Đề thi học kì 1 GDCD 7 Kết nối tri thức - Đề 2
Đề thi học kì 1 môn GDCD 7 Kết nối tri thức - Đề 2 có đầy đủ đáp án và bảng ma trận, được để dưới dạng file word và pdf. Đề thi học kì 1 lớp 7 môn Giáo dục công dân không chỉ là tài liệu hay cho các em ôn luyện trước kỳ thi mà còn là tài liệu cho thầy cô tham khảo ra đề. Mời các bạn tải về để xem toàn bộ Ma trận, bản đặc tả đề kiểm tra và đáp án đề thi.
Đề kiểm tra học kì 1 Giáo dục công dân 7 có đáp án
1. Ma trận đề thi học kì 1 GDCD 7 KNTT
TT | Mạch nội dung | Nội dung | Mức độ nhận thức | Tổng | |||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | Tỉ lệ | Tổng điểm | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||||
1 | Giáo dục đạo đức | Tự hào về truyền thống quê hương(2t) | 1 C | 0,25 | |||||||||
2 | Quan tâm, cảm thông và chia sẻ (2t) | 1 C | 0,25 | ||||||||||
3 | Học tập tự giác, tích cực (3t) | 2 C | 0,5 | ||||||||||
4 | Giữ chữ tín (2t) | 2 C | 1 C | 3,0 | |||||||||
5 | Giáo dục KNS | Bảo tồn di sản văn hóa (3t) | 4 C | ½ C | ½ C | 1 C | 4,5 | ||||||
6 | Ứng phó với tâm lí căng thẳng (1t) | 2 C | ½ C | ½ C | 1,5 | ||||||||
Tổng | 12 | ½ |
| 1,5 |
| ½ |
| 1 | 12 | 3 | 10 điểm | ||
Tỉ lệ % | 40% | 30% | 20% | 10% | 30% | 70% | |||||||
Tỉ lệ chung | 70% | 30% | 100% |
2. Bản đặc tả đề thi cuối kì 1 GDCD 7
TT | Mạch nội dung | Nội dung | Mức đô ̣đá nh giá | Số câu hỏi theo mứ c đô ̣nhâṇ thức | |||
Nhậṇ biết | Thông hiểu | Vâṇ dụng | Vâṇ dụng cao | ||||
1 |
Giáo dục đạo đức | Tự hào về truyền thống quê hương | Nhận biết: - Nêu được một số truyền thống văn hoá của quê hương. - Nêu được truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của quê hương. Vận dụng: - Phê phán những việc làm trái ngược với truyền thống tốt đẹp của quê hương. - Xác định được những việc cần làm phù hợp với bản thân để giữ gìn phát huy truyền thống quê hương. Vận dụng cao: Thực hiện được những việc làm phù hợp để giữ gìn, phát huy truyền thống của quê hương. | 1 TN | |||
2 | Quan tâm, cảm thông và chia sẻ
| Nhận biết: Nêu được những biểu hiện của sự quan tâm, cảm thôngvà chia sẻ với người khác. Thông hiểu: Giải thích được vì sao mọi người phải quan tâm, cảm thông và chia sẻ với nhau. Vận dụng: - Đưa ra lời/cử chỉ động viên bạn bè quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác. - Phê phán thói ích kỉ, thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác. Vận dụng cao: Thường xuyên có những lời nói, việc làm thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với mọi người. | 1 TN | ||||
3 | Học tập tự giác, tích cực | Nhận biết: - Nêu được các biểu hiện của học tập tự giác, tích cực. Thông hiểu: Giải thích được vì sao phải học tập tự giác, tích cực. Vận dụng: - Góp ý, nhắc nhở những bạn chưa tự giác, tích cực học tập để khắc phục hạn chế này. Vận dụng cao: Thực hiện được việc học tập tự giác, tích cực. | 2 TN | ||||
Giữ chữ tín (2t) | Nhận biết: - Trình bày được chữ tín là gì. - Nêu được biểu hiện của giữ chữ tín. Thông hiểu : - Giải thích được vì sao phải giữ chữ tín. - Phân biệt được hành vi giữ chữ tín và không giữ chữ tín. Vận dụng : Phê phán những người không biết giữ chữ tín. Vận dụng cao : Luôn giữ lời hứa với người thân, thầy cô, bạn bè và người có trách nhiệm. | 2 TN | 1 TL | ||||
Bảo tồn di sản văn hóa (3t) | Nhận biết : - Nêu được khái niệm di sản văn hoá. - Liệt kê được một số loại di sản văn hoá của Việt Nam. - Nêu được quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với việc bảo vệ di sản văn hoá. - Liệt kê được các hành vi vi phạm pháp luật về bảo tồn di sản văn hoá và cách đấu tranh, ngăn chặn các hành vi đó. Thông hiểu: - Giải thích được ý nghĩa của di sản văn hoá đối với con người và xã hội. - Trình bày được trách nhiệm của học sinh trong việc bảo tồn di sản văn hoá. Vận dụng: Xác định được một số việc làm phù hợp với lứa tuổi để góp phần bảo vệ di sản văn hoá. Vận dụng cao: Nhận xét, đánh giá tình huống, đưa ra được một số việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để góp phần bảo vệ di sản văn hoá. | 4 TN ½ TL | ½ TL | 1 TL | |||
Ứng phó với tâm lí căng thẳng (1t) | Nhận biết : - Nêu được các tình huống thường gây căng thẳng. - Nêu được biểu hiện của cơ thể khi bị căng thẳng. Thông hiểu: - Xác định được nguyên nhân và ảnh hưởng của căng thẳng - Dự kiến được cách ứng phó tích cực khi căng thẳng. Vận dụng: - Xác định được một cách ứng phó tích cực khi căng thẳng. - Thực hành được một số cách ứng phó tích cực khi căng thẳng. | 2 TN | 1/2 TL | 1/2 TL | |||
Tổng |
| 12 TN ½ TL | 1,5 TL | 1 TL | 1 TL | ||
Tỉ lệ % |
| 40 % | 30% | 20% | 10 % | ||
Tỉ lệ chung |
| 70% | 30 % |
3. Đề thi học kì 1 GDCD 7 Kết nối tri thức
Phần I. Trắc nghiệm khách quan (3,0 điểm)
Lựa chọn phương án đứng trước câu trả lời đúng (mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm)
Câu 1: Câu tục ngữ: Đi một ngày đàng học một sàng khôn nói về truyền thống nào ?
