Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học lần 3 năm 2015 trường THPT Yên Định 2, Thanh Hóa

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học lần 3 năm 2015 trường THPT Yên Định 2, Thanh Hóa là đề thi thử đại học môn Hóa, bao gồm 50 câu hỏi trắc nghiệm có đáp án kèm theo. Các bạn có thể tự ôn tập, thử sức trước kì thi THPT Quốc gia, kì thi đại học sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo.

Đề thi thử Quốc gia môn Hóa lần 1 năm 2015 trường THPT Yên Định 2, Thanh Hóa

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2015 môn Hóa học trường THPT Chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An

TRƯỜNG THPT CHUYÊN YÊN ĐỊNH 2

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC, NĂM 2014 - 2015
Môn thi: HOÁ HỌC 12 - KHỐI A, B - LẦN 3
Thời gian làm bài: 90 phút

Câu 1: Nhóm các kim loại chỉ có thể điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy là:

A. Be, Na, Au, Ca, Rb. B. Li, Ba, Al, K, Na.

C. Al, Zn, Mg, Ca, K. D. K, Al, Ag, Au, Pt.

Câu 2: Trong hợp chất sau đây có mấy liên kết peptit?

H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH(C6H5)-CO-NH-CH2-CH2-CO-HN-CH2-COOH

A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.

Câu 3: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm MgO, Zn(OH)2, Al, FeCO3, Cu(OH)2, Fe trong dung dịch H2SO4 loãng dư, sau phản ứng thu được dung dịch X. Cho vào dung dịch X một lượng Ba(OH)2 dư thu được kết tủa Y. Nung Y trong không khí đến khối lượng không đổi được hỗn hợp rắn Z, sau đó dẫn luồng khí CO dư (ở nhiệt độ cao) từ từ đi qua Z đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn G. Trong G chứa

A. MgO, BaSO4, Fe, Cu. B. BaSO4, MgO, Zn, Fe, Cu.

C. MgO, BaSO4, Fe, Cu, ZnO. D. BaO, Fe, Cu, Mg, Al2O3.

Câu 4: Cho các chất: CH3COONH4, Na2CO3, Ba, Al2O3, CH3COONa, C6H5ONa, Zn(OH)2, NH4Cl, KHCO3, NH4HSO4, Al, (NH4)2CO3. Số chất khi cho vào dung dịch HCl hay dung dịch NaOH đều có phản ứng là:

A. 6. B. 9. C. 7. D. 8.

Câu 5: Hỗn hợp M gồm hai chất CH3COOH và NH2CH2COOH. Để trung hoà m gam hỗn hợp M cần 100ml dung dịch HCl 1M. Toàn bộ sản phẩm thu được sau phản ứng lại tác dụng vừa đủ với 300ml dung dịch NaOH 1M. Thành phần phần trăm theo khối lượng của các chất CH3COOH và NH2CH2COOH trong hỗn hợp M lần lượt là (%)

A. 61,54 và 38,46. B. 72,80 và 27,20. C. 40 và 60. D. 44,44 và 55,56

Câu 6: Cho 8,4 gam sắt tan hết vào dung dịch HNO3 loãng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2,688 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:

A. 29,04. B. 32,40. C. 36,30. D. 30,72.

Câu 7: Hiđro hoá hoàn toàn một hiđrocacbon không no, mạch hở X thu được ankan Y. Đốt cháy hoàn toàn Y thu được 6,60 gam CO2 và 3,24 gam H2O. Clo hoá Y (theo tỉ lệ 1:1 về số mol) thu được 4 dẫn xuất monoclo là đồng phân của nhau. Số công thức cấu tạo của X thoả mãn là:

A. 3. B. 6. C. 7. D. 4.

Câu 8: Axit cacboxylic X mạch hở, chứa hai liên kết trong phân tử. X tác dụng với NaHCO3 (dư) sinh ra khí CO2 có số mol bằng số mol X phản ứng. Chất X có công thức ứng với công thức chung là:

A. CnH2n(COOH)2 (n ≥ 0). B. CnH2n+1COOH (n ≥ 0).

C. CnH2n -1COOH (n ≥ 2). D. CnH2n -2 (COOH)2 (n ≥ 2).

Câu 9: Cho các chất: etilen; saccarozơ; axetilen; fructozơ; anđehit axetic; tinh bột; axit fomic; xenlulozơ; glucozơ. Số chất có thể phản ứng với dung dịch AgNO3 /NH3 tạo kết tủa là:

A. 5. B. 7. C. 3. D. 6.

Câu 10: Hoà tan m gam hỗn hợp gồm Cu và Fe3O4 trong dung dịch HCl dư, sau phản ứng còn lại 8,32 gam chất rắn không tan và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được 61,92 gam chất rắn khan. Giá trị của m là:

