Đề thi thử THPT Quốc gia lần 2 năm 2015 môn Lịch sử trường THPT Bắc Yên Thành, Nghệ An

Đề thi thử THPT Quốc gia lần 2 năm 2015 môn Lịch sử trường THPT Bắc Yên Thành, Nghệ An có đáp án là tài liệu ôn thi THPT Quốc gia năm 2015 mà VnDoc.com gửi đến các bạn tham khảo. Tài liệu này bao gồm đề thi thử và đáp án, giúp các bạn tự ôn tập và kiểm tra lại kiến thức dễ dàng. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử

Trường THPT Bắc Yên Thành

Đề chính thức

KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 2 NĂM 2015

Môn thi: LỊCH SỬ

Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề

Câu I. (1,0 điểm)

Trên cơ sở tóm tắt diễn biến và kết quả cuộc bãi công Ba Son (8 – 1925), hãy nêu rõ những điểm mới của cuộc đấu tranh này.

Câu II. (3,0 điểm)

Những thắng lợi quân sự nào của quân và dân ta đã tác động trực tiếp đến việc triệu tập Hội nghị và ký kết Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam? Thắng lợi lớn nhất trong Hiệp định Pari là gì? Ý nghĩa lịch sử của Hiệp định này.

Câu III. (3,0 điểm)

Trình bày một số điểm chủ yếu trong nội dung Cương lĩnh đầu tiên của Đảng (2/1930).

Câu IV. (3,0 điểm)

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, khu vực Đông Nam Á có những biến đổi như thế nào? Trong những biến đổi đó biến đổi nào có ý nghĩa quan trọng nhất? Vì sao?

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử

Câu I. (1,0 điểm)

  • Tháng 8/1925 thợ máy xưởng Ba Son cảng Sài Gòn bãi công, không chịu sữa chữa chiến hạm Misơlê của Pháp… đấu tranh 8 ngày với yêu sách đòi tăng lương 20%... (0,25đ)
  • Kết quả: nhà chức trách pháp phải chấp nhận tăng lương 10% cho công nhân (0,25đ)
  • Điểm mới:
    • Bên cạnh đấu tranh đòi quyền lợi KT, đấu tranh CT đã rõ nét hơn… (0,25đ)
    • Ý thức giai cấp trưởng thành, đấu tranh bảo vệ quyền lợi của giai cấp vô sản quốc tế… tự phát tiến dần lên tự giác. (0,25đ)

Câu II. (3,0 điểm)

  • Những thắng lợi quân sự:
    • Triệu tập hội nghị: Cuộc tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 buộc Mĩ tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược, chấm dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc và chấp nhận đàm phán với ta ở Paris để bàn về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. (0,75đ)
    • Ký kết hiệp định Paris: Trận “Điện Biên Phủ trên không” (từ 18 đến 29/12/1972) là thắng lợi quyết định buộc Mĩ chấm dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc và kí hiệp định Paris chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam. (0,75đ)
  • Thắng lợi lớn nhất trong hiệp định Paris: Mĩ phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta, rút hết quân về nước. Ta đã “đánh cho Mĩ cút” tạo điều kiện “đánh cho Ngụy nhào” trong giai đoạn sau. (0,5đ)
  • Ý nghĩa của hiệp định Paris:
    • Là thắng lợi của sự kết hợp đấu tranh quân sự – chính trị – ngoại giao. Là kết quả cuộc đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân ta, mở ra bước ngoặt mới cho cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. (0,5đ)
    • Mĩ phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta, rút hết quân về nước, tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam. (0,5đ)

Câu III. (3,0 điểm)

Trình bày một số điểm chủ yếu trong nội dung Cương lĩnh đầu tiên của Đảng

  • Nói rõ cương lĩnh do NAQ khởi thảo, được trình bày ở HN thành lập Đảng từ 6/1 đến 8/2/1930 tại Cửu Long – Hương Cảng – Trung Quốc... (0,5đ)
  • Thấu suốt sự phát triển tất yếu của cách mạng Việt Nam là con đường kết hợp và giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội… (0,5đ)
  • Nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền ở nước ta là đánh đổ bọn đế quốc Pháp, phong kiến tay sai và giai cấp tư sản phản cách mạng… nổi bật lên là nhiệm vụ chống đế quốc, phong kiến, giành độc lập cho toàn thể dân tộc. (0,5đ)
  • Lực lượng cách mạng là công nông, đồng thời “phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông… để kéo họ đi về phe vô sản giai cấp. Còn đối với phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư sản Việt Nam mà chưa lộ rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít ra cũng làm cho họ trung lập”. (0,5đ)
  • Cách mạng Việt Nam là bộ phận của cách mạng thế giới… (0,5đ)
  • Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng… (0,5đ)

Câu IV. (3,0 điểm)

  • Các nước đông Nam Á: (0,5đ)
    • Đông Nam Á gồm 11 nước: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Inđônêxia, Malaixia, Philippin, Xingapo, Mianma, Brunây và Đông Timo.
    • Trước 1945 đều là thị trường và thuộc địa của tư bản Phương Tây, sau năm 1945 có nhiều biến đổi.
  • Biến đổi thứ nhất: Từ các nước thuộc địa, nửa thuộc địa trước chiến tranh thế giới thứ hai, đến nay Đông Nam Á trở thành các nước độc lập. (1,5đ)
    • Việt Nam: Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công đã giành được độc lập. Sau đó phải tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp lần 2 và cuộc kháng chiến chống Mĩ đến 1975 mới thắng lợi hoàn toàn
    • Lào: Tháng 10-1945 tuyên bố độc lập. Sau đó tiến hành kháng chiến chống Pháp, Mĩ đến tháng 12-1975 mới giành thắng lợi.
    • Campuchia: Sau 1945, kháng chiến chống Pháp, Mĩ, đến năm 1975 kết thúc. Tiếp tục chống phản động Pônpốt đến 7-1-1979 mới thắng lợi.
    • Inđônêxia: 8-1945 tuyên bố độc lập. Sau đó Hà Lan tái chiếm, ngày 15-8-1950 nước Cộng hoà Inđônêxia ra đời.
    • Malaixia: 8-1957 độc lập.
    • Philippin: 7-1946 Mĩ công nhận độc lập.
    • Xingapo: 8-1957 Anh công nhận độc lập (8-1963 tách khỏi Liên bang Malaixia)
    • Thái Lan: Sau 1945 Mĩ hất chân Anh kiểm soát Thái Lan
    • Mianma: 1-1948 Anh công nhận độc lập.
    • Brunây: 1-1984 độc lập.
    • Đôngtimo: 5-2002 tách khỏi Inđônêxia, trở thành quốc gia độc lập.
  • Biến đổi thứ 2: Sau khi giành độc lập các nước ĐNÁ ra sức xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội theo những mô hình khác nhau và đạt được nhiều thành tựu to lớn như: Malaixia, Inđônêxia,Thái Lan (đặc biệt là Xingapo) (0,5đ)
  • Biến đổi thứ 3: Đến 30-4-1999 có 10/11 nước ĐNÁ là thành viên của khối (ASEAN), đây là một liên minh kinh tế- chính trị ở khu vực, nhằm xây dựng một ĐNÁ vững mạnh, tự lực tự cường. (0,5đ)
Đánh giá bài viết
3 981
Sắp xếp theo

Môn Lịch Sử khối C

Xem thêm