A. Truyền thống yêu nước.
B. Truyền thống hiếu học.
C. Truyền thống tôn sư trọng đạo.
D. Truyền thống đoàn kết chống giặc ngoại xâm.
Câu 2: Biểu hiện nào sau đây thể hiện sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ?
A. Thờ ơ trước khó khăn, đau khổ của người khác.
B. Giúp đỡ người khác với thái độ ban ơn, kể lễ.
C. Không vui vẻ khi bạn đạt thành tích cao.
D. Lắng nghe, động viên, an ủi mọi người.
Câu 3: Hành động nào sau đây là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực?
A. Luôn để bố mẹ gọi dậy đi học.
B. Trước giờ đi học mới soạn sách, vở.
C. Luôn cố gắng, vượt khó, kiên trì trong học tập.
D. Trong giờ kiểm tra, nhìn bài bạn để đạt được điểm cao.
Câu 4: Học tập tự giác, tích cực, giúp ta…….
A. không ngừng tiến bộ, đạt kết quả cao trong học tập.
B. nhận được nhiều quyền lợi, tiền bạc hơn.
C. có cơ hội đi du lịch nhiều nơi trên thế giới.
D. có cơ hội được gặp gỡ người nổi tiếng.
Câu 5: Giữ chữ tín là coi trọng, giữ gìn……
A. sự yêu mến của mọi người đối với mình.
B. phẩm chất tốt đẹp mình trước mọi người.
C. niềm tin của mình đối với mọi người.
D. niềm tin của mọi người đối với mình
Câu 6: Biểu hiện nào sau đây trái với giữ chữ tín?
A. Giữ đúng lời hứa của mình.
B. Buôn bán hàng chất lượng.
C. Hay trễ hẹn với bạn bè.
D. Nói đi đôi với làm.
Câu 7: Di sản văn hóa là những sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được….
A. lưu truyền từ đời này sang đời khác.
B. lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.
C. lưu truyền qua nhiều thế hệ khác nhau.
D. lưu truyền qua nhiều đời, nhiều thế hệ.
Câu 8: Hành vi nào dưới đây góp phần giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa?
A. Giữ gìn sạch đẹp di tích, danh lam thắng cảnh.
B. Khắc tên mình lên di sản nhằm để lại dấu ấn khi mình đến thăm.
C. Vứt rác bừa bãi xung quanh di tích.
D. Lấy cắp đồ vật trong khu bảo tồn di sản về nhà.
Câu 9: Di sản văn hóa nào dưới đây là di sản văn hóa phi vật thể?
A. Nhã nhạc cung đình Huế.
B. Trống đồng Đông Sơn.
C. Bến Nhà Rồng.
D. Khu di tích Mĩ Sơn.
Câu 10: Pháp luật Việt Nam có những quy định cơ bản về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân đối với việc bảo vệ di sản văn hóa, thể hiện ở
A. Luật Di sản văn hóa năm 2001.
B. Luật An ninh mạng năm 2018.
C. Luật Tố tụng hành chính năm 2015.
D. Luật Doanh nghiệp năm 2020.
Câu 11: Biểu hiện nào sau đây không phải là biểu hiện của tâm lí căng thẳng?
A. Suy giảm trí nhớ.
B. Không tập trung công việc.
C. Vui vẻ, tự tin.
D. Tim đập nhanh, khó thở, buồn nôn.
Câu 12: Căng thẳng tâm lí là tình trạng mà con người cảm thấy phải chịu áp lực về
A. tinh thần, thể chất.
B. tiền bạc.
C. gia đình.
D. bạn bè.
Phần II: Tự luận (7,0 điểm)
Câu 13 (2,5 điểm): Trong các tình huống dưới đây, em tán thành hay không tán thành với cách làm của các nhân vật? Vì sao?
a) Vào đợt lợn bị dịch tả châu Phi, người dân mua thịt lợn ít dần. Biết được điều đó, bà K mở cửa hàng thịt lợn sạch nhưng thực tế vẫn lấy thịt lợn bị ốm, bị bệnh để bán nhằm thu lợi nhuận cao.
b) H hứa với bố mẹ sẽ chăm chỉ học tập. Cuối năm học, kết quả học tập của H đã tiến bộ. H được cô giáo khen khiến bố mẹ rất vui.