A. 70,24. B. 43,84. C. 55,44. D. 103,67.
Câu 11: Cho hỗn hợp gồm Na và Al có tỉ lệ số mol tương ứng là 1:2 vào nước (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 8,96 lít khí H2 (ở đktc) và m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là:

A. 5,40. B. 6,17. C. 10,80. D. 21,60.

Câu 12: Tiến hành các thí nghiệm sau:

  • TN 1: Cho hơi nước đi qua ống đựng bột sắt nung nóng.
  • TN 2: Cho đinh sắt nguyên chất vào dung dịch H2SO4 loãng có nhỏ thêm vài giọt dung dịch CuSO4.
  • TN 3: Cho từng giọt dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3.
  • TN 4: Để thanh thép (hợp kim của sắt với cacbon) trong không khí ẩm.
  • TN 5: Nhúng lá kẽm nguyên chất vào dung dịch CuSO4.

Số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hoá học là:

A. 3. B. 4. C. 1. D. 2.

Câu 13: Nhiệt phân các muối sau: (NH4)2Cr2O7, CaCO3, Cu(NO3)2, KMnO4, Mg(OH)2, AgNO3, NH4Cl, BaSO4. Số phản ứng xảy ra và số phản ứng oxi hóa khử tương ứng là:

A. 8 và 5 B. 7 và 4 C. 6 và 4 D. 7 và 5

Câu 14: Muối A có công thức là C3H10O3N2, lấy 7,32 gam A phản ứng hết với 150ml dd KOH 0,5M. Cô cạn dd sau phản ứng thì được phần hơi và phần chất rắn, trong phần hơi có 1 chất hữu cơ bậc 3, trong phần rắn chỉ là chất vô cơ. Khối lượng chất rắn là:

A. 6,06 g. B. 6,90 g. C. 11,52 g. D. 9,42 g.

Câu 15: Cho 16,0 gam Fe2O3 tác dụng với m gam Al (ở nhiệt độ cao) thu được hỗn hợp chất rắn A. Cho A tác dụng với dung dịch HCl (dư) thu được 7,84 lít khí H2 (ở đktc). Giá trị của m là (biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn)

A. 2,7. B. 6,3. C. 8,1. D. 5,4.

Câu 16: Chất X bằng một phản ứng tạo ra C2H5OH và từ C2H5OH bằng một phản ứng tạo ra chất X. Trong các chất C2H2, C2H4, C2H5COOCH3, CH3CHO, CH3COOH, CH3COOC2H5, C2H5ONa, C6H12O6 (glucozơ), C2H5Cl, số chất phù hợp với X là

A. 4. B. 3. C. 6. D. 5.

Câu 17: Cho 3,36 lít khí CO2 (đktc) vào 400 ml dung dịch hỗn hợp KOH 0,25M và K2CO3 0,4M thu được dung dịch X. Cho dung dịch BaCl2 dư vào dung dịch X thu được kết tủa, lọc lấy kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là:

A. 48,96. B. 71,91. C. 16,83. D. 21,67.

Câu 18: Dung dịch A chứa: 0,15 mol Ca2+; 0,6 mol Cl-; 0,1 mol Mg2+; a mol HCO3-; 0,4 mol Ba2+. Cô cạn dung dịch A, thu được chất rắn B. Nung B trong không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:

A. 90,1. B. 105,5. C. 102,2. D. 127,2.

Câu 19: Độ linh động của nguyên tử H trong nhóm OH của các chất C2H5OH, C6H5OH, H2O, HCOOH, CH3COOH tăng dần theo thứ tự nào?

A. C2H5OH < H2O < C6H5OH < HCOOH < CH3COOH.

B. C2H5OH < H2O < C6H5OH < CH3COOH < HCOOH.

C. CH3COOH < HCOOH < C6H5OH < C2H5OH < H2O.

D. H2O < C6H5OH < C2H5OH < CH3COOH < HCOOH.

Câu 20: Cho 4,48 gam hỗn hợp gồm CH3COOC2H5 và CH3COOC6H5 (có tỉ lệ mol 1:1) tác dụng với 800 ml dung dịch NaOH 0,1 M thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thì khối lượng chất rắn thu được là

A. 6,40 gam. B. 4,88 gam. C. 5,60 gam. D. 3,28 gam.

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học

1

B

11

A

21

C

31

D

41

A

2

D

12

A

22

B

32

D

42

C

3

A

13

B

23

A

33

A

43

A

4

C

14

B

24

D

34

C

44

A

5

D

15

C

25

D

35

C

45

B

6

D

16

D

26

D

36

D

46

B

7

C

17

C

27

D

37

A

47

C

8

C

18

A

28

B

38

C

48

D

9

A

19

B

29

B

39

B

49

A

10

B

20

A

30

C

40

C

50

D

Đánh giá bài viết
1 1.221
Sắp xếp theo

    Môn Hóa khối B

    Xem thêm