Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học lớp 9 huyện Thanh Sơn, Phú Thọ năm 2012 - 2013
Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Hóa học lớp 9
Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học lớp 9 năm học 2012 - 2013 huyện Thanh Sơn, Phú Thọ có đáp án kèm theo là tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi môn Hóa lớp 9 hay, giúp các bạn học sinh tự ôn tập kiến thức, làm quen với dạng đề thi học sinh giỏi, nhằm đạt kết quả tốt trong các bài thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo.
Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 năm học 2015 - 2016 trường THCS Đỗ Động, Hà Nội
Đề thi HSG môn Hóa học lớp 9 huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa năm 2015 - 2016
Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học lớp 9 Phòng GD&ĐT Quan Sơn, Thanh Hóa năm học 2016 - 2017
Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học lớp 9 Phòng GD&ĐT Phù Ninh, Phú Thọ năm học 2016 - 2017
UBND HUYỆN THANH SƠN Đề chính thức (Đề thi có 01 trang) | ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 - THCS CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2012 - 2013 Môn: Hóa học (Thời gian làm bài 150 phút không kể thời gian giao đề) |
Câu 1 (2,0 điểm): Hãy cân bằng các sơ đồ phản ứng sau thành phương trình hóa học:
a) Al + HNO3→ Al(NO3)3 + NH4NO3 + H2O
b) FeS2 + H2SO4 →Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
c) FeS + H2SO4 →Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
d) FexOy + HNO3 →Fe(NO3)3 + NO + H2O
Câu 2 (5,0 điểm): Chỉ dùng dung dịch BaCl2 và dung dịch NaOH, bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết 5 dung dịch mất nhãn để riêng trong mỗi lọ sau: Na2SO4, NaNO3, Mg(NO3)2, MgSO4, Fe(NO3)2.
Câu 3 (3,5 điểm): Từ những chất đã cho: KMnO4, Al, dung dịch HCl, S và các điều kiện cần thiết. Hãy viết phương trình hóa học điều chế các chất: O2, Cl2, H2, H2SO4.
Câu 4 (5,0 điểm): Hòa tan hoàn toàn 12,1 gam hỗn hợp bột CuO và ZnO cần 100 ml dung dịch HCl 3M.
a) Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi oxit trong hỗn hợp ban đầu;
b) Hãy tính khối lượng dung dịch H2SO4 nồng độ 20% để hòa tan hoàn toàn hỗn hợp các oxit trên.
Câu 5 (4,5 điểm):
a) Tính nồng độ phần trăm của dung dịch H2SO4 nếu biết rằng khi cho một lượng dung dịch này tác dụng với lượng dư hỗn hợp Na – Mg thì lượng H2 thoát ra bằng 4,5% khối lượng dung dịch axit đã dùng;
b) Cho m gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu tác dụng với dung dịch HCl dư thu được dung dịch Y, 10m/17 gam chất rắn không tan và 2,688 lít H2 đktc. Hòa tan hết m gam hỗn hợp X cần tối thiểu a gam dung dịch H2SO4 98% (đặc nóng) sản phẩm khử duy nhất là khí SO2. Tính a?
(H=1; S = 32; O = 16; Fe = 56; Cl = 35,5; Cu = 64; Zn = 65; Na = 23; Mg = 24)
(Thí sinh được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học)
Đáp án đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Hóa học lớp 9
Câu 1: Hãy cân bằng các sơ đồ phản ứng sau thành phương trình hóa học
a. 8Al+30HNO3→ 8Al(NO3)3 + 3NH4NO3 + 9H2O (0,5đ)
