Đề thi khảo sát chất lượng môn Lịch sử lớp 10 trường THPT Đồng Đậu, Vĩnh Phúc năm 2015 - 2016 (Lần 1)

Đề thi khảo sát chất lượng môn Lịch sử lớp 10

Đề thi khảo sát chất lượng môn Lịch sử lớp 10 trường THPT Đồng Đậu, Vĩnh Phúc năm 2015 - 2016 (Lần 1) gồm 5 câu hỏi tự luận làm trong thời gian 150 phút, có đáp án đi kèm. Đây sẽ là tài liệu học tập hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 10, giúp các bạn ôn tập hiệu quả. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi khảo sát chất lượng môn Ngữ văn lớp 10 trường THPT Đồng Đậu, Vĩnh Phúc năm 2015 - 2016 (Lần 1)

Đề kiểm tra học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 năm học 2014 - 2015 trường THPT Châu Thành 1, Đồng Tháp

TRƯỜNG THPT ĐỒNG ĐẬU

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN I

Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (2 điểm):

Vì sao khi thoát khỏi giới động vật, người tối cổ phải sống thành từng bầy? Bầy người nguyên thủy giống và khác với bầy động vật ở chỗ nào?

Câu 2 (2,5 điểm):

Có đúng hay không khi cho rằng xã hội có giai cấp và nhà nước phát triển sớm nhất ở lưu vực các dòng sông lớn thuộc châu Á và châu Phi. Giải thích tại sao? Các ngành kinh tế chính của các quốc gia cổ đại phương Đông?

Câu 3 (2 điểm):

So sánh những điểm giống và khác nhau trong việc phân chia giai cấp ở các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây? Vai trò của nông dân công xã trong xã hội cổ đại phương Đông?

Câu 4 (2 điểm):

Triều đại nào phát triển thịnh trị nhất dưới chế độ phong kiến Trung Quốc? Trình bày sự phát triển đó?

Câu 5 (1,5 điểm):

Hãy cho biết vị trí của vương triều Hồi giáo Đêli và vương triều Mô-gôn trong lịch sử Ấn Độ?

Đáp án đề thi khảo sát chất lượng môn Lịch sử lớp 10

Câu 1 (2 điểm): Vì sao khi thoát khỏi giới động vật, người tối cổ phải sống thành từng bầy? Bầy người nguyên thủy giống và khác với bầy động vật ở chỗ nào?

  • Người Tối cổ phải sống thành từng bầy vì:
    • Do trình độ sản xuất thấp kém, công cụ thô sơ nên họ phải kiếm sống bằng lao động tập thể với phương thức hái lượm và săn bắn.
    • Do sống trong điều kiện thiên nhiên hoang dã, luôn bị thú dữ đe dọa nên phải dựa vào sức mạnh tập thể để tự vệ...
  • Sự giống nhau.
    • Sống chung thành từng bầy để bảo vệ lẫn nhau.
    • Cùng nhau tìm kiếm thức ăn trong rừng.
  • Sự khác nhau giữa bầy người nguyên thủy và bầy động vật.
    • Trong thời kì bầy người nguyên thủy, con người đã biết chế tạo công cụ lao động, đó là những công cụ thuộc thời kì đá cũ
    • Họ đã biết giữ lửa trong tư nhiên, biết chế tạo ra lửa để nướng chín thức ăn, tự vệ và sưởi ấm.
    • Giữa các thành viên của bầy đã có quan hệ tương đối chặt chẽ, gắn bó, có người đứng đầu, có phân công công việc giữa nam và nữ...cùng chăm sóc con cái.

Câu 2 (2,5 điểm): Có đúng hay không khi cho rằng xã hội có giai cấp và nhà nước phát triển sớm nhất ở lưu vực các dòng sông lớn thuộc châu Á và châu Phi. Giải thích tại sao? Các ngành kinh tế chính của các quốc gia cổ đại phương Đông?

Xã hội có giai cấp và nhà nước phát triển sớm nhất ở lưu vực các dòng sông lớn thuộc châu Á và châu Phi là đúng

* Nguyên nhân

  • Ở đây có điều kiện tự nhiên hết sức thuận lợi cho đời sống của con người. Những đồng bằng ven sông ruộng, đất đai phì nhiêu, mềm và xốp, dễ canh tác, lượng mưa đều đặn, phân bố theo mùa, có khí hậu ấm nóng. Vào mùa mưa hàng năm, nước sông dâng cao, phủ lên chân ruộng thấp một lớp đất phù sa màu mỡ, thích hợp cho việc gieo trồng các loại cây lương thực.
  • Do điều kiện tự nhiên thuận lợi nên khoảng 3500- 2000 năm TCN, cư dân đã tập trung khá đông theo từng bộ lạc trên thềm đất cao để sinh sống.....

