Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 8 trường THCS Biên Giới, Tây Ninh năm học 2016 - 2017

Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 8

Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 8 trường THCS Biên Giới, Tây Ninh năm học 2016 - 2017. Đề thi được đánh giá vừa sức đối với học sinh, không quá đánh đố, đảm bảo những học sinh nắm chắc kiến thức trong SGK có thể làm được bài và đạt điểm khá. Mời các bạn cùng tham khảo.

Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 8 trường THCS Phùng Hưng, Hưng Yên năm học 2016 - 2017

Bộ đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 8 năm học 2016 - 2017

Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 8 trường THCS Nghĩa Lâm, Quảng Ngãi năm học 2016 - 2017

Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 8 Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc năm học 2016 - 2017

PHÒNG GD&ĐT CHÂU THÀNH
TRƯỜNG THCS BIÊN GIỚI
ĐỀ THI HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2016 - 2017
MÔN: VẬT LÝ LỚP 8
Thời gian làm bài 45 phút

Câu 1/ Thế nào là chuyển động đều, chuyển động không đều? Cho ví dụ? (2,0 điểm)

Câu 2/ Treo một quả nặng vào lực kế ở ngoài không khí thì lực kế chỉ giá trị P1 = 5N. Khi nhúng vật nặng vào nước lực kế chỉ giá trị P2 = 3N. (2,0 điểm)

a. Tính lực đẩy Ac-si-mét tác dụng vào vật

b. Tính thể tích của phần chất lỏng bị vật nặng chiếm chỗ. Biết dN =10.000N/m3

Câu 3/ Viết công thức tính áp suất chất lỏng? Và nói rõ ký hiệu, đơn vị của các đại lượng trong công thức đó? (1,0 điểm)

Câu 4/ Một người đi bộ với vận tốc 2 km/h.Tìm khoảng cách từ nhà đến nơi làm việc? biết thời gian cần để người đó đi từ nhà đến nơi làm việc là 15 phút. (2,0 điểm)

Câu 5/ Khi đi qua chỗ bùn lầy, người ta thường dùng 1 tấm ván đặt lên trên để đi. Hãy giải thích vì sao? (1,0 điểm)

Câu 6/ Ba vật làm từ 3 chất khác nhau: Sắt, nhôm, sứ có hình dạng khác nhau nhưng thể tích bằng nhau. Khi nhúng ngập chúng trong nước thì lực đẩy AC-SI-MET của nước tác dụng vào ba vật có khác nhau không? Tại sao? (2,0 điểm)

ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN VẬT LÝ LỚP 8

Câu 1

  • Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian. Ví dụ: Kim đồng hồ (1,0 điểm)
  • Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian. Ví dụ: Đi bộ (1,0 điểm)

Câu 2

Tóm tắt (0,5 điểm)

P1 = 5N.

P2 = 3N.

dN = 10000N/m3

FA = ? N

V = ?m3

Giải

Lực đẩy ACSIMET tác dụng vào vật là:

FA = P1 - P2 = 5 - 3 = 2N. (0,5 điểm)

Thể tích của phần chất lỏng bị vật nặng chiếm chỗ là:

FA = d.V => V = FA/d = 2/10000 = 0.0002m3 (0,5 điểm)

Đáp số: (0,5 điểm)

FA = 2N

V = 0.0002m3

Câu 3

Công thức Tính Áp Suất chất lỏng: p = dh

Trong đó: p là áp suất ở đáy cột chất lỏng. (Pa)
d là trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3)
h là chiều cao của cột chất lỏng. (m)

Câu 4

Tóm tắt (0,5 điểm)

V = 2 km/h

T = 15 phút = 0,25 h

S = ? km

Giải

Khoảng cách từ nhà đến nơi làm việt của người đó là?

V = S/t => S = V.t (0,5 điểm)

S = 2 x 0.25 = 0.5 km (0,25 điểm)

Đáp số: S = 0.5 km (0,25 điểm)

Câu 5: Vì diện tích tiếp xúc giữa tấm ván và mặt bùn lớn hơn giữa bàn chân và mặt bùn nên khi đi trên đó thì áp suất gây ra trên mặt bùn được giảm đi và do đó mặt bùn đỡ bị lún so với khi không có ván. (1,0 điểm)

Câu 6

  • Lực đẩy Acsimet của ba vật giống nhau,
  • Vì Lực đẩy Acsimet phụ thuộc vào trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của vật chìm trong chất lỏng (ba vật cùng nhúng vào trong 1 chất lỏng, và có thể tích giống nhau)
Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi học kì 1 lớp 8

    Xem thêm