b. 2FeS2 + 14H2SO4→ Fe2(SO4)3 + 15SO2 + 14H2O (0,5đ)
c. 2FeS + 10 H2SO4→ Fe2(SO4)3 + 9SO2 + 10 H2O (0,5đ)
d. 3FexOy +(12x – 2y) HNO3→ 3xFe(NO3)3 +(3x – 2y) NO +(6x – y)H2O (0,5đ)
Câu 2:
Lấy mẫu thử, đánh số thứ tự. (0,25đ)
Cho dd BaCl2 vào các mẫu thử. (0,25đ)
DD nào xuất hiện kết tủa là Na2SO4 và MgSO4 (Nhóm 1): (0,25đ)
BaCl2 + MgSO4→ MgCl2 + BaSO4 (0,5đ)
BaCl2 + Na2SO4 →2NaCl + BaSO4 (0,5đ)
Ba dd còn lại là NaNO3, Mg(NO3)2, Fe(NO3)2 (Nhóm 2). (0,25đ)
Cho dd NaOH vào từng nhóm. (0,25đ)
Nhóm 1: Xuất hiện kết tủa là MgSO4 vì: (0,25đ)
2NaOH + MgSO4→ Na2SO4 + Mg(OH)2 (0,5đ)
Còn lại là Na2SO4 (0,25đ)
Nhóm 2:
Có kết tủa trắng mãi là Mg(NO3)2, trắng xanh chuyển sang nâu đỏ là Fe(NO3)2 vì: (0,25đ)
2NaOH + Mg(NO3)2→ 2NaNO3 + Mg(OH)2 (0,5đ)
2NaOH + Fe(NO3)2 →Fe(OH)2 + 2NaNO3 (0,5đ)
4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O →4Fe(OH)3 (0,5đ)
Còn lại là NaNO3
Câu 3: Phương điều chế các chất
2KMnO4→ K2MnO4 + MnO2 + O2 (0,5đ)
MnO2 + 4HCl→ MnCl2 + Cl2 + 2H2O (0,5đ)
2Al + 6HCl →2AlCl3 + 3H2 (0,5đ)
S + O2 →SO2 (0,5đ)
2SO2 + O2→ 2SO3 (0,5đ)
SO3 + H2O →H2SO4 (0,5đ)
2Al + 3H2SO4 →Al2(SO4)3 + 3H2 (0,5đ)
Câu 4:
Số mol HCl: 0,3 mol (0,15đ)
Gọi số mol CuO, ZnO lần lượt là: x, y mol. ( x, y > 0) (0,10đ)
PTHH: CuO + 2HCl→ CuCl2 + H2O (0,25đ)
x mol 2x mol (0,25đ)
PTHH: ZnO + 2HCl →ZnCl2 + H2O (0,25đ)
y mol 2y mol (0,25đ)
Vậy: khối lượng CuO = 4g (0,25đ)
Khối lượng ZnO = 8,1g (0,25đ)
Thành phần % theo khối lượng: % CuO = 33,06% (0,25đ)
% ZnO = 66,94% (0,25đ)
Hòa tan hoàn toàn hh oxit trên theo PTHH:
PTHH: CuO + H2SO4 →CuSO4 + H2O (0,25đ)
0,05 mol 0,05 mol (0,25đ)
PTHH : ZnO + H2SO4→ ZnCl2 + H2O (0,25đ)
0,1 mol 0,1 mol (0,25đ)
Theo PTHH ta có tổng số mol H2SO4 là: 0,05 + 0,1 = 0,15 mol (0,25đ)
Khối lượng H2SO4 là: 0,15 . 98 = 14,7g (0,25đ)
Khối lượng dung dịch H2SO4 là: (14,7 . 100) : 20 = 73,5 g (0,25đ)
Câu 5:
a) (2,5 điểm)
Gọi khối lượng dung dịch H2SO4 bằng 100g (0,25đ)
Khối lượng H2 thoát ra bằng: (100. 4,5) : 100 = 4,5 g (0,25đ)
Gọi khối lượng H2SO4 bằng x(g); 0 < x < 100 (0,25đ)
Thì khối lượng H2O bằng (100 – x) (g) (0,25đ)
PTHH: 2Na + H2SO4→ Na2SO4 + H2 (1) (0,25đ)
PTHH : Mg + H2SO4 →MgSO4 + H2 (2) (0,25đ)
PTHH: 2Na + 2H2O→ 2NaOH + H2 (3) (0,25đ)
Theo PT (1) và (2) ta có số mol H2 bằng số mol H2SO4. (0,15đ)
Theo PT (3) ta có số mol H2 bằng ½ số mol H2O. (0,1đ)
Có PT về khối lượng H2 thoát ra ở cả 3 PT:
(x : 98) . 2 + (100 – x) : 18 = 4,5 (0,25đ)
Giải PT được: x = 30 (0,15đ)
Vậy C% H2SO4 là: 30% (0,1đ)
b) (2 điểm)
PTHH : Fe + 2HCl→ FeCl2 + H2 (0,15đ)
0,12 mol 0,12 mol (0,1đ)
Theo bài ra có khối lượng Cu + khối lượng Fe = m (0,1đ)
Hay: 10m/17 + ( 0,12 . 56 ) = m (0,15đ)
Tính được: m = 16,32 g (0,25đ)
Khối lượng Cu bằng: 16,32 – 6,72 = 9,6 g (0,15đ)
Số mol Cu: 0,15 mol (0,1đ)
2Fe + 6H2SO4→ Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O (0,15đ)
0,12 0,36 0,06 (0,1đ)
Cu + Fe2(SO4)3 →CuSO4 + 2FeSO4 (0,15đ)
0,06 0,06 (0,1đ)
Cu + 2H2SO4→ CuSO4 + SO2 + 2H2O (0,15đ)
0,09 0,18 (0,1đ)
Tổng số mol H2SO4 là: 0,54 mol (0,1đ)
Vậy a = (0,54 . 98 . 100) : 98 = 54g (0,15đ)