Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi học sinh giỏi môn Vật lý lớp 6 trường THCS Xuân Hưng, Thọ Xuân năm 2015 - 2016

Đề thi học sinh giỏi môn Vật lý lớp 6

Đề thi học sinh giỏi môn Vật lý lớp 6 năm học 2015 - 2016 trường THCS Xuân Hưng, Thọ Xuân có kèm theo đáp án là tài liệu tham khảo môn Vật lý lớp 6 giúp các bạn tự tổng hợp kiến thức Vật lý, ôn thi học sinh giỏi môn Vật lý, bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 6 THCS. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 6 năm học 2013 - 2014 trường THCS Đáp Cầu, Bắc Ninh

Đề thi học sinh giỏi Ngữ Văn lớp 6 THCS Bình Minh năm 2013 - 2014

PHÒNG GD&ĐT THỌ XUÂN
TRƯỜNG THCS XUÂN HƯNG
ĐỀ THI CHỌN HỌC HỌC SINH GIỎI MÔN VẬT LÝ 6
(Thời gian làm bài 60 phút)
Ngày thi 19/11/2015

Bài 1: (6,0 điểm) Hãy chọn thước đo thích hợp để đo các độ dài ghi trong bảng và giải thích sự lựa chọn của em.

Thước đo độ dàiĐộ dài cần đo
1. Thước thẳng có GHĐ 1,5m và ĐCNN 1cmA. Bề dày cuốn Vật lí 6
2. Thước dây có GHĐ 1m và ĐCNN 0,5cmB. Độ dài lớp học của em
3. Thước kẻ có GHĐ 20cm và ĐCNN 1mmC. Chu vi miệng cốc

Bài 2: (4,0 điểm) a) Hãy kể tên những dụng cụ đo thể tích chất lỏng mà em biết. Những dụng cụ đó thường được dùng ở đâu?

b) Cho một bình chia độ, một quả trứng (không bỏ lọt bình chia độ) một cái bát, một cái đĩa và nước. Hãy tìm cách xác định thể tích quả trứng.

Bài 3: (3,0 điểm) a) Hãy mô tả một hiện tượng thực tế trong đó có hai lực cân bằng.

b) Hãy nêu hai thí dụ trong đó một thí dụ chứng tỏ lực tác dụng lên một vật làm biến đổi chuyển động của vật đó; một thí dụ chứng tỏ lực tác dụng lên một vật làm biến dạng vật đó.

Bài 4: (5,0 điểm) a) Một hộp Ông Thọ có khối lượng 397g và có thể tích 320cm3; Hãy tính khối lượng riêng của sữa trong hộp theo đơn vị kg/m3.

b) Biết 10 lít cát có khối lượng 15kg

  • Tính thể tích của 1 tấn cát.
  • Tính trọng lượng của một đống cát 3m3.

Bài 5: (2,0 điểm) Tại sao trong buôn bán đường, gạo chẳng hạn người ta thường dùng cân chứ không dùng lực kế.

Đáp án đề thi học sinh giỏi môn Vật lý lớp 6

Bài 1:

1. Chọn thước 1 để đo độ dài B (1 - B) (1,0đ)

  • Vì độ dài của lớp học tương đối lớn cỡ khoảng 8 đến 9 m nên dùng thước có GHĐ lớn nhất để đo chiều dài lớp học sẽ chỉ phải đo ít lần hơn, nên độ chính xác lớn hơn. (1,0đ)
  • Do đó nên chọn thước 1. Mặc dù thước 1 có ĐCNN lớn nhất (1cm) so với 2 thước còn lại, nhưng trong thực tế dùng thước 1 vẫn phù hợp so với độ dài lớp học (sai số nhỏ hơn 1% là có thể chấp nhận được) (1,0đ)

2. Chọn thước 2 để đo độ dài C (2 - C) (1,0đ)

Vì chu vi miệng cốc là đo độ dài cong nên dùng thước dây để đo sẽ chính xác hơn. (0,5đ)

3. Chọn thước 3 để đo độ dài A (3 - A) (1,0đ)

Vì bề dày cuốn sách giáo khoa Vật lí 6 nhỏ, nên dùng thước có ĐCNN càng nhỏ thì việc đo và ghi kết quả đo sẽ càng chính xác hơn (0,5đ)

Bài 2:

a. Các loại ca đong, chai lọ có ghi sẵn dung tích. Thường được dùng để đong xăng dầu, nước mắm, bia... (1,0đ)

  • Các loại bình chia độ. Thường được dùng để đo thể tích chất lỏng trong các phòng thí nghiệm. (0,5đ)
  • Xi lanh, bơm tiêm. Thường được dùng để đo thể tích chất lỏng ít như thuốc tiêm... (0,5đ)

b (có 3 cách xác định, HS có thể xác định 1 trong 3 cách)

Cách 1: (0,5đ)

  • Đặt bát lên đĩa. Đổ nước từ chai vào đầy bát.
  • Thả trứng vào bát, nước tràn ra đĩa.
  • Đổ nước từ đĩa vào bình chia độ. Số chỉ trong bình chia độ cho biết thể tích quả trứng.

Cách 2: (không dùng đĩa) (0,5đ)

  • Bỏ trứng vào bát. Đổ nước đầy bát.
  • Lấy trứng ra. Đỗ nước vào bình chia độ đang chứa 100cm3 nước vào bát cho đến khi đầy nước.
  • Thể tích nước giảm đi trong bình chia độ bằng thể tích quả trứng.

Cách 3: (không dùng đĩa) (1,0đ)

  • Đổ nước vào đầy bát.
  • Đổ nước từ bát sang bình chi độ (V1).
  • Bỏ trứng vào bát. Đổ nước từ bình chia độ vào đầy bát. Thể tích nước còn lại trong bình là thể tích quả trứng.

Bài 3:

a. Khi hai đội chơi kéo co lúc phần đánh dấu trên dây kéo và vạch mốc dưới sân chơi đang trùng nhau. (1,0đ)

b. Hòn bi đặt trên mặt đất, khi em búng ngón tay vào hòn bi, hòn bi chuyển động. (1,0đ)

Khi tác dụng 1 lực kéo vào dây cao su, dây cao su biến dạng (dãn ra) (1,0đ)

Bài 4:

a) m = 397g = 0,397kg; (0,5đ)

V = 320cm3 = 0,00032m3 (0,5đ)

Áp dụng công thức: D =m/V ta có khối lượng riêng của sữa là:

D = 0,397/0,00032 = 1240, 625 (kg/m3) (0,5đ)

b) 10 lít = 10dm3 = 0,01m3 (0,5đ)

Từ D =m/V ta có khối lượng riêng của cát là: (0,5đ)

D = 15/0,1 = 1500 (kg/m3) (0,5đ)

Thể tích của 1 tấn cát là: V = 1000/1500 ~0,667 (m3) (0,5đ)

Trọng lượng riêng của cát là: d = 10.D = 10.1500 = 15000 (N/m3) (0,5đ)

Trọng lượng của 3m3 cát là: P = d.V = 15000.3 = 45000 (N) (0,5đ)

Bài 5:

Không được dùng lực kế vì lực kế đo khối lượng của hàng hóa. (0,5đ)

Trọng lượng này thay đổi tùy theo từng nơi. (0,5đ)

Phải dùng cân để cân khối lượng của hàng hóa vì khối lượng của hàng hóa không phụ thuộc vào bất cứ nơi nào. (1,0đ)

Đánh giá bài viết
40 8.922
Sắp xếp theo

    Thi học sinh giỏi lớp 6

    Xem thêm