Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý năm 2015 trường THPT Tây Ninh, Tây Ninh (Đề số 01)

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý năm 2015 trường THPT Tây Ninh, Tây Ninh (Đề số 01) là đề minh họa kỳ thi THPT Quốc gia môn Địa của tỉnh Tây Ninh mà VnDoc.com xin được gửi tới các bạn tham khảo, luyện thi đại học môn Địa tốt, chuẩn bị sẵn sàng cho các kì thi quan trọng sắp tới.

Đề thi thử Quốc gia môn Địa lý

Trường THPT TÂY NINH

ĐỀ THI THỬ – KÌ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015
MÔN: ĐỊA LÍ
Thời gian làm bài: 180 phút

Câu I. (3 điểm)

  1. Nêu đặc điểm chung của địa hình Việt Nam.. Giải thích tại sao địa hình đồi núi nước ta có ảnh hưởng đến tính đa dạng sinh học?
  2. Nêu những ảnh hưởng tích cực của quá trình đô thị hóa ở nước ta đối với phát triển kinh tế – xã hội.

Câu II. (2 điểm)

  1. Nêu những thuận lợi về mặt tự nhiên đối với hoạt động khai thác, nuôi trồng thủy sản ở nước ta.
  2. Phân tích các thế mạnh về kinh tế – xã hội của Đồng bằng sông Hồng.

Câu III. (2 điểm)

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:

  1. Nêu quy mô giá trị, cơ cấu ngành công nghiệp của hai trung tâm công nghiệp Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
  2. Chứng minh vùng Đông Nam Bộ là vùng có giá trị công nghiệp lớn nhất cả nước.

Câu IV. (3 điểm)

Dựa vào bảng số liệu sau:

SẢN LƯỢNG THỦY SẢN Ở BẮC TRUNG BỘ VÀ DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ, NĂM 2005 VÀ 2012

Tiêu chí

Bắc Trung Bộ

Duyên hải Nam Trung Bộ

2005

2012

2005

2012

Nuôi trồng

65,5

110,2

48,9

82,6

Khai thác

182,2

284,6

574,9

764,1

(đơn vị: nghìn tấn)

  1. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện quy mô, cơ cấu sản lượng thủy sản ở Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2012.
  2. Nhận xét và giải thích về sản lượng thủy sản giữa hai vùng?

Đáp án đề thi thử Quốc gia môn Địa lý

Câu I. (3 điểm)

1. Đặc diểm chung của địa hình Việt Nam:

  • Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích (3/4 diện tích), nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. (0,25đ)
  • Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng: Hướng nghiêng Tây Bắc – Đông Nam, có 2 hướng chính Tây Bắc – Đông Nam và hướng vòng cung. (0,25đ)
  • Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. (0,25đ)
  • Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người. (0,25đ)

Giải thích:

  • Địa hình đồi núi ở nước ta có tính phân bậc rõ rệt với nhiều độ cao khác nhau vì vậy sinh vật nước ta cũng phân hóa đa dạng:
    • Ở đai nhiệt đới gió mùa: chủ yếu là rừng nhiệt đới lá rộng thường xanh, rừng nhiệt đới gió mùa với nhiều biến dạng. (0,25đ)
    • Ở đai cận nhiệt đới gió mùa: rừng cận nhiệt đới và rừng ôn đới phát triển, có nhiều chim thú từ phương bắc và khu hệ Himalaya di cư tới. (0,25đ)
    • Ở đai ôn đới gió mùa: có các loài ôn đới như vân sam, lãnh sam, đỗ quyên. . . (0,25đ)
  • Các dãy núi tạo ra sự khác biệt về sinh vật theo hướng sườn... (0,25đ)

2. Nêu những ảnh hưởng tích cực của quá trình đô thị hóa ở nước ta đối với phát triển kinh tế – xã hội.

  • Tác động mạnh đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta. (0,25đ)
  • Các đô thị ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế – xã hội các địa phương, các vùng trong cả nước. (0,25đ)
  • Các đô thị là thị trường tiêu thụ hàng hóa, sử dụng nhiều lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật. Cơ sở vật chất hiện đại, thu hút nhiều vốn đầu tư trong và ngoài nước. (0,25đ)
  • Các đô thị có khả năng tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cao cho người lao động. (0,25đ)

Câu II. (2 điểm)

1. Nêu những thuận lợi về mặt tự nhiên đối với hoạt động khai thác nuôi trồng thủy sản ở nước ta.

  • Bờ biển dài, vùng đặc quyền kinh tế rộng, biển có nhiều loại hải sản phong phú. (0,25đ)
  • Biển có nhiều ngư trường, trong đó có 4 ngư trường trọng điểm: Hải Phòng – Quảng Ninh; Hoàng Sa – Trường Sa; Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa-Vũng Tàu; Cà Mau – Kiên Giang. (0,25đ)
  • Dọc bờ biển có nhiều bãi triều, đầm phá, vũng, vịnh, đảo... (0,25đ)
  • Nhiều sông, suối, kênh, rạch, ao hồ ở đồng bằng... (0,25đ)

