Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 12 Sở GD&ĐT Quảng Bình năm học 2016 - 2017

Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 12

Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 12 Sở GD&ĐT Quảng Bình năm học 2016 - 2017. Thông qua việc luyện giải đề thi này, chúng tôi hi vọng các em học sinh sẽ nâng cao kĩ năng giải đề thi của mình, học thêm được nhiều kiến thức mới. Chúc các em có một kì thi học sinh giỏi thành công!

Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 12 trường THPT Lý Thái Tổ, Bắc Ninh năm học 2016 - 2017

Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 12 trường THPT Nguyễn Duy Thì, Vĩnh Phúc năm học 2016 - 2017 (Lần 1)

SỞ GD&ĐT QUẢNG BÌNHKỲ THI CHỌN HSG TỈNH NĂM HỌC 2016 - 2017
Khóa ngày 22 tháng 3 năm 2017
Môn: Lịch sử
LỚP 12 THPT
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Đề gồm có 01 trang

Câu 1 (1,5 điểm).

Toàn cầu hóa là gì? Nêu những biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa ngày nay?

Câu 2 (1,5 điểm).

Tại sao nói trong thời đại ngày nay, "khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp"? Theo em thế hệ trẻ Việt Nam cần phải làm gì trước sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng Khoa học - Công nghệ hiện nay?

Câu 3 (1,5 điểm).

Em hãy trình bày những nét chính về phong trào yêu nước của tầng lớp tiểu tư sản tri thức ở Việt Nam từ năm 1919 đến 1925.

Câu 4 (2,0 điểm).

Bằng những kiến thức đã học từ 1941 đến năm 1945, hãy làm sáng rõ vai trò của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đối với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945?

Câu 5 (2,0 điểm).

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954), chiến dịch nào đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava? Trình bày ý nghĩa lịch sử của chiến dịch đó.

Câu 6 (1,5 điểm).

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9 -1960) là "nguồn ánh sáng mới, lực lượng mới cho toàn Đảng và toàn dân ta xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà". Em hãy trình bày nội dung cơ bản của đại hội đó?

Đáp án đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 12

Câu 1. Toàn cầu hóa là gì? Nêu những biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa ngày nay?

  • Toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới...
  • Biểu hiện:
    • Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế...
    • Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia (có khoảng 500 công ty xuyên quốc gia kiểm soát tới 25% tổng sản phẩm thế giới và giá trị trao đổi của những công ty này tương đương ¾ giá trị thương mại toàn cầu)...
    • Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn... nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước...
    • Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực (IMF, WB, WTO, EU,...). Các tổ chức này có vai trò ngày càng quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề chung của thế giới và khu vực...

Câu 2. Tại sao nói trong thời đại ngày nay, "khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp"? Theo em thế hệ trẻ Việt Nam cần làm gì trước sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng Khoa học - Công nghệ?

  • Khoa học đã trở thành một lực lượng sản xuất trực tiếp vì:
    • Mọi phát minh kĩ thuật, công nghệ đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học. Khoa học gắn liền với kĩ thuật, khoa học đi trước mở đường cho kĩ thuật. Đến lượt mình kĩ thuật lại đi trước mở đường cho sản xuất...
    • Thời gian từ phát minh khoa học đến ứng dụng vào sản xuất ngày càng được rút ngắn hơn (nguyên tử 1939 - 1945, Lade 1960 - 1962)...
    • Khoa học đã tham gia trực tiếp vào sản xuất, trở thành nguồn gốc chính của những tiến bộ về kĩ thuật và công nghệ. Đầu tư vào khoa học cho lãi hơn so với nhiều đầu tư vào các ngành khác.
  • Thế hệ trẻ Việt Nam cần:
    • Thế hệ trẻ Việt Nam cần học tập, rèn luyện đạo đức, nâng cao những hiểu biết về khoa học kĩ thuật hiện đại...
    • Hòa mình vào với xu thế phát triển của thời đại... giữ gìn được bản sắc dân tộc..., đưa trình độ khoa học - kĩ thuật của Việt Nam vươn lên đuổi kịp trình độ quốc tế.

Câu 3. Em hãy trình bày những nét chính về phong trào yêu nước của các tầng lớp tiểu tư sản tri thức ở Việt Nam từ năm 1919 đến 1925.

