Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch Sử năm 2016 trường THCS - THPT Đông Du, Đắk Lắk (Lần 3)

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sử năm 2016

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch Sử năm 2016 trường THCS - THPT Đông Du, Đắk Lắk (Lần 3) được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải, với 4 câu hỏi tự luận có đáp án đi kèm. Đây là đề thi thử THPT Quốc gia môn Sử hữu ích dành cho các bạn học sinh, mời các bạn thử sức.

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2016 trường THCS - THPT Đông Du, Đắk Lắk (Lần 3)

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2016 trường THCS - THPT Đông Du, Đắk Lắk (Lần 3)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Tiếng Anh trường THCS & THPT Đông Du, Đắk Lắk (Lần 3)

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐẮK LẮK

TRƯỜNG THCS – THPT ĐÔNG DU

KIỂM TRA NĂNG LỰC THPT LẦN 3 - 2016

Môn: LỊCH SỬ - Lớp 12

Thời gian: 180 phút không kể thời gian phát đề

Câu 1. (3.0 điểm) Khái quát chính sách đối ngoại của Mĩ từ 1945 đến năm 2000. Nét nổi bật nhất trong chính sách đối ngoại của Mĩ là gì?

Câu 2. (3.0 điểm) Bằng kiến thức lịch sử đã học em hãy:

  • Giải thích vì sao Điện Biên Phủ là khâu chính của kế hoạch NaVa?
  • Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 đã diễn ra và giành thắng lợi như thế nào? Ý nghĩa của thắng lợi đó?
  • Tại sao nói: Thắng lợi Điện Biên Phủ đã có tác dụng quyết định đối với thắng lợi của Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương 1954?

Câu 3. (2.0) Từ những nhân tố chủ quan đảm bảo thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Việt Nam (1945 – 1954). Hãy lựa chọn một nhân tố cần phát huy trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc ngày nay. Theo em, thanh niên Việt Nam cần làm gì để góp phần củng cố và phát triển nhân tố đó?

Câu 4 (2.0 điểm) So sánh chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" với chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của Mĩ ở Việt Nam.

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia 2016 môn Sử

Câu 1. Khái quát chính sách đối ngoại của Mĩ từ 1945 đến năm 2000. Nét nổi bật nhất trong chính sách đối ngoại của Mĩ là gì?

* HS có thể trình bày theo 2 cách:

  • Cách 1: Chia theo thời kì 1945 – 1973; 1973 – 1991; 1991 – 2000 theo cách trình bày của đề cương
  • Cách 2: Chia theo quan hệ quốc tế; thời kì trong chiến tranh lạnh 1945 – 1991 và thời kì sau chiến tranh lạnh 1991 – 2000

Chính sách đối ngoại của Mĩ Trong thời kì chiến tranh lạnh (1945 – 1991):

Mĩ triển khai "chiến lược toàn cầu" với tham vọng làm bá chủ thế giới. Qua các thời tổng thống các tên gọi khác nhau nhưng đều nhằm:

  • Mục tiêu:
    • Ngăn chặn, tiến tới tiêu diệt các nước XHCN
    • Đàn áp phong trào cách mạng thế giới
    • Khống chế, chi phối các nước đồng minh
  • Biện pháp thực hiện:
    • Khởi xướng cuộc "Chiến tranh lạnh"
    • Tiến hành chiến tranh xâm lược, can thiệp, lật đổ chính quyền ở nhiều nơi, tiêu biểu là chiến tranh xâm lược Việt Nam (1954 - 1975)
    • Hoà hoãn với Trung Quốc, Liên Xô để chống lại phong trào cách mạng ở các nước
  • Giữa thập niên 80, xu thế hòa hoãn ngày càng chiếm ưu thế. Năm 1989, Mỹ cùng Liên Xô tuyên bố kết thúc "chiến tranh lạnh", mở ra thời kì mới trên trường quốc tế.

Chính sách đối ngoại của Mĩ sau thời kì chiến tranh lạnh (1991 – 2000):

  • Thực hiện chiến lược cam kết và mở rộng theo học thuyết của Rigan nhằm:
  • Mục tiêu:
    • Bảo đảm an ninh cảu Mĩ với lực lượng quân sự mạnh, sẵn sàng chiến đấu
    • Khôi phục sức mạnh và tăng cường tính năng động của nền kinh tế Mĩ
    • Thúc đẩy khẩu hiệu "thúc đẩy dân chủ" để can thiệp vào công việc nôi bộ của nước khác:
  • Tìm cách xác lập trật tự thế giới "đơn cực" do Mĩ lãnh đạo.
  • Vụ khủng bố ngày 11.09.2001 cho thấy nước Mỹ cũng rất dễ bị tổn thương. Chủ nghĩa khủng bố sẽ là một trong những yếu tố dẫn đến những thay đổi về đối nội và đối ngoại của Mỹ ở thế kỷ XXI.

