Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi khảo sát chất lượng môn Lịch sử lớp 11 trường THPT Đồng Đậu, Vĩnh Phúc năm 2015 - 2016 (Lần 1)

Đề thi khảo sát chất lượng môn Lịch sử lớp 11

Đề thi khảo sát chất lượng môn Lịch sử lớp 11 trường THPT Đồng Đậu, Vĩnh Phúc năm 2015 - 2016 (Lần 1) được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải, giới thiệu tới quý thầy cô và các bạn học sinh tham khảo. Đề kiểm tra môn Lịch sử có đáp án đi kèm, hi vọng sẽ giúp các bạn chủ động hơn trong việc ôn tập kiến thức.

Đề thi khảo sát chất lượng môn Ngữ văn lớp 11 trường THPT Đồng Đậu, Vĩnh Phúc năm 2015 - 2016 (Lần 1)

Đề thi khảo sát chất lượng môn Hóa học lớp 11 trường THPT Đồng Đậu, Vĩnh Phúc năm 2015 - 2016 (Lần 1)

SỞ GD ĐT VĨNH PHÚC

TRƯỜNG THPT ĐỒNG ĐẬU

ĐỀ THI KHẢO SÁT LẦN I - NĂM HỌC 2015- 2016

MÔN: LỊCH SỬ. KHỐI 11

Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề.

Câu 1. (3,0 điểm)

Nêu và nhận xét về nội dung của cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản cuối thế kỉ XIX. Liên hệ với tình hình Trung Quốc và Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.

Câu 2. (1,5 điểm)

Nêu tính chất, ý nghĩa và hạn chế của cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc.

Câu 3. (2,5 điểm)

Bằng kiến thức đã học trong bài "Chiến tranh thế giới thứ nhất", hãy giải thích: Chủ nghĩa đế quốc là nguồn gốc gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918). Từ đó cho biết tính chất và kết cục của cuộc chiến tranh.

Câu 4. (3,0 điểm)

Trình bày những hoạt động cách mạng của Lê-nin từ tháng 4 - 1917 đến tháng 10 - 1917. Vì sao cách mạng tháng 10 Nga được đánh giá là 1 sự kiện lịch sử vĩ đại nhất trong lịch sử nước Nga và lịch sử nhân loại.

Đáp án đề thi khảo sát chất lượng môn Lịch sử lớp 11

Câu 1. (3,0 điểm) Nêu và nhận xét về nội dung của cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản cuối thế kỉ XIX. Liên hệ với tình hình Trung Quốc và Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

1. Nội dung cuộc Duy Tân Minh Trị ở Nhật Bản cuối thế kỉ XIX

  • Trước nguy cơ bị xâm lược và cuộc khủng hoảng ở trong nước, từ năm 1868 Thiên hoàng Minh Trị đã tiến hành một cuộc cải cách trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, giáo dục và quân sự nhằm bảo vệ độc lập và phát triển đất nước. (0,5)
    • Về chính trị: Nhật hoàng tuyên bố chấm dứt chế độ Mạc Phủ, thành lập chính phủ mới, xóa bỏ tình trạng cát cứ, đưa Nhật Bản thành một quốc gia thống nhất thuộc quyền chỉ đạo của chính phủ trung ương...Năm 1889 hiến pháp mới được ban hành, chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập. (0,25)
    • Về kinh tế: Chính phủ đã thi hành các chính sách thống nhất tiền tệ, thống nhất thị trường... cho phép mua bán ruộng đất, tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn... (0,25)
    • Về văn hóa- giáo dục: Thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc, đưa nội dung khoa học – kỹ thuật vào chương trình giảng dạy, cho thanh niên ưu tú ra nước ngoài học... (0,25)
    • Về quân sự Hiện đại hóa quân đội theo kiểu phương Tây, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự. (0,25)
  • Nhận xét
    • Những cải cách trên thuộc nội dung của cách mạng tư sản... (0,25)
    • Sau hơn 20 năm Minh Trị duy tân (1868-1895), Nhật Bản đã có bước phát triển vượt bậc về công thương nghiệp. Minh Trị duy tân đã mở đường cho việc biến Nhật Bản phong kiến thành một nước tư bản chủ nghĩa và tiến dần lên đế quốc chủ nghĩa, từ đó giúp Nhật Bản thoát khỏi số phận một nước thuộc địa. (0,25)

2. Liên hệ

  • TQ: cuộc duy tân Mậu Tuất (1898) đã vấp phải sự cản ngăn của lực lượng bảo thủ do Từ Hi Thái Hậu cầm đầu. Phong trào phát triển chủ yếu trong các tầng lớp quan lại, sĩ phu có ý thức tiếp thu tư tưởng tiên tiến nhưng không đi vào nhân dân lao động, cũng không muốn dùng lực nhân dân làm hậu thuẫn. (0,5)
  • VN: Lực lượng bảo thủ quan lại triều Nguyễn đã thực hiện nhưng cải cách bảo thủ cựu về đối nội, đối ngoại khước từ những đề nghị cải cách của nhóm duy tân đứng đầu là Nguyễn Trường Tộ (0,5)

Câu 2. (1,5 điểm) Nêu tính chất, ý nghĩa và hạn chế của cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc.

