1.0đ)

- HS tự cảm nhận

...........................

Trên đây VnDoc đã giới thiệu Đề kiểm tra học kì 1 Hoạt động trải nghiệm 7 Cánh diều. Tài liệu thuộc chuyên mục Đề thi học kì 1 lớp 7 với đầy đủ các môn, là tài liệu hữu ích cho thầy cô tham khảo ra đề và các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, chuẩn bị cho bài thi sắp tới đạt kết quả cao. Chúc các em học tốt.

Đánh giá bài viết
1 1.509
Sắp xếp theo

    Đề thi học kì 1 lớp 7

    Xem thêm