  • Thành lập các tổ chức chính trị: Việt Nam nghĩa đoàn, Hội Phục Việt, Đảng Thanh niên..., với những hoạt động phong phú, sôi nổi như mít tinh, biểu tình, bãi khóa...
  • Lập ra các nhà xuất bản: Cường học thư xã, Quan hải tùng thư, Nam đồng thư xã, ...
  • Ra nhiều tờ báo tiến bộ như: Chuông rè, An Nam trẻ, Người nhà quê...
  • Tổ chức một số phong trào đấu tranh tiêu biểu như: đòi thả cụ Phan Bội Châu (1925), dự đám tang Phan Châu Trinh (1926)...
  • Phong trào trên đây mang tính chất dân chủ công khai với với những hình thức và hoạt động phong phú, cổ vũ mạnh mẽ tinh thần yêu nước của nhân dân ta và góp phần chuẩn bị điều kiện cho những phong trào đấu tranh mới sau này.

Câu 4. Bằng những kiến thức đã học từ 1941 đến năm 1945, hãy làm sáng rõ vai trò của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đối với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945?

  • Xác định đường lối và phương pháp cách mạng: Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị trung ương lần thứ VIII Ban Chấp hành Trung ương Đảng (5-1941), giương cao hơn nữa ngọn cờ giải phóng dân tộc, đồng thời đề ra chủ trương khởi nghĩa vũ trang...
  • Sáng lập Mặt trận Việt Minh với các hội "cứu quốc", xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc; tập hợp và rèn luyện lực lượng chính trị của quần chúng...
  • Xây dựng lực lượng vũ trang và căn cứ địa cách mạng: Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân; chọn Cao Bằng để xây dựng căn cứ địa cách mạng, chỉ thị thành lập Khu giải phóng Việt Bắc...
  • Cùng với Trung ương Đảng đánh giá chính xác thời cơ, chớp thời cơ, kiên quyết phát động và lãnh đạo toàn dân nổi dậy tổng khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi; lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa...

Câu 5. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1946 - 1954, chiến dịch nào đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava? Trình bày ý nghĩa lịch sử của chiến dịch đó.

  • Trong cuộc kháng chiến chống Pháp 1946 - 1954, Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ là chiến dịch đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava.
  • Ý nghĩa:
    • Là thắng lợi lớn nhất, vĩ đại nhất của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, như một "Bạch Đằng, Chi Lăng, Xương Giang, Đống Đa" của thế kỉ XX...
    • Là nhân tố quyết định buộc Pháp phải ký Hiệp định Giơnevơ thừa nhận độc lập chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ 3 nước Đông Dương...
    • Bảo vệ và phát triển những thành quả Cách mạng tháng Tám, giải phóng hoàn toàn miền Bắc, chấm dứt ách thống trị của thực dân Pháp trong gần một thế kỷ...
    • Giáng một đòn mạnh mẽ vào hệ thống thực dân, mở đầu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực cũ...
    • Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới trước hết là ở châu Á, châu Phi, góp phần thu hẹp trận địa của chủ nghĩa đế quốc...
    • Nêu tấm gương về chống chủ nghĩa thực dân, một dân tộc... nếu quyết tâm chiến đấu vì độc lập tự do, có đường lối chính trị đúng đắn, được sự ủng hộ của quốc tế hoàn toàn có khả năng đánh bại một đế quốc hùng mạnh...

Câu 6. Nội dung cơ bản của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (9-1960)

  • Đề ra nhiệm vụ chiến lược của cách mạng cả nước và nhiệm vụ cách mạng từng miền; chỉ rõ vị trí, vai trò của cách mạng từng miền, mối quan hệ giữa cách mạng hai miền.
  • Xác định cách mạng miền Bắc có vai trò quyết định nhất đối với sự nghiệp cách mạng cả nước. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam. Cách mạng hai miền có quan hệ mật thiết, tác động lẫn nhau.
  • Thông qua Báo cáo chính trị, Báo cáo sửa đổi Điều lệ Đảng và thông qua kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965) nhằm xây dựng bước đầu cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội.
Đánh giá bài viết
1 4.865
Sắp xếp theo

    Lịch sử 12

    Xem thêm