  • Tính chất: Cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để. (0,5)
  • Ý nghĩa: Cách mạng Tân Hợi đã lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời ở Trung Quốc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển và có ảnh hưởng nhất định đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á. (0,5)
  • Hạn chế: Không thủ tiêu thực sự giai cấp phong kiến, không đụng chạm đến các nước đế quốc xâm lược và không giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân. (0,5)

Câu 3. (2,5 điểm) Bằng kiến thức đã học trong bài "Chiến tranh thế giới thứ nhất", hãy giải thích: Chủ nghĩa đế quốc là nguồn gốc gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918). Từ đó cho biết tính chất và kết cục của cuộc chiến tranh.

1. CNĐQ là nguyên nhân......

  • Quy luật phát triển không đều giữa các nước đế quốc dẫn đến mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với các nước đế quốc về vấn đề thị trường, thuộc địa... (0,25)
  • Trong cuộc đua giành giật thuộc địa, đế quốc Đức là kẻ hung hăng nhất vì có tiềm lực kinh tế và quân sự nhưng lại ít thuộc địa. Thái độ của Đức làm cho quan hệ quốc tế ở châu Âu ngày càng căng thẳng, đặc biệt là quan hệ giữa các nước đế quốc với nhau. (0,25)
  • Đến đầu thế kỉ XX, trên thế giới hình thành hai khối quân sự đối đầu nhau: Đức-Áo-Hung và Anh-Pháp-Nga. Cả 2 khối đều ôm mộng xâm lược, cướp đoạt lãnh thổ và thuộc địa của nhau, tăng cường chạy đua vũ trang.... (0,25)
  • Tình hình căng thẳng ở Ban-căng từ năm 1912 đến năm 1913 đã tạo cơ hội cho chiến tranh bùng nổ, tiêu biểu là sự kiện Xéc- bi... (0,25)

2. Tính chất

  • Chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh đế quốc, xâm lược và phi nghĩa (0,5)

3. Kết quả

  • Chiến tranh thế giới thứ nhất đã gây ra những thảm họa hết sức nặng nề đối với nhân loại: khoảng 1,5 tỉ người bị lôi cuốn vào vòng khói lửa, 10 triệu người chết, trên 20 triệu người bị thương, kinh tế châu Âu bị kiệt quệ. (0,5)
  • Trong quá trình chiến tranh, thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Mười Nga và việc thành lập Nhà nước Xô viết đánh dấu bước chuyển lớn trong cục diện chính trị thế giới. (0,5)

Câu 4. (3,0 điểm) Trình bày những hoạt động cách mạng của Lê-nin từ tháng 4 - 1917 đến tháng 10 - 1917. Vì sao CM tháng 10 Nga được đánh giá là 1 sự kiện lịch sử vĩ đại nhất trong lịch sử nước Nga và lịch sử nhân loại.

1. Hoạt động của Lê nin

  • Tháng 4-1917 Lê-nin trình bày Luận cương tháng Tư chỉ rõ mục tiêu và đường lối chuyển từ Cách mạng dân chủ tư sản sang Cách mạng xã hội chủ nghĩa... (0,5)
  • Đầu tháng 10-1917 Lê-nin về Pê-tơ-rô-grát trực tiếp chỉ đạo cách mạng vạch ra kế hoạch khởi nghĩa...tấn công cung điện Mùa Đông...lãnh đạo cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở các địa phương trong cả nước, giành thắng lợi hoàn toàn vào tháng 3-1918. (0,5)
  • Ngày 25-10-1917 Lê-nin tổ chức Đại hội Xô viết toàn Nga tuyên bố thành lập chính quyền Xô viết do Lê-nin đứng đầu. (0,5)

2. Vì sao

  • Đối với nước Nga
    • Mở ra kỉ nguyên mới làm thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước và số phận hàng triệu người ở nước Nga (0,25)
    • Lần đầu tiên trong lịch sử Nga, giai cấp công nhân, nông dân lao động và các dân tộc được giải phóng khỏi mọi gông xiềng nô lệ, đứng lên làm chủ đất nước và vận mệnh của mình. (0,25)
    • Xây dựng một xã hội mới ở Nga, xã hội tự do, hạnh phúc và công bằng do nhân dân nắm quyền (0,25)
  • Đối với thế giới
    • Làm thay đổi cục diện chính trị thế giới, phá vỡ trận tuyến của CNTB nó không còn là hệ thống duy nhất trên thế giới (0,25)
    • Có ảnh hưởng mạnh mẽ đến phong trào cách mạng thế giới đặc biệt là phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc. (0,25)
    • Cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng của giai cấp công nhân quốc tế, chỉ cho họ con đường đi tới thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản. (0,25)
Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lịch sử lớp 11

    Xem thêm