* Các ngành kinh tế chính

  • Cư dân trên lưu vực các dòng sông lớn ở châu Á và châu phi sống chủ yếu bằng nghề nông, họ biết trồng mỗi năm hai vụ lúa ...
  • Ngoài việc lấy nông làm gốc, cư dân nông nghiệp cổ này còn biết chăn nuôi gia súc, làm gốm và dệt vải để đáp ứng nhu cầu hàng ngày và tiến hành trao đổi sản phẩm giữa các vùng này với vùng khác.

Câu 3 (2 điểm): So sánh những điểm giống và khác nhau trong việc phân chia giai cấp ở các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây?

* Giống nhau:

  • Đều có giai cấp thống trị và bị trị
  • Giai cấp thống trị nắm toàn bộ quyền hành về kinh tế, chính trị, xã hội
  • Nô lệ là tầng lớp thấp nhất trong xã hội và bị bóc lột

* Khác nhau

Phương Đông

Phương Tây

- Giai cấp thống trị gồm: Vua, quý tộc, quan lại, tăng lữ, chủ đất

- Giai cấp bị trị gồm: nông dân công xã, thợ thủ công, nô lệ .

- Nông dân công xã là lực lượng sản xuất chính trong xã hội

- Quan hệ bóc lột: Vua - quý tộc với nông dân công xã

- Giai cấp thống trị gồm: chủ nô, chủ xưởng, chủ lò, chủ thuyền.

- Giai cấp bị trị: bình dân, nô lệ

- Nô lệ là lực lượng sản xuất chính trong xã hội.

- Quan hệ bóc lột chủ yếu: chủ nô với nô lệ.

* Vai trò của nông dân công xã.

  • Do nhu cầu của công tác trị thủy các dòng sông lớn và xây dựng các công trình thủy lợi đã khiến những người nông dân ở vùng này gắn bó và ràng buộc với nhau trong khuôn khổ công xã nông thôn. Các thành viên của công xã được gọi là nông dân công xã.
  • Nông dân công xã là bộ phận đông đảo nhất, có vai trò to lớn trong sản xuất. Họ nhận ruộng đất ở công xã để canh tác và phải nộp một phần sản phẩm thu hoạch và làm không công cho quý tộc.

Câu 4 (2 điểm): Triều đại nào phát triển thịnh trị nhất dưới chế độ phong kiến Trung Quốc? Trình bày sự phát triển đó?

Nhà Đường là triều đại thịnh trị nhất dưới chế độ phong kiến Trung Quốc.

a. Về kinh tế

  • Nông nghiệp: Chính sách quân điền, áp dụng kĩ thuật canh tác mới, chọn giống... dẫn tới năng suất tăng.
  • Thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển thịnh đạt, có các xưởng thủ công (Tác phường), luyện sắt, đóng thuyền.

Như vậy kinh tế Trung Quốc dưới thời Đường phát triển hơn các triều đại trước

b. Về chính trị

  • Từng bước hoàn thiện chính quyền từ trung ương đến địa phương, có chức tiết độ sứ.
  • Tuyển dụng quan lại bằng việc thi cử (bên cạnh việc cử con em thân tín xuống các địa phương).
  • Tiếp tục chính sách xâm lược và mở rộng lãnh thổ.
  • Mâu thuẫn xã hội dẫn đến cuộc khởi nghĩa nông dân TK X khiến cho nhà Đường sụp đổ.

Câu 5 (1,5 điểm): Hãy cho biết vị trí của vương triều Hồi giáo Đêli và vương triều Mô-gôn trong lịch sử Ấn Độ?

  • Vị trí của vương triều Đêli
    • Du nhập yếu tố văn hóa mới - văn hóa Hồi giáo
    • Tạo điều kiện cho sự giao lưu văn hóa Đông Tây, văn hóa Ấn và Hồi giáo
    • Kinh đô Đêli trở nên sầm uất
  • Vị trí của vương triều Mô-gôn
    • Là triều đại phong kiến cuối cùng của lịch sử Ấn Độ
    • Những chính sách của A-cơ-ba làm cho kinh tế phát triển, xã hội ổn định, văn hóa, nghệ thuật có nhiều thành tựu
Đánh giá bài viết
1 5.731
Sắp xếp theo

Lịch sử lớp 10

Xem thêm