Câu 14 (2,5 điểm):
a) Em hãy kể tên 4 di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam mà em biết
b) Là học sinh em cần làm gì để bảo tồn các di sản văn hóa của địa phương?
Câu 15 (1,0 điểm): Thấy K hay chọn Dân ca quan họ để biểu diễn ở các ngày lễ của trường, M không thích, chê hát Dân ca quan họ không hợp thời và muốn K chọn những bài hát hiện đại, sôi động.
Em có nhận xét gì về việc làm của M trong tình huống trên? Nếu là K em sẽ có cách xử lí như thế nào?
Câu 16 (1,0 điểm): A là học sinh giỏi của lớp, P là một học sinh trung bình, lại thường quậy phá, trốn học. Kì thi gần tới, P cùng nhóm bạn xấu đã lập hội đe doạ, muốn A phải cho mình chép bài và chuyển đáp án cho cả nhóm. A cảm thấy rất căng thẳng. Bạn không thể tập trung học được, thường giật mình lúc ngủ, mỗi khi đến trường lại bị đổ mồ hôi tay và trán.
Qua tình huống trên, em hãy chỉ ra những biểu hiện tâm lí căng thẳng của bạn A. Nếu là A, em sẽ làm gì để ứng phó với tình huống căng thẳng?
--------------------------------- Hết ---------------------------------
4. Đáp án đề kiểm tra học kì 1 Giáo dục công dân 7
Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
Đáp án | B | D | C | A | D | C | B | A | A | A | C | A |
* Lưu ý: Mỗi câu trắc nghiệm đúng được 0,25 đ
Phần II: Tự luận (7 điểm)
Câu hỏi | Nội dung | Điểm |
Câu 13 2,5 đ | a) Em không tán thành với việc làm của bà K. Vì: Việc làm của bà K là thiếu trung thực, lợi dụng lòng tin của mọi người để trục lợi cá nhân. Bà K làm như vậy gây anhr hưởng đến sức khỏe của những người tiêu dùng, lây lan bệnh dịch. b) Em tán thành với bạn H. Vì: Bạn H đã biết trọng lời hứa, đã thực hiện đúng lời hứa với bố mẹ. Bạn H đã cố gắng, chăm chỉ trong học tập. (HS có cách giải thích tương tự cũng cho điểm) | 0,5 0,75 0,5 0,75 |
Câu 14 2,5 đ | a) HS nêu được 4 di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam. Một số di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam đã được ghi danh, như: Nhã nhạc cung đình (Thừa Thiên-Huế), Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên, Dân ca Quan họ, hát ca trù, Hội Gióng ở Đền Sóc và Đền Phù Đổng, hát Xoan, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương,… b) Là HS, đề bảo tồn những di tích lịch sử, di sản văn hoá và danh lam thắng cảnh, cần làm những việc sau: - Tham quan, tìm hiểu các di tích lịch sử, di sản văn hoá. - Viết bài tuyên truyền, giới thiệu vẻ các di tích lịch sử, di sản văn hoá. - Bảo vệ môi trường, không vứt rác bừa bãi, giữ gìn sạch sẽ các di sản văn hoá. - Đấu tranh, tố giác kẻ gian ăn cắp các côt vật, di vật và các hành vi làm tổn hại đến di sản văn hoá. - Tham gia các lễ hội truyền thống. - Tích cực học ngoại ngữ để giới thiệu di sản văn hoá của địa phương, đất nước mình với du khách là người nước ngoài. | 1,0 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 |
Câu 15 1đ | HS nêu nhận xét về hành động của bạn M trong tình huống nói trên: - Bạn M có thái độ chê bai như vậy là chưa đúng. - Bạn M chưa biết trân trọng, gìn giữ di sản văn hóa. HS nêu cách xử lí nếu là K: - Từ chối yêu cầu hát các bài hát hiện đại theo yêu cầu của bạn M. - Giải thích cho M hiểu hát quan họ là di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa cần được bảo tồn. (HS có cách giải quyết khác đúng hay tương tự cũng cho điểm) | 0,25 0,25 0,25 0,25 |
Câu 16 1đ | Biểu hiện khi gặp tâm lí căng thẳng của A trong tình huống trên là: không thể tập trung học được, thường giật mình lúc ngủ, mỗi khi đến trường lại bị đổ mồ hôi tay và trán. Nếu là A em sẽ: Tìm đến phòng tư vấn tâm lí học đường của trường (nếu có) hoặc báo với GVCN để được hỗ trợ giải toả tâm lí và tìm ra giải pháp phù hợp, an toàn nhất. | 0,5 0,5 |
...........................