2. Thế mạnh kinh tế – xã hội ở Đồng bằng sông Hồng

  • Dân cư và nguồn lao động: Dân số đông, nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm và trình độ tay nghề cao. (0,25đ)
  • Cơ sở hạ tầng: Mạng lưới giao thông, điện, nước có chất lượng vào loại hàng đầu của cả nước. (0,25đ)
  • Cơ sở vật chất – kĩ thuật: Phục vụ tốt cho sản xuất và đời sống, hiện đang hoàn thiện. (0,25đ)
  • Các thế mạnh khác: Thị trường tiêu thụ lớn, lịch sử khai phá lâu đời... (0,25đ)

Câu III. (2 điểm)

1. Nêu quy mô giá trị, cơ cấu ngành công nghiệp của hai trung tâm công nghiệp Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh

  • Hà Nội:
    • Quy mô: Giá trị sản xuất công nghiệp trên 120 nghìn tỉ đồng. (0,25đ)
    • Cơ cấu ngành: Cơ khí, luyện kim đen, điện tử, hóa chất-phân bón, sản xuất ô tô, chế biến nông sản, dệt-may, sản xuất giấy-xenlulo, sản xuất vật liệu xây dựng (9 ngành). (0,25đ)
  • Tp Hồ Chí Minh:
    • Quy mô: Giá trị sản xuất công nghiệp trên 120 nghìn tỉ đồng. (0,25đ)
    • Cơ cấu ngành: Cơ khí, luyện kim đen, luyện kim màu, điện tử, đóng tàu, hóa chất-phân bón, sản xuất ô tô, chế biến nông sản, dệt-may, sản xuất giấy-xenlulo, sản xuất vật liệu xây dựng, nhiệt điện. (12 ngành). (0,25đ)

2. Chứng minh vùng Đông Nam Bộ là vùng có giá trị công nghiệp lớn nhất cả nước

So với cả nước, Đông Nam Bộ có: Nhiều trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước.

  • Chiếm ½ số trung tâm công nghiệp có quy mô trên 150 nghìn tỉ đồng. (0,25đ)
  • Chiếm ¾ các trung tâm công nghiệp có quy mô từ 40 đến 120 nghìn tỉ đồng. (0,25đ)
  • Giá trị sản xuất công nghiệp của các tỉnh chiếm tỉ trọng cao nhất cả nước: Tp Hồ Chí Minh, Đồng Nai (giá trị sản xuất công nghiệp trên 10 %), Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu (từ 2,5 đến 10 %). (0,25đ)
  • Năm 2007, tổng giá trị công nghiệp của vùng chiếm 53,2 % giá trị công nghiệp cả nước. (0,25đ)

Câu IV. (3 điểm)

1. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện quy mô, cơ cấu sản lượng thủy sản ở Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2012

- Xử lí số liệu: (Năm 2012 – đơn vị: %) (0,25đ)

Tiêu chí

Bắc Trung Bộ

DH Nam Trung Bộ

Nuôi trồng

27,9

9,8

Khai thác

72,1

90,2

- Tính bán kính vòng tròn: (0,25đ)

  • Bán kính vòng tròn vùng Bắc Trung Bộ = 1đvbk.
  • Bán kính vòng tròn DH Nam Trung Bộ = 1,17đvbk.

- Vẽ biểu đồ hình tròn: chính xác, đủ tên, chú thích... (1,0đ)

2. Nhận xét và giải thích về sản lượng thủy sản giữa hai vùng:

  • Nhận xét:
    • Sản lượng thủy sản của hai vùng đều tăng.
    • Trong cơ cấu sản lượng thủy sản ở hai vùng: Tỉ trọng thủy sản nuôi trồng tăng, tỉ trọng thủy sản khai thác giảm.
    • Có sự chênh lệch sản lượng thủy sản giữa hai vùng:
      • Tổng sản lượng thủy sản của DH Nam Trung Bộ lớn hơn Bắc Trung Bộ (dẫn chứng) (0,25đ)
      • Sản lượng thủy sản nuôi trồng ở Bắc Trung Bộ lớn hơn ở DH Nam Trung Bộ. Sản lượng thủy sản khai thác ở DH Nam Trung Bộ lớn hơn ở Bắc Trung Bộ. (0,25đ)
  • Giải thích:
    • Sản lượng thủy sản 2 vùng tăng do kết hợp nhiều yếu tố: Phương tiện đánh bắt, công nghiệp chế biến ngày càng hiện đại, thị trường tiêu thụ lớn, sự quan tâm đầu tư của nhà nước. . . (0,25đ)
    • Sản lượng thủy sản khai thác ở DH Nam Trung Bộ lớn hơn Bắc Trung Bộ do vùng có nhiều bãi cá, bãi tôm, gần hai ngư trường lớn (Hoàng Sa – Trường Sa; Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa-Vũng Tàu). Sản lượng thủy sản nuôi trồng ở Bắc Trung Bộ lớn hơn DH Nam Trung Bộ do vùng BTB chú ý đầu tư phát triển việc nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn... (0,25đ)
Đánh giá bài viết
1 596
Sắp xếp theo

    Môn Địa lý khối C

    Xem thêm