Câu 2. Bằng kiến thức lịch sử đã học Anh (Chị) hãy:

  • Giải thích vì sao Điện Biên Phủ là khâu chính của kế hoạch NaVa?
  • Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 đã diễn ra và giành thắng lợi như thế nào? Ý nghĩa của thắng lợi đó?
  • Tại sao nói: Thắng lợi Điện Biên Phủ đã có tác dụng quyết định đối với thắng lợi của Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương 1954?

* Điện Biên Phủ là khâu chính của kế hoạch NaVa vì: HS phải nói được đây là quyết tâm cuối cùng của Pháp và chủ trương của ta...

Sau 8 năm tiến hành cuộc kháng chiến.

  • Lực lượng K/C của ta ngày càng lớn mạnh và trưởng thành.
  • Pháp sa lầy và suy yếu nghiêm trọng: Liên tục bị thất bại số quân thiệt hại lên đến 39.000 tên, vùng chiếm đóng bị thu hẹp, mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán ngày càng sâu sắc. Chi phí cho chiến tranh ngày càng cao làm cho nền kinh tế tài chính kiệt quệ. Tình hình chính trị xã hội bất ổn, chính phủ lập lên đổ xuống nhiều lần.
  • Trước tình hình đó để cứu vãn tình thế thực dân Pháp tranh thủ thêm viện trợ của Mỹ, tập trung mọi cố gắng đẩy mạnh chiến tranh hòng tìm ra một lối thoát "trong thắng lợi". Ngày 7/5/1953, với sự thỏa thuận của Mỹ, Pháp cử tướng NaVa sang Đông Dương làm tổng chỉ huy quân viễn chinh Pháp. Kế hoạch quân sự NaVa ra đời.

Mục đích: Nhằm xoay chuyển tình thế của cuộc chiến tranh, tức là chuyển từ bại thành thắng. Chúng hy vọng trong vòng 18 tháng sẽ kết thúc chiến tranh.....

Triển khai thực hiện: 2 bước

  • Tăng quân viễn chinh lên đến 12 tiểu đoàn, tăng cường bắt lính và phát triển quân ngụy, chuyển quân từ các chiến trường khác tập trung về đồng bằng Bắc Bộ lên đến 44 tiểu đoàn.
  • Mở nhiều cuộc hành quân càn quét để phá hoại vùng tự do của ta.

=> Kế hoạch quân sự NaVa là kế hoạch chiến lược có quy mô rộng lớn, thể hiện sự cố gắng lớn nhất và cũng là cuối cùng của thực dân Pháp có sự ủng hộ và giúp đỡ to lớn của Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương. Kế hoạch này ra đời trong hoàn cảnh bị động, trong thế thua nên nó chứa đựng đầy mâu thuẫn và nảy sinh mầm mống thất bại ngay từ đầu. Vì vậy sự thất bại là không hề tránh khỏi.

  • Chủ trương. Tháng 12/1953 Đảng ta chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược giữa ta và Pháp
  • Như vậy: cả ta và Pháp đều chọn Điện Biên Phủ làm trận then chốt quyết chiến chiến lược kết thúc chiến tranh -> như vậy ĐBP là khâu chính của kế hoach NaVa

* Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 đã diễn ra và giành thắng lợi như thế nào? Ý nghĩa của thắng lợi đó?

Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra qua 3 đợt

Đợt 1, từ ngày 13/03 đến 17/03/1954:Ta tiến công tiêu diệt các căn cứ Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc, loại khỏi vòng chiến 2.000 địch.

Đợt 2, từ ngày 30/03 đến 26/04/1954:

  • Ta đồng loạt tiến công phía đông khu Trung tâm Mường Thanh như E1, D1, C1, C2, A..., chiếm phần lớn các căn cứ của địch, tạo điều kiện bao vây, chia cắt, khống chế địch.
  • Mỹ khẩn cấp viện trợ cho Pháp và đe dọa ném bom nguyên tử ở Điện Biên Phủ.
  • Ta khắc phục khó khăn về tiếp tế, quyết tâm giành thắng lợi.

Đợt 3, từ ngày 01/05 đến 07/05/1954:

  • Ta tiến công khu Trung tâm Mường Thanh và phân khu Nam, tiêu diệt các căn cứ còn lại của địch.
  • Chiều 7/5, ta đánh vào sở chỉ huy địch.
  • 17 h30 ngày 07/05/1954, Tướng ĐơCa-xtơ-ri cùng toàn bộ Ban tham mưu địch đầu hàng và bị bắt sống.

Các chiến trường toàn quốc đã phối hợp chặt chẽ nhằm phân tán, tiêu hao, kìm chân địch, tạo điều kiện cho Điện Biên Phủ giành thắng lợi.

Ý nghĩa:

  • Thắng lợi cùa cuộc Tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954 và Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Na-va.
  • Giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của Pháp, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương.
  • Tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao của ta giành thắng lợi.

* Tại sao nói: Thắng lợi Điện Biên Phủ đã có tác dụng quyết định đối với thắng lợi của Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương 1954?

  • Thực tế lịch sử nước ta đã chứng minh rằng: chỉ có đánh tan được ý chí xâm lược của kẻ địch thì chúng mới chịu thương lượng thực sự với ta để cấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình.
  • Thắng lợi trên bàn hội nghỉ chỉ có được khi ta đã thắng đã mạnh, đè bẹp được ý chí xâm lược cảu kẻ thù.
  • Cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược đi đến hồi kết thúc, ta và Pháp đi đến đàm phán ở hội nghị Gionevo nhưng do thái độ của Pháp chưa từ bỏ ý chí xâm lược nên không thành thật đàm phán.... Đến khi thất bại ở ĐBP ý chí xâm lược bị đánh tan, Pháp mới chịu kí kết với ta Hiệp Định Gionevo....

Câu 3: Từ những nhân tố chủ quan đảm bảo thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Việt Nam (1945 – 1954). Nhân tố nào quan trọng nhất cần phát huy trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc ngày nay? Theo anh (chị) thanh niên Việt Nam cần làm gì để góp phần củng cố và phát triển nhân tố đó?

  • HS cần nêu được các nguyên nhân chủ quan và nhận định được nguyên nhân quan trọng nhất và phát biểu ý kiến của mình:

* Nhân tố chủ quan:

  • Nhờ có sự lãnh đạo sáng suốt và tài tình của Đảng đứng đầu là Chủ Tịch Hồ Chí Minh với đường lối quân sự, chính trị ngoại giao đúng đắn, đó là: Kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, thực hiện đường lối K/C toàn dân, toàn diện trường kỳ và tự lực cánh sinh.
  • Nhân dân ta có truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm.
  • Nhờ toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đoàn kết một lòng quyết tâm chiến đấu vì độc lập tự do cho Tổ Quốc.
  • Nhờ xây dựng được hậu phương vững chắc đã huy động cao nhất sức người, sức của cho cuộc kháng chiến.

* HS chọn một trong những nhân tố trên giải thích thuyết phục lựa chọn của mình.

* Nêu một số ý kiến cá nhân có tính thuyết phục về một số việc cụ thể, thiết thực mà thanh niên VN cần làm để phát huy nhân tố đã chọn góp phần bảo vệ thổ quốc hiện nay.

Câu 4: So sánh chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" với chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của Mĩ ở Việt Nam.

* Giống nhau

  • Đều nhằm chống lại các lực lượng cách mạng và nhân dân Việt Nam, chia cắt lâu dài nước Việt nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ...
  • Đều là những hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mĩ.
  • Sử dụng bộ máy chính quyền và quân đội Sài Gòn làm công cụ do Mĩ viện trợ, trang bị, tổ chức và chỉ huy
  • Đều chú trọng thực hiện chính sách bình định, nhằm chiếm đất, giành dân.

* Khác nhau

  • Về lực lượng: chiến lược Chiến tranh đặc biệt được tiến hành bằng quân đội Sài gòn.... chiến lược Chiến tranh cục bộ được tiến hành bằng quân đội Mĩ, quân Đồng minh của Mĩ và quân đội Sài Gòn.
  • Về quy mô và biện pháp: khác với chiến lược Chiến tranh đặc biệt, chiến lược Chiến tranh cục bộ được tiến hành ở miền Nam kết hợp với chiến tranh phá hoại miền Bắc. Chiến tranh cục bộ diễn ra ác liệt hơn với những cuộc hành quân "tìm diệt" và "bình định" trên quy mô lớn và nhiều phương tiện chiến tranh hiện đại...
Đánh giá bài viết
1 561
Sắp xếp theo

    Lịch sử 12

    Xem thêm